Nông dân vùng Đồng Tháp Mười gặp khó trong thu hoạch nông sản do lục bình dày đặc

VOV.VN - Hiện nay, người dân ở huyện Tân Phước (tỉnh Tiền Giang) gặp khó khăn trong việc thu hoạch nông sản vì khâu vận chuyển bằng đường thủy gần như bế tắc do cây lục bình xuất hiện dày đặc trên mặt kênh rạch. Trong khi đó chính quyền địa phương chậm trong khâu xử lý tình trạng này.

Anh Bùi Hữu Thiện có nhiều ruộng khóm tại các xã Hưng Thạnh, Thạnh Mỹ, Phú Mỹ, Tân Hòa Đông (huyện Tân Phước) cũng như nhiều nông dân vùng Đồng Tháp Mười rất bức xúc khi thu hoạch khóm, ghe xuồng không thể vào tận ruộng vì kênh mương toàn một lớp cây lục bình dày đặc không thể lưu thông. Người dân thu hoạch khóm phải mất thêm khoản chi phí thuê để vận chuyển ra ngoài mới đưa lên xe tải chuyển đến nơi tiêu thụ. Đối với các hộ có diện tích khóm lớn thì chí phí cho nhân công, thuê phương tiện vận chuyển ra ngoài không nhỏ.

“Bây giờ xuồng ghe vô cân khóm không được. Giống như trường hợp của tôi, từ đầu đường vô chỉ 200 mét mà ghe không thể vô được phải dùng xe lôi, lôi từng xe khóm ra mà số lượng thì nhiều. Tôi phải trung chuyển thời gian gấp đôi, mất 6-7 giờ mới chuyển được 5 tấn khóm, nên rất vất vả”, anh Bùi Hữu Thiện bức xúc.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng cây lục bình xuất hiện quá nhiều trên mặt kênh rạch là do vào đầu tháng 2, đơn vị thi công cống âu kênh Nguyễn Tấn Thành (xã Bình Đức, huyện Châu Thành) đã đắp đập tạm để ngăn không cho nước mặn vào bên trong. Nguồn nước trong kênh rạch ở huyện Tân Phước bị ứ động, cây lục bình sinh sôi nhanh và ngày càng nhiều, nghiêm trọng nhất là tại các xã Tân Lập 2, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Hưng Thạnh, Phú Mỹ, thị trấn Mỹ Phước...

Ông Nguyễn Văn Trung, Chủ tịch UBND xã Thạnh Mỹ (huyện Tân Phước) cho biết, địa bàn có rất nhiều kênh rạch và cây lục bình phủ gần hết. Lục bình chiếm hết mặt kênh rạch nên gây khó khăn cho phương tiện ra vào vận chuyển hàng nông sản nhất là cây khóm.

“Đợt rồi xã đề nghị huyện hỗ trợ 11 tuyến kênh, do kinh phí huyện hạn chế nên mới trục vớt được 5 tuyến kênh. Những kênh đó lớn, mặt kênh trên 6 mét xã không có kinh phí để làm, chỉ tuyên truyền vận động bà con cùng ra quân làm chứ không có kinh phí làm. Nói chung toàn huyện Tân Phước xã nào cũng có cây lục bình nhiều lắm gây cản trở giao thông với nông dân mua khóm di chuyển khó khăn", ông Trung chia sẻ.

Đặc thù của người dân huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang là vận chuyển hàng nông sản khi thu hoạch bằng đường thủy, nhất là hơn 15 nghìn ha khóm. Do đó, khi lục bình bám đầy mặt nước thì phương tiện lớn nhỏ đều không thể lưu thông. Đầu năm nay, huyện đã tổ chức vớt lục bình đợt 1 chủ yếu các tuyến kênh lớn nhưng hiện nay chưa tiếp tục làm đợt 2 khi cây lục bình ngày càng dày đặc.

