Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm: Nhiều khoản thu không "tự nguyện" vẫn phải đóng?

VOV.VN - Phụ huynh Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (Thanh Trì, Hà Nội) phản ánh, đầu năm học, có nhiều khoản thu mang tính chất xã hội hóa, tự nguyện, nhưng phụ huynh không được lấy ý kiến, cũng không được "tự nguyện" mà chia đều cho mỗi học sinh.

Liên quan đến việc phụ huynh Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (Thanh Trì, Hà Nội) gửi đơn thư phản ánh về việc nhà trường có nhiều khoản thu không hợp lý như yêu cầu lớp đóng 500.000 đồng/tháng để làm vệ sinh, trường hợp không đóng, phụ huynh phải đến trường trực nhật thay, hay huy động xã hội hóa nhiều khoản về cơ sở vật chất như làm sân cỏ nhân tạo, làm tường rào, lan can… không dựa trên tinh thần tự nguyện, không lấy ý kiến phụ huynh học sinh.

Trao đổi với VOV.VN, bà Hoàng Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm khẳng định đến thời điểm này, trường vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến, chưa có bất kỳ khoản thu nào được triển khai. Về phản ánh các năm học trước nhà trường cũng huy động phụ huynh đóng góp xã hội hóa các hạng mục như tường rào, lan can… ghế giáo viên, bà Hà khẳng định nhà trường không nhận tiền từ phụ huynh học sinh.

Liên quan đến việc mỗi lớp phải đóng 500.000 đồng mỗi tháng để thuê người quét dọn lớp, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm cũng khẳng định, quan điểm của nhà trường việc trực nhật là trách nhiệm của học sinh, tuyệt đối không có việc yêu cầu phụ huynh đến lớp trực nhật thay con em: “Chúng tôi sẽ tìm hiểu xem lớp nào yêu cầu phụ huynh phải trực nhật lúc 17h, BGH nhà trường chưa nắm được thông tin này”.

Bà Hoàng Thị Thu Hà cũng nói thêm rằng, nhà trường chỉ thuê đơn vị dọn vệ sinh ở các khu vực chung ngoài lớp học và phụ huynh “không phải đóng 1 đồng nào” và cũng chưa từng yêu cầu phụ huynh phải đến trực nhật hay phải đóng tiền hàng tháng vệ sinh trường lớp.

Tuy nhiên, khi trao đổi với phóng viên, một phụ huynh có con từng học 5 năm tại Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm (nay đã lên bậc THCS) và có con thứ 2 đang học tại trường cho biết, từ những năm học trước đây, lớp con phụ huynh này đã phải đóng mỗi tháng 500.000 đồng/tháng để thuê người quét dọn vệ sinh lớp học hàng ngày. “Tuy nhiên, tôi vẫn thấy các con phải ở lại sau giờ học để trực nhật, nên cũng không hiểu khoản tiền này được thu vào mục đích gì”.

Phụ huynh này cho biết thêm, số tiền 500.000/tháng được thu ngay từ đầu mỗi kỳ học, trích từ tiền quỹ lớp.

“Năm con tôi học lớp 1, 2, 3 vào thời gian dịch Covid-19 nên không thu khoản tiền này, nhưng cả 2 năm lớp 4, lớp 5, mỗi tháng lớp đều phải đóng tiền vệ sinh 500.000 đồng/tháng. Hiện nay cháu thứ 2 đi học, đầu năm cô cũng thông báo đóng số tiền tương tự”, phụ huynh này cho biết.

Cũng theo vị phụ huynh, từ các năm học trước, nhà trường cũng kêu gọi phụ huynh đóng góp tiền xã hội hóa để xây dựng một số hạng mục như làm lan can tại các hành lang. Các khoản thu này không hề được đưa ra lấy ý kiến hay dựa trên sự tự nguyện, mà “chia đầu người” cho mỗi học sinh.

“Phụ huynh ở đây nhiều người vẫn làm nông nghiệp, kinh tế mỗi người một khác, không phải ai cũng có điều kiện để đóng những khoản ngoài quy định. Mỗi khoản chỉ vài trăm nghìn đồng, nhưng gộp lại cả năm, mỗi gia đình có 2-3 con đi học, ở khu vực ngoại thành vẫn là một khó khăn với phụ huynh. Chưa kể trong năm học vẫn còn nhiều khoản đóng góp, ủng hộ khác nữa. Nhiều phụ huynh không đồng tình, nhưng nêu ý kiến thì con em lại bị “chú ý đặc biệt””, phụ huynh này cho biết.

Một phụ huynh khác có con đang học lớp 1 tại trường cũng cho biết, các khoản thu xã hội hóa như làm sân cỏ nhân tạo, hoàn toàn không được nhà trường phổ biến, lấy ý kiến của phụ huynh mà chỉ thông báo mang tính ấn định, áp đặt sẵn.

