Trẻ đuối nước gia tăng: Trách nhiệm của người lớn

VOV.VN - Tuy là một tỉnh vùng cao, nhưng từ nhiều năm nay, tai nạn đuối nước ở Gia Lai lại là nguy cơ lớn nhất đe dọa tính mạng trẻ em.

Trong số hàng loạt tai nạn thương tích của trẻ từ đầu năm tới nay, đuối nước vẫn dứng vị trí hàng đầu. Điều này cho thấy cần nhìn lại trách nhiệm của người lớn đối với con trẻ.

Sau 1 tuần xảy ra vụ đuối nước khiến 4 trẻ em tử vong, nỗi ám ảnh vẫn hiện rõ ở xã Ia Sao, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Các cháu ra đi là nỗi mất mát lớn với gia đình và bà con lối xóm. Và nỗi ám ảnh về đuối nước sẽ vẫn còn thường trực tại đây, khi mà các ao hồ trong khu vực vẫn không thực hiện các giải pháp rào chắn, cảnh báo.

Hồ C3 Công ty Cà phê Ia Sao.

Bà Nguyễn Thị Huệ, thôn Tân Lập, xã Ia Sao, cho biết, trong vùng đã nhiều lần xảy ra đuối nước và chủ yếu là tại các hồ thủy lợi của các công ty cà phê. Những hồ này rất nguy hiểm vì được đào, múc rất sâu, không riêng trẻ em mà người lớn cũng gặp nguy hiểm nếu không biết bơi: “Không chỉ con nít, người lớn không may lội vào hố sâu đó, người không biết bơi là cũng nguy hiểm. Vừa rồi xảy ra tai nạn ai cũng muốn họ rào lưới B40 hoặc làm thế nào chứ không có là ở gần đây, các cháu không tránh khỏi bị rủi ro.”

Ông Hoàng Quốc Việt, Trưởng Công an xã Ia Sao, huyện Ia Grai, cho biết, trên địa bàn xã có khoảng 20 hồ thủy lợi của các công ty cà phê, phục vụ tưới nước mùa khô. Để tận dụng tối đa dung tích chứa, phần lớn các ao hồ đều được đào rất sâu, bờ đất dốc đứng. Mức độ nguy hiểm còn tăng cao hơn khi trong lòng các hồ còn được đào thêm một số giếng sâu khác. Nguy hiểm là vậy nhưng đơn vị quản lý các hồ đập này không có bất kỳ một giải pháp rào chắn hay cảnh báo trực quan nào. Chính vì vậy, tại hầu hết các hồ của các công ty đều đã xảy ra tình trạng trẻ em tử vong vì đuối nước.

Ông Hoàng Quốc Việt, nói: “Với tình hình lượng hồ đập trên địa bàn rộng và có nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng người dân như thế này thì Công an xã tôi tham mưu cho Đảng ủy, Ủy ban cũng như Công an cấp trên mời các chủ hồ, cơ quan, doanh nghiệp có sử dụng hồ nước lên cam kết về công tác đảm bảo hồ đập khi vận hành cũng như khi trữ nước. Nếu tình trạng hồ đập cứ để thế này, gây ra mất an toàn thì có thể, các cơ quan chức năng sẽ tiến hành truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Không chỉ có chủ các hồ thủy lợi lớn thờ ơ, các hộ gia đình cũng coi thường  mức độ nguy hiểm từ các ao hồ nhỏ trong vườn, trong rẫy.

Vụ đuối nước khiến 4 trẻ em ở xã Ia O huyện Ia Grai tử vong cuối tháng 3.

Ông Puih Alốt, cán bộ Y tế xã Ia Dêr, huyện Ia Grai cho biết, hầu như năm nào ở xã cũng xảy ra đuối nước tại các ao hồ của các gia đình.

Chính quyền đã vận động, tuyên truyền các gia đình thực hiện các giải pháp rào chắn, đảm bảo an toàn cho con trẻ nhưng không mấy ai quan tâm: “Mấy năm nay là chết liên tục năm nào cũng có mấy cháu chết do tắm cái ao người ta múc tưới cà phê. Bản thân tôi cũng làm bên rạm y tế xã thì tôi đã tuyên truyền cho bà con nhiều rồi đó là bố mẹ đi làm rẫy nương xa xôi không chăm sóc quản lý được con cái cho nên mình làm cái ao cái hồ thì mình phải rào xung quanh bằng lưới hoặc bằng lồ ô để ngăn không cho trẻ em vào tắm.”

Ở khía cạnh khác, sự thờ ơ, thiếu trách nhiệm của người lớn khiến con trẻ không được trang bị các kỹ năng phòng chống đuối nước. Nhà trường thì chưa chú trọng tới việc dạy kỹ năng cho trẻ, các bậc cha mẹ lại chỉ coi trọng việc mưu sinh, nuôi dưỡng con cái mà ít quan tâm đến dạy kỹ năng cho trẻ.

