Trung thu xưa… nay còn đâu?

(VOV) - Bây giờ, vào dịp Trung thu, trẻ em đi xem phim, đi liên hoan trong những nhà hàng, khách sạn sang trọng…

Hà Nội se lạnh, đúng cái tiết trời vào thu. Không khí “sớm chớm lạnh” này dễ làm trái tim con người ta mềm yếu, hoài niệm. Bởi thế cho nên, có bao nhiêu bài thơ, bài hát về mùa thu Hà Nội, gieo vào lòng người ta cảm giác man mác buồn.

Lại một mùa thu nữa lại về. Thế là đã 4 năm tôi đi học xa nhà, không được phá cỗ trông trăng cùng gia đình đêm hôm rằm. Tôi còn nhớ, đêm Rằm năm đầu tiên xa nhà, trong xóm trọ sinh viên, mấy đứa ngồi khóc hu hu.

Tết Trung thu xưa dần chỉ còn trong hoài niệm (ảnh: báo Đất việt)

Dù đã lớn, nhưng mỗi khi đến dịp Tết Trung thu, tôi lại nhớ da diết cái thời thơ bé, háo hức chờ ngày Rằm tháng 8. Những kí ức ngày xưa lại nối tiếp, nối tiếp ùa về, như vẫn còn tươi mới, y nguyên.

Trung thu ở quê tôi vui lắm, có không khí lắm, không như ở các thành phố lớn.

Đầu tháng 8, có khi vào cuối tháng 7 âm lịch, các làng đã lựa chọn đội văn nghệ để tập luyện chuẩn bị Trung thu. Ước mơ của các thiếu nhi quê tôi là được ở trong đội múa, đội hát, được đánh son, đánh phấn, được diện váy đẹp trong đêm trung thu, xuất hiện trước bao nhiêu là người. Thời gian tập luyện rất dài, gần tháng trời nhưng lũ trẻ con chúng tôi vẫn hăng hái, nhiệt tình lắm.

Tối tối, cứ nghe tiếng trống ngoài đình làng là trẻ con trong làng lại kéo nhau đi xem các bạn tập hát, tập múa.

Gần ngày Trung thu, chúng tôi còn được bố mẹ góp tiền, góp gạo cho ăn cỗ trong đình làng. Tôi nhớ, chỉ có 2 nghìn đồng và nửa bò gạo cho mỗi suất ăn. Chúng tôi từng nhóm rủ nhau ngồi chung mâm từ trước ngày ăn cỗ.

Thường thì làng tổ chức ăn cỗ tập thể vào sáng hôm Rằm. Ăn xong, chúng tôi nán lại tham gia các trò chơi dân gian như bịt mắt đập niêu, ném vòng cổ lọ… Phần thưởng có khi chỉ là mấy cái kẹo, quyển vở, cái bút nhưng ai cũng háo hức muốn chơi.

Ở quê tôi, vào dịp Trung thu, trẻ con không được mua nhiều đồ chơi như trẻ em thành phố. Có khi mấy chị em mới được mẹ mua cho một cái đèn ông sao. Bánh Trung thu cũng đến ngày Rằm mới mua, chỉ một cái bánh nướng, một cái bánh dẻo. Bưởi thì hái ngoài vườn vào. Thế là đã có một mâm cỗ trông trăng thịnh soạn.

Với trẻ em ở quê, tối hôm Rằm là được mong đợi nhất. Vì tối hôm ấy sẽ có biểu diễn văn nghệ tại đình làng. Sau đó, còn có tiết mục phá cỗ tập thể.

Sáu giờ tối hôm Rằm, chúng tôi đã ăn uống xong, xin phép bố mẹ vào đình sớm “giữ chỗ”. Ngày Rằm mọi người đi xem rất đông. Trẻ con thì thường đến sớm để “chiếm chỗ”.

Tiết mục múa sư tử mở màn đêm liên hoan Trung thu được trông đợi hơn cả. Không chỉ bọn trẻ con chúng tôi, mà người lớn cũng rất thích xem. Chúng tôi cười ngặt nghẽo trước những trò của chú hề bụng to cầm quạt đi đầu đoàn múa sư tử. Sau đó, bọn tôi còn thi nhau đoán xem chú hề đó do ai trong làng đóng, người chui trong đầu sư tử là ai? Mỗi vòng lượn của đoàn múa sư tử, bọn tôi lại vỗ tay tưng bừng. Tiết mục kết thúc trong sự tiếc nuối của con trẻ con trong làng.

Các tiết mục khác vẫn thu hút được sự chú ý của các khán giả nhí chúng tôi mặc dù khi đội văn nghệ tập luyện, chúng tôi đã xem đi xem lại rất nhiều lần. Xem văn nghệ, nhưng chúng tôi vẫn không quên ngắm trăng, xuýt xoa khen trăng sáng quá, đẹp quá.