“Đợt 1, chúng tôi tổ chức trục vớt rồi mà đợt 2 chưa có tiền nên chưa vớt nữa. Bây giờ, đề nghị UBND huyện nghiên cứu, khảo sát có kế hoạch trục vớt theo phương án 390. Giải pháp đối với kênh nhỏ là xã vận động nhân dân đóng góp theo hướng dẫn 1952. Xã chỉ vận động nhân dân đóng góp và nguồn hợp pháp khác chứ đâu được sử dụng kinh phí”, ông Nguyễn Văn Bườn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phước cho biết thêm.

Theo lãnh đạo Chi cục thủy lợi Tiền Giang, cây lục bình tại địa bàn Tân Phước quá nhiều là do đóng cống ngăn mặn lâu ngày. Giải pháp khả thi ngoài việc tháo dỡ cống đập ngăn mặn khi độ mặn đã giảm thì việc trục vớt cây lục bình cần được thực hiện bằng nguồn thủy lợi phí tỉnh cấp. Tuyệt đối địa phương không nên áp dụng biện pháp dùng thuốc hóa học để phun xịt diệt lục bình chết hàng loạt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước và chết các loài thủy sản trong nước.

Qua tìm hiểu của PV, năm nay, huyện Tân Phước được tỉnh cấp nguồn thủy lợi phí là 3,8 tỷ đồng; trong đó mới chi cho công tác trục vớt cây lục bình dưới kênh rạch đợt 1 vài trăm triệu đồng. Người dân nơi đây mong mỏi địa phương sớm hỗ trợ cho các xã để “xử lý” nhanh tình trạng cây lục bình ngày càng bùng phát, đang gây khó khăn cho người dân./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Đưa sầu riêng Đồng Tháp Mười xuất khẩu chính ngạch
Đưa sầu riêng Đồng Tháp Mười xuất khẩu chính ngạch

VOV.VN - Để trái sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng trên thế giới, ngành nông nghiệp và nông dân tỉnh Long An đã và đang tập trung xây dựng mã số vùng trồng cũng như các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng, quy định về kiểm dịch thực vật...

Đưa sầu riêng Đồng Tháp Mười xuất khẩu chính ngạch

Đưa sầu riêng Đồng Tháp Mười xuất khẩu chính ngạch

VOV.VN - Để trái sầu riêng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc và các thị trường tiềm năng trên thế giới, ngành nông nghiệp và nông dân tỉnh Long An đã và đang tập trung xây dựng mã số vùng trồng cũng như các điều kiện về tiêu chuẩn chất lượng, quy định về kiểm dịch thực vật...

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười “đổi đời” nhờ ớt trúng mùa, trúng giá
Nông dân vùng Đồng Tháp Mười “đổi đời” nhờ ớt trúng mùa, trúng giá

VOV.VN - Nông dân vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước, Tiền Giang rất phấn khởi vì lần đầu tiên cây ớt trồng nơi đất nhiễm phèn này trúng mùa, trúng giá.

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười “đổi đời” nhờ ớt trúng mùa, trúng giá

Nông dân vùng Đồng Tháp Mười “đổi đời” nhờ ớt trúng mùa, trúng giá

VOV.VN - Nông dân vùng Đồng Tháp Mười, huyện Tân Phước, Tiền Giang rất phấn khởi vì lần đầu tiên cây ớt trồng nơi đất nhiễm phèn này trúng mùa, trúng giá.

Người dân Đồng Tháp Mười tăng thu nhập từ hẹ nước
Người dân Đồng Tháp Mười tăng thu nhập từ hẹ nước

VOV.VN - Mỗi ngày, một người có thể nhổ và làm sạch được 20kg hẹ nước, bán với giá 8.000 đồng/kg. 

Người dân Đồng Tháp Mười tăng thu nhập từ hẹ nước

Người dân Đồng Tháp Mười tăng thu nhập từ hẹ nước

VOV.VN - Mỗi ngày, một người có thể nhổ và làm sạch được 20kg hẹ nước, bán với giá 8.000 đồng/kg.