Trường đại học công lập “chảy máu chất xám”: Lương thôi chưa đủ

VOV.VN - Môi trường làm việc đại học của Việt Nam hiện đang gặp 3 thách thức giải quyết. Nếu không tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ vẫn tiếp diễn...

Trong mấy năm gần đây, tình trạng giảng viên, cán bộ xuất sắc của các trường đại học công lập xin chuyển công tác sang trường đại học ngoài công lập, hoặc doanh nghiệp đang diễn ra thường xuyên tại nhiều trường đại học trên cả nước.

Đây là xu hướng mà các chuyên gia đã dự báo từ nhiều năm nay và thường được gọi là “chảy máu chất xám”. Nguyên nhân gây ra tình trạng này đến từ cả 2 phía: nhà trường và người lao động (cán bộ, giảng viên) như: lương thấp, môi trường làm việc không tốt, không tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên cống hiến...

Nhiều ý kiến cho rằng, cùng với vấn đề thu nhập thì vấn đề quan trọng để giữ chân cán bộ, giảng viên giỏi đó chính là tạo được môi trường làm viêc công bằng.

Môi trường làm việc đại học của Việt Nam hiện đang gặp nhiều thách thức cần giải quyết. Nếu không tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ vẫn tiếp diễn...

Hai năm 2018-2019 được nhiều chuyên gia coi là thời gian “chảy máu chất xám” cực mạnh của nhiều trường đại học công lập hiện nay, kể cả các trường đã được tự chủ. Lựa chọn của nhiều cán bộ, giảng viên sau khi rời trường đại học công lập là làm việc ở các trường đại học ngoài công lập, các viện nghiên cứu, doanh nghiệp, hoặc mở công ty riêng.

Lương thấp, thu nhập không đảm bảo là một trong những nguyên nhân được nhiều chuyên gia, lãnh đạo các trường đề cập khi lý giải về tình trạng “chảy máu chất xám” của các trường đại học công lập.

Trong vài năm gần đây, dù các trường đã tìm mọi giải pháp để nâng cao thu nhập cho cán bộ nhưng vẫn nằm trong giới hạn của chính sách tiền lương, nên thấp hơn nhiều so với nhiều cơ quan, doanh nghiệp bên ngoài và chưa bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình, đặc biệt là ở những thành phố lớn.

Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, lương thôi chưa đủ mà vấn đề có tính cốt lõi trong việc tạo động lực cho cán bộ, giảng viên gắn bó với nhà trường đó là môi trường làm việc.

Tiến sỹ Vũ Thu Hương đã có 20 năm gắn bó với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhưng cũng đành “dứt áo” ra đi chia sẻ, bà ra đi không liên quan đến tiền lương vì mức lương của các trường đại học không cao, chúng tôi thường xuyên phải tìm cách bươn chải ở bên ngoài.

“Lý do mà tôi rời đại học sư phạm bởi vì nơi đó không còn phù hợp khi mà mối quan hệ cũng như là môi trường làm việc rồi cách thức để động viên cho chúng tôi làm việc không còn tốt như ngày xưa. Tôi cảm thấy ở đó người ta không còn nhận ra những giá trị chất xám, điều đó khiến cho việc sáng tạo của chúng tôi gặp khó khăn”, Tiến sỹ Vũ Thu Hương nói.

Môi trường làm việc mà nhiều cán bộ, giảng viên các trường đại học công lập đề cập bao gồm sự đúng đắn trong giải quyết những nhu cầu về thu nhập (đảm bảo mức sống thích đáng), điều kiện cơ sở vật chất làm việc, sự an toàn - ổn định, cơ hội cống hiến và thăng tiến, được đánh giá và ghi nhận đúng thành quả công việc, sự tôn trọng và về cơ chế bảo đảm khi gặp rủi ro.

Phó Giáo sư Phạm Xuân Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng nhận định, tình trạng “chảy máu chất xám” ở một số trường đại học công lập hiện nay xuất phát từ cả 2 phía, cơ sở đào tạo và người lao động.

Điều kiện làm việc tốt sẽ giúp các cán bộ, giảng viên yên tâm cống hiến được hết năng lượng, năng lực cho mục tiêu giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng cao năng lực bản thân.

Phó Giáo sư Phạm Xuân Anh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng nhận định, tình trạng “chảy máu chất xám” ở một số trường đại học công lập hiện nay xuất phát từ cả 2 phía, cơ sở đào tạo và người lao động (cán bộ, giảng viên), trong đó tại một số cơ sở đào tạo không tạo lập được môi trường làm việc tốt để giữ chân cán bộ, giảng viên giỏi.