Trung thu trong mắt trẻ con ngày xưa khác hẳn với trong mắt trẻ con thời bây giờ. Trẻ em không còn háo hức đợi Trung thu để được ăn bành nướng, bánh dẻo nữa. Các trò chơi dân gian, múa sư tử, múa lân ngày Rằm cũng ít thấy, ở thành phố thì càng hiếm hoi. Ngay đồ chơi Trung thu cũng vắng bóng các đồ chơi truyền thống, mà thay vào đó là đồ chơi hiện đại.

Bố mẹ bận rộn, không còn thời gian kể cho con cái nghe những câu chuyện về Trung thu, về ý nghĩa của ngày Tết Trung thu. Ngày Rằm tháng 8, có khi các em được dẫn đi xem phim, đi liên hoan trong những nhà hàng, khách sạn sang trọng, không được ngắm nhìn ông trăng sáng nhất trong năm như trẻ con ngày xưa...

Nhìn trẻ em bây giờ vui Tết Trung thu, tôi lại da diết nhớ Trung thu xưa./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Trung thu hướng về trẻ em đảo Lý Sơn
Trung thu hướng về trẻ em đảo Lý Sơn

(VOV) - 6.000 suất quà sẽ được trao cho trẻ em huyện đảo và con các chiến sĩ đang công tác tại vùng biên giới, hải đảo.

Trung thu hướng về trẻ em đảo Lý Sơn

Trung thu hướng về trẻ em đảo Lý Sơn

(VOV) - 6.000 suất quà sẽ được trao cho trẻ em huyện đảo và con các chiến sĩ đang công tác tại vùng biên giới, hải đảo.

Sôi động thị trường bánh trung thu siêu cao cấp
Sôi động thị trường bánh trung thu siêu cao cấp

(VOV) - Ngoài các vị bánh trung thu đặc biệt, nhiều khách sạn không quên đưa vào các loại rượu mạnh có giá hàng chục triệu đồng.

Sôi động thị trường bánh trung thu siêu cao cấp

Sôi động thị trường bánh trung thu siêu cao cấp

(VOV) - Ngoài các vị bánh trung thu đặc biệt, nhiều khách sạn không quên đưa vào các loại rượu mạnh có giá hàng chục triệu đồng.

Thị trường bánh Trung thu vào mùa
Thị trường bánh Trung thu vào mùa

Hầu hết các nhà sản xuất bánh đã chú ý tạo những mẫu mã đẹp, phong phú, bắt mắt, mức giá từ vài chục nghìn đến cả triệu đồng/hộp.

Thị trường bánh Trung thu vào mùa

Thị trường bánh Trung thu vào mùa

Hầu hết các nhà sản xuất bánh đã chú ý tạo những mẫu mã đẹp, phong phú, bắt mắt, mức giá từ vài chục nghìn đến cả triệu đồng/hộp.

Khắp nơi rộn ràng đêm Trung thu
Khắp nơi rộn ràng đêm Trung thu

Trong lung linh sắc màu của ngày Tết trẻ thơ, các em được rước đèn, xem múa lân, xiếc, võ thuật, ca nhạc với nhiều tiết mục đặc sắc…

Khắp nơi rộn ràng đêm Trung thu

Khắp nơi rộn ràng đêm Trung thu

Trong lung linh sắc màu của ngày Tết trẻ thơ, các em được rước đèn, xem múa lân, xiếc, võ thuật, ca nhạc với nhiều tiết mục đặc sắc…

Tiến sỹ giấy - hình ảnh Tết Trung thu
Tiến sỹ giấy - hình ảnh Tết Trung thu

(VOV) -Từ những miếng giấy màu cùng tre nứa vải lụa... dưới bàn tay khéo léo của người thợ, ông tiến sỹ giấy được dựng oai phong sáng láng

Tiến sỹ giấy - hình ảnh Tết Trung thu

Tiến sỹ giấy - hình ảnh Tết Trung thu

(VOV) -Từ những miếng giấy màu cùng tre nứa vải lụa... dưới bàn tay khéo léo của người thợ, ông tiến sỹ giấy được dựng oai phong sáng láng

Giữ cái “tâm” sống với nghề truyền thống làm bánh trung thu
Giữ cái “tâm” sống với nghề truyền thống làm bánh trung thu

(VOV) - “Mình sống bằng sản phẩm truyền thống, nên việc tôn trọng truyền thống phải là điều cơ bản nhất”

Giữ cái “tâm” sống với nghề truyền thống làm bánh trung thu

Giữ cái “tâm” sống với nghề truyền thống làm bánh trung thu

(VOV) - “Mình sống bằng sản phẩm truyền thống, nên việc tôn trọng truyền thống phải là điều cơ bản nhất”