Trình Bộ Chính trị đề án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong tháng 3

VOV.VN - Thường trực Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, trình Thường trực Chính phủ, trình Bộ Chính trị trong tháng 3/2024.

Xây đường sắt cao tốc Bắc - Nam "thẳng nhất có thể"

Ngày 19/2, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 57 thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Trong kết luận, Thường trực Chính phủ nêu rõ quan điểm cần xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao phải bảo đảm yếu tố hiện đại, đồng bộ, bền vững.

Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao phải đặt trong tổng thể phát triển quy hoạch, dự báo chiến lược về nhu cầu của cả 5 phương thức giao thông: hàng không, đường bộ, đường sắt, hàng hải, đường thủy nội địa trong dài hạn.

Trong đó, phân tích lợi thế của từng phương thức, qua đó làm rõ ưu điểm của vận tải đường sắt tốc độ cao là tập trung vào vận chuyển hành khách, tương hỗ với vận tải hàng không, chỉ vận chuyển hàng hóa trong trường hợp cần thiết.

Vận chuyển hàng hóa chủ yếu tập trung vào đường sắt hiện tại; hàng hải; vận tải thủy ven bờ; đường bộ. Trên cơ sở đó, đánh giá, giải trình thuyết phục việc đề xuất phương án đầu tư.

Về phạm vi nghiên cứu, Thường trực Chính phủ yêu cầu nghiên cứu việc mở rộng phạm vi thêm đoạn tuyến TP.HCM - Cần Thơ.

Về kịch bản đầu tư, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Giao thông vận tải (GTVT) tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, lấy ý kiến chuyên gia rộng rãi để lựa chọn phương án phù hợp nhất.

Trong đó, so sánh phương án đồng thời vận tải hành khách và vận tải hàng hóa; phương án chỉ vận tải hành khách. Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vận tải hành khách, còn hàng hóa chủ yếu vận tải bằng đường biển (cảng biển, bến thủy nội địa) và nâng cấp tuyến đường sắt hiện có.

Về hướng tuyến, Bộ GTVT được giao nghiên cứu, rà soát kỹ hướng tuyến để bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể, đồng thời tạo không gian mới. Nghiên cứu thêm việc giảm số lượng ga để giảm chi phí.

Cũng trong kết luận, Thường trực Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương hoàn thiện đề án, trình Thường trực Chính phủ, trình Bộ Chính trị trong tháng 3/2024.

Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024.

Bộ GTVT rà soát hoàn thiện thể chế, hệ thống định mức, tiêu chuẩn…để kịp thời sửa đổi, bổ sung tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho quá trình phát triển đường sắt nói chung và đường sắt tốc độ cao nói riêng; xây dựng, triển khai đề án về mô hình tổ chức, quản lý khai thác đường sắt quốc gia (trong đó có đường sắt tốc độ cao).

Bộ GTVT chủ động phối hợp với các bộ, ngành địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường sắt.

Thành lập Tổ công tác triển khai đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Thường trực Chính phủ giao Bộ GTVT khẩn trương phối hợp với Văn phòng Chính phủ nghiên cứu thành lập Tổ công tác triển khai Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam do Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà làm Tổ trưởng; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải làm Tổ phó; đại diện lãnh đạo một số làm thành viên. Tổ công tác có quy chế làm việc, dự kiến 1 tháng họp 1 lần để kịp thời xử lý, thúc đẩy công tác chuẩn bị, thực hiện dự án.

Bộ GTVT được giao tiếp tục lấy ý kiến các chuyên gia, nhà khoa học, các cán bộ kinh nghiệm trong ngành đường sắt về nhiều phương án để lựa chọn một phương án tối ưu trình Bộ Chính trị. Khẩn trương hoàn thiện Đề án, trình Thường trực Chính phủ, trình Bộ Chính trị trong tháng 3 năm 2024. Khẩn trương hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư trong năm 2024.

