Triển khai công tác phòng chống thiên tai khu vực miền núi phía Bắc
VOV.VN - Các địa phương xây dụng kế hoạch, uu tiên bố trí nguồn lực tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai sửa đổi...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có Công văn gửi Bí thư Tỉnh ủy các tỉnh miền núi phía Bắc; Chủ tịch Ủy ban nhân dân - Trưởng Ban Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tỉnh miền núi phía Bắc về việc triển khai công tác phòng chống thiên tai năm 2020 khu vực miền núi phía Bắc.
Công văn nêu rõ: Đối với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ:
- Xây dụng kế hoạch, uu tiên bố trí nguồn lực tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Phòng chống thiên tai sửa đổi; Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư; tham mưu đưa nội dung phòng chống thiên tai vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp. Đặc biệt đối với các tỉnh chưa ban hành kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 42 của Ban Bí thư, khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động bám sát nội dung và cụ thế hóa thành các nhiệm vụ, có phân công đối với các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, hoàn thành và gửi về Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai trước ngày 25/7.
- Chỉ đạo khẩn trương xây dựng kế hoạch công tác của Ban Chỉ huy các cấp, phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể cho các thành viên Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn phụ trách thực hiện, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu.
- Chỉ đạo kiểm tra, rà sọát công tác đảm bảo an toàn khu dân cư ven sông, suối; thấp trũng có nguy cơ xảy ra ngập lụt khi mưa lớn; khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi lũ quét, sạt lở đất; các hầm mỏ, khu khai thác khoáng sản trong mùa mưa lũ. Kiên quyết xử lý, ngăn chặn tình trạng khai thác khoáng sản trái phép tránh để xảy ra sạt lở, sập hầm cũng như việc người dân vớt củi trên sông, suối khi mưa lũ dẫn đến các sự cố đáng tiếc như đã xảy ra trong một số năm vừa qua.
Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng yêu cầu các tỉnh rà soát kịch bản, phương án ứng phó, sẵn sàng nhân lực, vật tư, trang thiết bị; đảm bảo kịp thời tiếp cận ứng cứu khi có tình huống xảy ra, nhất là lũ quét, sạt lở đất trên phạm vi rộng, gây chia cắt; không để bị động bất ngờ, ngay cả khi xảy ra tình huống mưa lũ đặc biệt lớn như hiện nay tại một số các quốc gia trong khu vực và dịch Covid có thể diễn biến phức tạp trở lại. Kiểm tra hệ thống thông tin truyền thông, các nhà mạng, đảm bảo cung cấp và tiếp nhận thông tin được kịp thời, chính xác, nhất là thông tin tới nhân dân vùng sâu, vùng xa, khu vực người dân sinh sống, sản xuất không được phủ sóng di động.
- Chỉ đạo triển khai ngay lực lượng xung kích cấp xã trong việc kiểm tra các công trình công cộng, nơi ở, các ao hồ, đập không an toàn; các khe suối bị tắc nghẽn; có giải pháp sơ tán dân, cắm biển cảnh báo, tuần tra canh gác, tháo dỡ vật cản trên các dòng chảy, tránh tình trạng tích thủy tạo lũ ống, lũ quét; bố trí kinh phí để thực hiện các hoạt động này.
- Triển khai lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện đế khắc phục sự cố về điện lưới, thông tin liên lạc, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính trên địa bàn cũng như hỗ trợ các địa phương khác trong khu vực khi có yêu cầu.
- Chỉ đạo các chủ hồ thủy điện cùng cơ quan chức năng, chính quyền trên địa bàn tổ chức rà soát, kiểm tra; phương án, vật tư trang thiết bị đảm bảo an toàn công trình; thiết bị theo dõi mưa, dòng chảy, thiết bị cảnh báo xả lũ; bản đồ, mốc ngập lụt hạ du; vận hành xả lũ đúng quy trình được phê duyệt, có sự giám sát của chính quyền địa phương; xử lý nghiêm các chủ hồ không tuân thủ đầy đủ các quy định đã ban hành.
- Chỉ đạo việc kiểm tra các hồ chứa thủy lợi, thường xuyên theo dõi giám sát, bố trí lực lượng thường trực tại hồ để xử kịp thời các tình huống xảy ra; không cho phép tích nước đối với các hồ đang thi công hoặc không đảm bảo an toàn.
- Ưu tiên bố trí nguồn ngân sách địa phương, đồng thời trích quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn kinh phí hợp pháp khác đảm bảo các hoạt động phòng, chống thiên tai, xây dựng phòng họp kết nối trực tuyến Văn phòng thường trực cấp tỉnh với Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai các cấp và các hoạt động phục vụ thông tin, truyền thông, nâng cao năng lực cộng đồng, năng lực chỉ huy, chỉ đạo điều hành ứng phó thiên tai, cúu hộ cứu nạn, phục hồi tái thiết sau thiên tai.
Đối với Văn phòng thường trực Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh thực hiện 6 nhóm nhiệm vụ:
- Tham mưu xây dựng kế hoạch, kịch bản những tháng còn lại, phát huy các công cụ hiện có đồng thời khai thác tài liệu từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai để theo dõi giám sát chặt chẽ diễn biến thiên tai trên địa bàn, tham mưu kịp thời cho Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
- Báo cáo đề xuất việc kiện toàn Văn phòng thường trực chuyên trách, bổ sung nhân lực, trang thiết bị, cơ sở vật chất, cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ, ứng dụng khoa học công nghệ đế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đề ra;
- Tham mưu kiện toàn tổ chức, cung cấp trang thiết bị và hướng dẫn xây dựng kế hoạch hoạt động của lực lượng xung kích cấp xã; tống hợp, báo cáo về Ban chỉ huy để chỉ đạo đảm bảo hiệu quả hoạt động;
- Cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí tại địa phương và Trung ương để kịp thời truyền tải, nâng cao năng lực, nhận thức của người dân và các cấp chính quyền trong ứng phó thiên tai. Phổ biến tài liệu do Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cung cấp.
- Tham mưu tổ chức thu và sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai đảm bảo kịp thời, thiết thực, hiệu quả, trong đó tập trung cho các hoạt động ứng phó, cúu trợ khẩn cấp, truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và hoạt động của lực lượng xung kích cấp xã.
- Hướng dẫn Ban Chỉ huy cấp huyện, xã xây dựng phương án ứng phó phù hợp với tình hình thiên tai trên địa bàn tỉnh và diễn tập theo phương án đã xây dựng.
* Đối với Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, xã:
- Ngoài việc khẩn trương triển khai các nhiệm vụ theo quy định, cần kiểm tra cụ thể lực lượng của địa phương, nhất là lực lượng xung kích cấp xã; vật tư, trang thiết bị, hậu cần tại các cơ sở và hộ dân đảm bảo sẵn sàng ứng phó thiên tai trên địa bàn theo phương châm 4 tại chỗ.
- Ban chỉ huy huyện chỉ đạo các xã rà soát và phát hiện nơi ở mất an toàn, các vị trí có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất, khơi thông các vị trí tắc nghẽn dòng chảy; bố trí nguồn lực để thực hiện; trường hợp vượt quá khả năng của cấp huyện, báo cáo về Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh để xử lý kịp thời.
Giao Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Tổng cục Phòng chống thiên tai hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các địa phương báo cáo Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai./.