Ông Rơ Com Hunh, ở Blang 1, xã Ia Dêr, có 3 đứa cháu trong họ từng bị tử vong vì đuối nước, nói: “Do bận công việc nên gia đình chúng tôi ít có thời gian quan tâm đến các cháu. Gia đình chúng tôi rất buồn và cũng rất ân hận vì đã ít quan tâm đến các cháu, không nhắc nhở các cháu về sự nguy hiểm của những cái ao mới đào trong làng. Tôi cũng mong là bà con sẽ quan tâm tới con em mình hơn, để khi mà đi làm nương rẫy về còn nhìn thấy con cháu”.

Tính từ đầu năm 2016 tới nay, trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã có gần 80 trẻ em tử vong vì đuối nước. Đây là một trong những tỉnh có tỷ lệ trẻ bị đuối nước hàng năm cao nhất cả nước. Bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích nói chung và đuối nước nói riêng được xem là cấp thiết.

Ông Lê Văn Thành, Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH tỉnh Gia Lai, nói: "Để phòng chống tai nạn này, tỉnh đã chỉ đạo cho các ngành vào cuộc, có những chương trình đồng bộ, giúp cho trẻ em hạn chế thấp nhất tai nạn thương tích nói chung, tai nạn đuối nước nói riêng. Về thường trực là Cơ quan Sở LĐ-TB-XH sẽ tổ chức công tác tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng, tập huấn cho cán bộ làm công tác trẻ em ở cơ sở. Đối với ngành giáo dục sẽ đưa môn bơi lội vào trường học”.

Về mặt văn bản, chủ trương, công tác chỉ đạo của Gia Lai được xem là quyết liệt, Chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ em của tỉnh được thể hiện rất quy mô, với cả chục sở ban ngành, hội đoàn thể tham gia. Thế nhưng trong thực tế, quy mô này rất hạn hẹp và chỉ mang tính hình thức. Các chương trình phòng chống đuối nước cho trẻ, đào tạo kỹ năng bơi, tập huấn các kỹ năng bơi.... hầu hết chỉ diễn ra trên cạn! Và khi mà việc quan tâm tới trẻ vẫn còn là hình thức, khi các ao hồ vẫn còn chưa được quản lý và áp dụng các giải pháp đảm bảo an toàn cần thiết thì nỗi lo đuối nước vẫn thường trực, những cái chết thương tâm ở con trẻ sẽ chưa được ngăn chặn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Về quê tắm sông, sinh viên năm 4 đại học y đuối nước tử vong
Về quê tắm sông, sinh viên năm 4 đại học y đuối nước tử vong

VOV.VN - Thời tiết nắng nóng, Hiếu cùng các bạn ra sông tắm mát không may bị đuối nước tử vong.

Về quê tắm sông, sinh viên năm 4 đại học y đuối nước tử vong

Về quê tắm sông, sinh viên năm 4 đại học y đuối nước tử vong

VOV.VN - Thời tiết nắng nóng, Hiếu cùng các bạn ra sông tắm mát không may bị đuối nước tử vong.

Nữ du khách bị đuối nước khi tắm biển Đồ Sơn
Nữ du khách bị đuối nước khi tắm biển Đồ Sơn

VOV.VN - Ngày 4/6, một nữ du khách tắm biển tại Đồ Sơn không may bị đuối nước và thiệt mạng. 

Nữ du khách bị đuối nước khi tắm biển Đồ Sơn

Nữ du khách bị đuối nước khi tắm biển Đồ Sơn

VOV.VN - Ngày 4/6, một nữ du khách tắm biển tại Đồ Sơn không may bị đuối nước và thiệt mạng. 

Bé 2 tuổi ngã xuống ao, đuối nước thương tâm
Bé 2 tuổi ngã xuống ao, đuối nước thương tâm

VOV.VN - Không thấy cháu đâu, cả nhà tá hỏa đi tìm thì phát hiện thi thể cháu bé dưới ao gần nhà.

Bé 2 tuổi ngã xuống ao, đuối nước thương tâm

Bé 2 tuổi ngã xuống ao, đuối nước thương tâm

VOV.VN - Không thấy cháu đâu, cả nhà tá hỏa đi tìm thì phát hiện thi thể cháu bé dưới ao gần nhà.

Đi chăn trâu học sinh lớp 7 đuối nước tử vong
Đi chăn trâu học sinh lớp 7 đuối nước tử vong

VOV.VN - Tiến cùng nhóm bạn chăn trâu rủ nhau xuống hồ tắm mát không may bị đuối nước tử vong.

Đi chăn trâu học sinh lớp 7 đuối nước tử vong

Đi chăn trâu học sinh lớp 7 đuối nước tử vong

VOV.VN - Tiến cùng nhóm bạn chăn trâu rủ nhau xuống hồ tắm mát không may bị đuối nước tử vong.