“Tôi không hiểu tại sao đại diện nhà trường lại trả lời trên báo chí rằng không biết việc các lớp thu mỗi tháng 500.000 tiền vệ sinh, trong khi việc này được triển khai rộng rãi ở nhiều khối lớp khác nhau từ nhiều năm nay”, một phụ huynh nêu ý kiến.

“Xã Tả Thanh Oai hiện nay vẫn đang là một xã còn nghèo, nhiều hộ gia đình vẫn làm nông để trang trải cuộc sống, thậm chí nhiều hộ gia đình có đến 3-4 người con, rất vất vả mưu sinh bằng mọi công việc khó khăn để mong sao có đủ tiền cho con đến trường đi học.

Kiếm tiền cho con đi học đã là một gánh nặng, giờ cộng thêm các khoản quỹ, kế hoạch của nhà trường như kể trên thì thực sự rất nhiều gia đình đang phải chịu một áp lực vô hình rất lớn”, phụ huynh nêu ý kiến.

Trao đổi với VOV.VN, ông Phạm Văn Ngát, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết Phòng GD-ĐT sẽ nhanh chóng xác minh, làm rõ những bức xúc của phụ huynh học sinh: “Quan điểm của Phòng GD-ĐT là các trường được thu những gì theo quy định, những khoản nào được phép kêu gọi xã hội hóa cũng cần thực hiện theo đúng quy định, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ học sinh và cả các lực lượng ngoài nhà trường. Xã hội hóa không có nghĩa cứ nhắm vào cha mẹ học sinh, ngoài ra vẫn có rất nhiều các nhà hảo tâm, doanh nghiệp… Khi tài trợ không có bất cứ điều kiện nào liên quan đến giáo dục. Tinh thần của Phòng GD-ĐT là xác minh, xử lý kịp thời, Phòng không bao che”.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phụ huynh bức xúc vì phải đến trường của con trực nhật hàng ngày
Phụ huynh bức xúc vì phải đến trường của con trực nhật hàng ngày

VOV.VN - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm thì nói không yêu cầu phụ huynh đến dọn vệ sinh lớp học hàng ngày cũng như không thu tiền vệ sinh lớp học, song phụ huynh cho biết, từ đầu năm học đến nay, hàng ngày các phụ huynh đều phải luân phiên đến trường trực nhật vào 17h.

Phụ huynh bức xúc vì phải đến trường của con trực nhật hàng ngày

Phụ huynh bức xúc vì phải đến trường của con trực nhật hàng ngày

VOV.VN - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ngô Thì Nhậm thì nói không yêu cầu phụ huynh đến dọn vệ sinh lớp học hàng ngày cũng như không thu tiền vệ sinh lớp học, song phụ huynh cho biết, từ đầu năm học đến nay, hàng ngày các phụ huynh đều phải luân phiên đến trường trực nhật vào 17h.

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng ở vùng sâu Đắk Nông
Nỗi niềm giáo viên hợp đồng ở vùng sâu Đắk Nông

VOV.VN - Thiếu biên chế giáo viên triền miên đang là vấn đề nan giải đối với công tác dạy và học tại tỉnh Đắk Nông. Để tạm thời khắc phục, tỉnh đang triển khai hợp đồng giáo viên theo quy định tại Nghị định 111 năm 2022 của Chính phủ. Nhưng việc thực hiện hợp đồng giáo viên lại đang cho thấy một số bất cập. Thu nhập chưa đủ sống, nhiều giáo viên hợp đồng chưa yên tâm công tác.

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng ở vùng sâu Đắk Nông

Nỗi niềm giáo viên hợp đồng ở vùng sâu Đắk Nông

VOV.VN - Thiếu biên chế giáo viên triền miên đang là vấn đề nan giải đối với công tác dạy và học tại tỉnh Đắk Nông. Để tạm thời khắc phục, tỉnh đang triển khai hợp đồng giáo viên theo quy định tại Nghị định 111 năm 2022 của Chính phủ. Nhưng việc thực hiện hợp đồng giáo viên lại đang cho thấy một số bất cập. Thu nhập chưa đủ sống, nhiều giáo viên hợp đồng chưa yên tâm công tác.

Lào Cai chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn
Lào Cai chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn

VOV.VN - Khắc phục khó khăn sau mưa lũ, 1 tuần nay, hầu hết các trường học ở Lào Cai đã nối lại hoạt động dạy và học. Với nguy cơ sạt lở tại nhiều điểm trường vẫn còn cao, ngành giáo dục địa phương đã có sự điều chỉnh linh hoạt, trong đó, thực hiện chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn.

Lào Cai chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn

Lào Cai chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn

VOV.VN - Khắc phục khó khăn sau mưa lũ, 1 tuần nay, hầu hết các trường học ở Lào Cai đã nối lại hoạt động dạy và học. Với nguy cơ sạt lở tại nhiều điểm trường vẫn còn cao, ngành giáo dục địa phương đã có sự điều chỉnh linh hoạt, trong đó, thực hiện chuyển học sinh từ trường học có nguy cơ sạt lở cao về nơi an toàn.