“Như ở trường Đại học xây dựng thì đến bây giờ vẫn không có hiện tượng đó, mặc dù tất cả chế độ đãi ngộ với cán bộ giảng viên so với doanh nghiệp ở ngoài trường thì ở trường không thể bằng được. Tôi nghĩ là nếu như ở các cơ sở, đặc biệt là cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn duy trì đươc môi trường làm việc tốt, môi trường học thuật, giảng dạy, nghiên cứu và đặc biệt là môi trường đoàn kết, gắn bó thì tôi nghĩ rằng là hầu hết giảng viên, không chỉ giảng viên nhiều tuổi có kinh nghiệm mà kể cả các giảng viên trẻ vẫn rất gắn bó...”, Phó Giáo sư Phạm Xuân Anh cho biết.

Thực trạng  “chảy máu chất xám” trong các trường đại học công lập đã được các chuyên gia dự báo là điều tất yếu sẽ xảy ra, bởi chính sách tiền lương và quản trị đại học của các cơ sở giáo dục đang có nhiều bất cập.

Phó Giáo sư Phạm Bảo Sơn, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, nhìn nhận ở góc độ thị trường lao động, tình trạng cán bộ, giảng viên các trường đại học công lập chuyển sang các trường đại học ngoài công lập, viện nghiên cứu hay các doanh nghiệp đó là tín hiệu tốt của thị trường việc làm trong lĩnh vực khoa học công nghệ và giáo dục và các trường công lập không thể đứng ngoài cuộc chơi.

“Đấy là tín hiệu rất tốt của thị trường khoa học công nghệ và giáo dục. Điều đấy đòi hỏi các trường đại học công lập cũng phải có một sự thay đổi thích ứng rất mạnh mẽ với thị trường để làm sao có môi trường tốt để giữ được các nhà khoa học hàng đầu, cũng như là thu hút được các nhà khoa học mới, kể cả những giảng viên mà bây giờ sang các trường đại học tư hay là ra công ty làm. Môi trường ở trường đại học tốt để kéo họ quay trở lại thì đấy là một cái đích mà các trường đại học công phải hướng tới, cho nên tôi không coi là chảy máu chất xám mà đấy là tín hiệu tích cực, chúng ta có một thị trường cạnh tranh để phát triển”, Phó Giáo sư Phạm Bảo Sơn nói.

Theo các chuyên gia, môi trường làm việc đại học của Việt Nam hiện đang gặp những thách thức như: sự mất cân bằng trong chế độ tiền lương và thu nhập chính đáng; giữa làm việc và thù lao, giữa cống hiến và hưởng thụ, giữa nhu cầu và thực tế đáp ứng nhu cầu. Tiếp đó là sự mất cân bằng về thi đua và khen thưởng. Cuối cùng là sự mất cân bằng giữa nhu cầu quản trị đại học hiện đại với cơ chế tự chủ đại học hiện hành và cách thức lựa chọn các vị trí đứng đầu.

Nếu các trường đại học công lập không giải quyết được các vấn đề này thì dù trả lương cao cũng khó giữ chân được cán bộ, giảng viên xuất sắc và tình trạng “chảy máu chất xám” sẽ vẫn tiếp diễn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hai đại học của Việt Nam lọt top 1.001 đại học hàng đầu thế giới
Hai đại học của Việt Nam lọt top 1.001 đại học hàng đầu thế giới

VOV.VN - Ngày 19/6, Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds của Anh quốc vừa công bố Bảng xếp hạng QS World 2020 cho 1.001 trường đại học hàng đầu của 82 quốc gia.

Hai đại học của Việt Nam lọt top 1.001 đại học hàng đầu thế giới

Hai đại học của Việt Nam lọt top 1.001 đại học hàng đầu thế giới

VOV.VN - Ngày 19/6, Tổ chức Giáo dục Quacquarelli Symonds của Anh quốc vừa công bố Bảng xếp hạng QS World 2020 cho 1.001 trường đại học hàng đầu của 82 quốc gia.

Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới
Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới

VOV.VN - Đại học Quốc gia Hà Nội và 2 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được công bố thứ hạng trong tổng số gần 1.400 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới

Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới

Đại học Quốc gia Hà Nội trong nhóm 1.000 đại học tốt nhất thế giới

VOV.VN - Đại học Quốc gia Hà Nội và 2 cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam được công bố thứ hạng trong tổng số gần 1.400 cơ sở giáo dục đại học hàng đầu thế giới

Đại học Thủy lợi nhận hồ sơ xét tuyển đại học từ 14 điểm
Đại học Thủy lợi nhận hồ sơ xét tuyển đại học từ 14 điểm

VOV.VN -Trường Đại học Thủy lợi vừa thông báo ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nhiều ngành học lấy điểm xét tuyển chỉ từ 14 điểm.

Đại học Thủy lợi nhận hồ sơ xét tuyển đại học từ 14 điểm

Đại học Thủy lợi nhận hồ sơ xét tuyển đại học từ 14 điểm

VOV.VN -Trường Đại học Thủy lợi vừa thông báo ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển. Nhiều ngành học lấy điểm xét tuyển chỉ từ 14 điểm.