Bộ GTVT cần chủ động phối hợp với các bộ, ngành địa phương chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chuẩn bị triển khai đầu tư xây dựng, tiếp nhận chuyển giao công nghệ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường sắt.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò Cơ quan thường trực Hội đồng thẩm định nhà nước, tiếp tục triển khai các thủ tục để sớm hoàn thành thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án theo quy định; phối hợp với Bộ GTVT chủ động xây dựng phương án hợp tác với các nhà tài trợ nước ngoài để huy động nguồn vốn phù hợp cho Dự án; cân đối bố trí kế hoạch vốn trung hạn và hàng năm đáp ứng nhu cầu triển khai Dự án.

Bộ Tài chính chủ trì tính toán tác động của việc đầu tư Dự án đến nợ công; ưu tiên phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hàng năm để phát triển khoa học, công nghệ trong lĩnh vực đường sắt; phối hợp với Bộ GTVT phân tích mô hình tài chính của Dự án.

Bộ Xây dựng rà soát, sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật hoặc hướng dẫn trình tự, thủ tục để đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thủ tục đầu tư xây dựng.

Bộ Công Thương xây dựng, triển khai đề án phát triển công nghiệp đường sắt và công nghiệp phụ trợ bảo đảm đồng bộ với các ngành công nghiệp khác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực đường sắt để cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển; xây dựng kế hoạch hợp tác với các nước để phối hợp đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu xây dựng, thành lập các cơ sở đào tạo nghề nghiệp trong lĩnh vực đường sắt.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý chặt chẽ quỹ đất đã thỏa thuận với Bộ Giao thông vận tải để tạo thuận lợi trong quá trình triển khai dự án. Ưu tiên bố trí quỹ đất quanh khu vực ga để phát triển các khu đô thị, khu chức năng theo mô hình TOD.

Đầu tư một số tuyến đường sắt quốc gia khác, phấn đấu khởi công các tuyến Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng trong năm 2025

Thường trực Chính phủ cũng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan khẩn trương làm việc với phía Trung Quốc để thống nhất biên bản ghi nhớ, phương án hỗ trợ, hợp tác đầu tư về 3 tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Hạ Long - Móng Cái (tuyến đường sắt ven biển Nam Định - Thái Bình - Quảng Ninh kéo dài).

Cần sớm đầu tư các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Đồng Đăng, Móng Cái - Hạ Long - Hải Phòng, kết hợp vận tải hàng hóa và hành khách; tuyến Cần Thơ - TPHCM chủ yếu là hành khách.

Trước mắt cần tập trung đầu tư các tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng (phấn đấu khởi công trong năm 2025), nghiên cứu phương án sử dụng vốn vay ưu đãi nước ngoài (xác định rõ: lãi suất vay ưu đãi, giá trị vay và thời gian vay) và phương án phát hành trái phiếu để đầu tư.

Sớm khởi động lại để triển khai đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân theo đúng Kết luận số 49-KL/TW của Bộ Chính trị.

Bên cạnh đó, sớm khởi động lại để triển khai đầu tư hoàn thành tuyến đường sắt Yên Viên - Phả Lại - Hạ Long - Cái Lân.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác
Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

VOV.VN - Năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km.

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

Bộ GTVT: Năm 2024 trình dự án đường sắt cao tốc Bắc-Nam, khởi công 19 dự án khác

VOV.VN - Năm 2024, Bộ GTVT phấn đấu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam và dự kiến sẽ hoàn thành đưa vào khai thác 2 dự án thành phần đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo thuộc dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, nâng tổng số đường bộ cao tốc đưa vào khai thác lên 2.021km.

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưy ý Bộ GTVT cần xem xét nghiên cứu đầu tư đường sắt tốc độ cao đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h. Nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về Đề án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

VOV.VN - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưy ý Bộ GTVT cần xem xét nghiên cứu đầu tư đường sắt tốc độ cao đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển trên thế giới, tốc độ thiết kế 350km/h. Nghiên cứu, lựa chọn, đề xuất phương án đầu tư bảo đảm khả thi, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Thận trọng cân nhắc kỹ về 3 kịch bản
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Thận trọng cân nhắc kỹ về 3 kịch bản

VOV.VN - Sự lạc hậu và xuống cấp của tuyến đường sắt hiện hữu càng khiến sự ra đời của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam thêm quan trọng và cần kíp. Nhưng, việc tính toán thận trọng từng kịch bản cũng như đánh giá tác động của mỗi phương án đầu tư rất cần thiết.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Thận trọng cân nhắc kỹ về 3 kịch bản

