Phản ứng của Bigtech sau quy định phải trả tiền cho các cơ quan báo chí

VOV.VN - Tổng thống Indonesia Joko Widodo mới ký quy định buộc các công ty công nghệ toàn cầu, trong đó có Google và Meta, sẽ phải trả tiền cho các cơ quan báo chí nước này khi sử dụng nội dung của báo chí trên nền tảng của mình. Các Big Tech đã có những phản ứng đầu tiên trước qui định mới này của Indonesia.

Quy định của Indonesia được đánh giá nhằm tạo sân chơi bình đẳng giữa truyền thông và các công ty công nghệ lớn, có hiệu lực sau 6 tháng kể từ ngày ban hành.

Một ủy ban (bao gồm các thành viên Hội đồng báo chí, các học giả và quan chức chính phủ) sẽ được thành lập đểđảm bảo các nền tảng kỹ thuật số hoàn thành trách nhiệm đối với các công ty truyền thông, bao gồm hỗ trợ thương mại hóa chuyên nghiệp, đảm bảo không tạo điều kiện cho việc phổ biến nội dung tin tức không phù hợp.Tuy nhiên, ngay sau khi công bố, quy định này đã vấp phải sự phản đối từ Meta, công ty mẹ của các nền tảng như Facebook và Instagram.

Giám đốc Chính sách công khu vực Đông Nam Á của Meta, ông Rafael Frankel, cho biết mặc dù có quy định mới nhưng sau khi tham vấn với các nhà hoạch định chính sách, công ty không có nghĩa vụ phải trả tiền cho nội dung tin tức do các nhà xuất bản đăng tải một cách tự nguyện. Người dùng không truy cập các nền tảng Meta để tìm kiếm nội dung tin tức và thay vào đó, các nhà xuất bản tin tức đã tự nguyện quyết định chia sẻ nội dung trên các nền tảng khác nhau của Meta chứ không phải ngược lại.

Ông Noudhy Valdrino, cựu Giám đốc Chính sách công Indonesia tại Meta cho rằng, nền tảng Meta không thực sự được hưởng lợi từ việc truyền bá nội dung tin tức. Chính phủ phải có cách tiếp cận cân bằng đối với vấn đề này và xem xét cả lợi ích của các công ty báo chí cũng như tầm quan trọng của thông tin tin tức đáng tin cậy. Điều này đặc biệt vì lợi ích của người dân Indonesia là có quyền truy cập tin tức, đặc biệt từ các nền tảng Meta được sử dụng rộng rãi.

Trong một phản ứng trước đó từ Google, ông Michaela Browning, Phó Chủ tịch Google khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phụ trách các vấn đề chính phủ và chính sách công cho rằng, quy định mới sẽ khó có thể thực hiện được. Thay vì thúc đẩy báo chí chất lượng, quy định có thể hạn chế quyền truy cập của công chúng vào các nguồn tin tức đa dạng bằng cách trao quyền cho một cơ quan duy nhất quyết định nội dung nào được phép xuất hiện trực tuyến và nhà xuất bản nào được phép kiếm doanh thu từ quảng cáo. Quy định này có thể hạn chế tin tức trực tuyến bằng cách ưu tiên một số nhà xuất bản hơn các nhà xuất bản khác.

Khi được hỏi về những hậu quả có thể xảy ra nếu các công ty công nghệ lớn chọn không phổ biến tin tức để tránh phải trả phí cho các nhà xuất bản truyền thông, ông Noudhy cho rằng một “trận chiến bất tận” sẽ xảy ra và bên chịu thiệt cuối cùng sẽ là người dân Indonesia, đặc biệt khi tin tức có vai trò trong việc cải thiện trình độ kỹ thuật số, dân chủ và an ninh công cộng.

Indonesia có hơn 221,5 triệu người dùng Internet sử dụng mạng xã hội làm kênh chính để truy cập thông tin và nội dung số. Ông Noudhy cho biết, nếu việc thực hiện quy định diễn ra “suôn sẻ và công bằng”, thì khoảng cách giữa báo chí chất lượng cao và báo chí chất lượng thấp có thể được thu hẹp. Quy định này cũng có thể thúc đẩy quá trình số hóa trong ngành tin tức.

Cái giá của báo chí chất lượng?

Quy định của Indonesia được kỳ vọng sẽ cải thiện khả năng tiếp cận tin tức chất lượng của độc giả vì các công cụ tìm kiếm như Google sẽ phải ưu tiên tin tức từ các phương tiện truyền thông, đã được Hội đồng Báo chí xác minh. Vì vậy, quy định này cũng có thể là động lực khuyến khích các công ty truyền thông mới sản xuất báo chí chất lượng.