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Thận trọng cân nhắc kỹ về 3 kịch bản

VOV.VN - Sự lạc hậu và xuống cấp của tuyến đường sắt hiện hữu càng khiến sự ra đời của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam thêm quan trọng và cần kíp. Nhưng, việc tính toán thận trọng từng kịch bản cũng như đánh giá tác động của mỗi phương án đầu tư rất cần thiết.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam 70 tỷ USD: Chỉ chở khách hay cả chở khách lẫn hàng?
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam 70 tỷ USD: Chỉ chở khách hay cả chở khách lẫn hàng?

VOV.VN - Đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vừa được Bộ GTVT trình Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện. Một lần nữa, công nghệ xây dựng tương ứng với tốc độ của tuyến đường sắt này lại là đề tài gây nhiều tranh luận.

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam 70 tỷ USD: Chỉ chở khách hay cả chở khách lẫn hàng?

Đường sắt cao tốc Bắc-Nam 70 tỷ USD: Chỉ chở khách hay cả chở khách lẫn hàng?

VOV.VN - Đề án đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vừa được Bộ GTVT trình Thường trực Chính phủ và Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện. Một lần nữa, công nghệ xây dựng tương ứng với tốc độ của tuyến đường sắt này lại là đề tài gây nhiều tranh luận.

Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?
Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?

VOV.VN - TP Hà Nội cho rằng, phương án đề xuất sử dụng chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 để tổ chức khai thác vận tải của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vào ga Hà Nội là chưa phù hợp với định hướng Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?

Vì sao Hà Nội không muốn "kéo" đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam về ga Hà Nội?

VOV.VN - TP Hà Nội cho rằng, phương án đề xuất sử dụng chung hạ tầng với tuyến đường sắt đô thị số 1 để tổ chức khai thác vận tải của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam vào ga Hà Nội là chưa phù hợp với định hướng Quy hoạch mạng lưới đường sắt.

Bộ GTVT nói gì về lo ngại sạt lở khi lấy cát sông làm cao tốc khu vực ĐBSCL?
Bộ GTVT nói gì về lo ngại sạt lở khi lấy cát sông làm cao tốc khu vực ĐBSCL?

VOV.VN - Bộ GTVT khẳng định quá trình khai thác vật liệu tại các mỏ cát đều được giám sát tác động theo quy định, không gây sạt lở lòng, bờ sông và theo tính toán nhu cầu vật liệu cát đắp nền cho các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long triển khai trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 53,69 triệu m3.

Bộ GTVT nói gì về lo ngại sạt lở khi lấy cát sông làm cao tốc khu vực ĐBSCL?

Bộ GTVT nói gì về lo ngại sạt lở khi lấy cát sông làm cao tốc khu vực ĐBSCL?

VOV.VN - Bộ GTVT khẳng định quá trình khai thác vật liệu tại các mỏ cát đều được giám sát tác động theo quy định, không gây sạt lở lòng, bờ sông và theo tính toán nhu cầu vật liệu cát đắp nền cho các dự án đường cao tốc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long triển khai trong giai đoạn 2021-2025 khoảng 53,69 triệu m3.

Đề án đường sắt cao tốc Bắc-Nam sắp trình Bộ Chính trị có gì đặc biệt?
Đề án đường sắt cao tốc Bắc-Nam sắp trình Bộ Chính trị có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đang triển khai cập nhật điều chỉnh đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự kiến sẽ báo cáo Bộ Chính trị trước 15/11. Đề cương dự án lần này được điều chỉnh căn cứ vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023.

Đề án đường sắt cao tốc Bắc-Nam sắp trình Bộ Chính trị có gì đặc biệt?

Đề án đường sắt cao tốc Bắc-Nam sắp trình Bộ Chính trị có gì đặc biệt?

VOV.VN - Bộ GTVT đang triển khai cập nhật điều chỉnh đề án chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, dự kiến sẽ báo cáo Bộ Chính trị trước 15/11. Đề cương dự án lần này được điều chỉnh căn cứ vào chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2023.