Bà Ninik từ Hội đồng Báo chí Indonesia nhấn mạnh, các công ty truyền thông kỹ thuật số có vai trò quan trọng trong việc thiết kế các thuật toán, phân phối tin tức hỗ trợ báo chí chất lượng. Cần có sự hợp tác của các bên liên quan để khắc phục những vấn đề do thông tin sai lệch gây ra, đe dọa nền dân chủ, sức khỏe và an ninh công cộng. Không có cách nào khác để khắc phục điều đó ngoài việc cố gắng cung cấp thông tin và nội dung kỹ thuật số tốt nhất, rộng rãi nhất có thể thông qua sự hợp tác của nhiều bên liên quan. Giới chuyên gia cũng cho rằng các nền tảng trực tuyến, nhà xuất bản tin tức và chính phủ phải hợp tác và đạt được các thỏa thuận vì lợi ích của người dân Indonesia.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Meta từ chối tiếp tục trả tiền cho báo chí Australia
Meta từ chối tiếp tục trả tiền cho báo chí Australia

VOV.VN - Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới buộc 2 ông lớn công nghệ là Google và Facebook trả tiền cho các cơ quan báo chí của nước này vì sử dụng tin tức của các cơ quan này. Tuy vậy, Meta, công ty sở hữu trang Facebook vừa cho biết sẽ không tiếp tục trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia.

Meta từ chối tiếp tục trả tiền cho báo chí Australia

Meta từ chối tiếp tục trả tiền cho báo chí Australia

VOV.VN - Australia đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới buộc 2 ông lớn công nghệ là Google và Facebook trả tiền cho các cơ quan báo chí của nước này vì sử dụng tin tức của các cơ quan này. Tuy vậy, Meta, công ty sở hữu trang Facebook vừa cho biết sẽ không tiếp tục trả tiền cho các cơ quan báo chí Australia.

Buộc Big Tech phải trả tiền cho tin tức: Báo chí thế giới thiết lập quy tắc gì?
Buộc Big Tech phải trả tiền cho tin tức: Báo chí thế giới thiết lập quy tắc gì?

VOV.VN - Với sự phát triển nhanh và mạnh, các hãng công nghệ khổng lồ (Big Tech) đang được cho là “đánh cắp” nội dung của báo chí truyền thông khiến nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu xây dựng khung pháp lý để giảm những ảnh hưởng này. Tuy nhiên, việc định giá tin tức và các cuộc đàm phán với Google hoặc Facebook không dễ dàng và mỗi quốc gia đang chuẩn bị cho các tình huống đàm phán.

Buộc Big Tech phải trả tiền cho tin tức: Báo chí thế giới thiết lập quy tắc gì?

Buộc Big Tech phải trả tiền cho tin tức: Báo chí thế giới thiết lập quy tắc gì?

VOV.VN - Với sự phát triển nhanh và mạnh, các hãng công nghệ khổng lồ (Big Tech) đang được cho là “đánh cắp” nội dung của báo chí truyền thông khiến nhiều quốc gia trên thế giới bắt đầu xây dựng khung pháp lý để giảm những ảnh hưởng này. Tuy nhiên, việc định giá tin tức và các cuộc đàm phán với Google hoặc Facebook không dễ dàng và mỗi quốc gia đang chuẩn bị cho các tình huống đàm phán.

Báo chí Australia muốn tiếp tục nhận 1 tỷ AUD từ các ông lớn công nghệ
Báo chí Australia muốn tiếp tục nhận 1 tỷ AUD từ các ông lớn công nghệ

VOV.VN - Các cơ quan báo chí lớn của Australia được các ông lớn công nghê chi trả khoảng 1 tỷ đô la Australia kể từ khi nước này ban hành Bộ quy tắc đàm phán nội dung tin tức vào năm 2021. Tuy vậy nguồn thu này đang bị đe dọa khi các cơ quan báo chí Australia phải bắt đầu cuộc đàm phán mới với các ông lớn công nghệ.

Báo chí Australia muốn tiếp tục nhận 1 tỷ AUD từ các ông lớn công nghệ

Báo chí Australia muốn tiếp tục nhận 1 tỷ AUD từ các ông lớn công nghệ

VOV.VN - Các cơ quan báo chí lớn của Australia được các ông lớn công nghê chi trả khoảng 1 tỷ đô la Australia kể từ khi nước này ban hành Bộ quy tắc đàm phán nội dung tin tức vào năm 2021. Tuy vậy nguồn thu này đang bị đe dọa khi các cơ quan báo chí Australia phải bắt đầu cuộc đàm phán mới với các ông lớn công nghệ.