Từ năm 2025 sẽ thi tốt nghiệp THPT như thế nào?

VOV.VN - Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 sẽ tổ chức thi theo môn, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ; trong đó một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn.

Sáng 20/9, tại Hội nghị tổng kết công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, triển khai phương hướng, nhiệm vụ kỳ thi năm 2024, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng khẳng định vai trò, ý nghĩa quan trọng của Kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây là kỳ thi có số người tham gia rất lớn; huy động nhiều cấp, ngành; nỗ lực lớn, quyết tâm cao, nhưng cũng nhiều rủi ro.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ kỳ thi cuối theo Chương trình GDPT 2006. Do đó, kỳ thi năm 2024 sẽ được giữ ổn định như giai đoạn 2020- 2023 về hình thức tổ chức, mô hình. Tuy nhiên sẽ có một vài điều chỉnh về mặt kỹ thuật để khắc phục các hạn chế bất cập của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh: "Đặc biệt, lưu ý tránh tâm lý chủ quan. Do đó, cần xác định phương hướng, nhiệm vụ cho kỳ thi năm 2024 và bước đầu xác định phương hướng, cách thức cho Kỳ thi năm 2025".

Về phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp từ năm 2025, PGS.TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, mục đích tổ chức thi nhằm đánh giá đúng kết quả học tập của người học theo mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Lấy kết quả thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các cơ sở để đánh giá chất lượng dạy, học của các cơ sở giáo dục phổ thông và công tác chỉ đạo của các cơ quan quản lý giáo dục. Cung cấp dữ liệu đủ độ tin cậy cho các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh theo tinh thần tự chủ.

Đối tượng dự thi gồm: Người học đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT trong năm tổ chức thi; hoặc đã hoàn thành chương trình THPT, chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp THPT; hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp THPT ở những năm trước có nguyện vọng dự thi để được công nhận tốt nghiệp THPT; người học đã có bằng tốt nghiệp THPT hoặc đã có bằng tốt nghiệp trung cấp có nguyện vọng dự thi để lấy kết quả làm cơ sở xét tuyển sinh giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp.

Người học đăng ký dự thi theo cơ sở giáo dục nơi học xong lớp 12 trong năm tổ chức kỳ thi hoặc tại địa điểm do Sở GD-ĐT quy định. Hồ sơ đăng ký dự thi được chuyển về Sở GD-ĐT để xây dựng cơ sở dữ liệu tổ chức thi.

Kỳ thi từ năm 2025 sẽ tổ chức thi theo môn, gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ, Lịch sử, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ; trong đó một số môn bắt buộc và một số môn lựa chọn.

"Nội dung thi bám sát mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, chủ yếu là chương trình lớp 12. Đề thi theo hướng tăng cường đánh giá năng lực, phù hợp với quy định và lộ trình triển khai Chương trình GDPT 2018. Môn Ngữ văn thi theo hình thức tự luận; các môn còn lại thi theo hình thức trắc nghiệm. Ngân hàng câu hỏi thi và đề thi cho tất cả các môn được xây dựng theo định hướng chú trọng đánh giá năng lực", PGS.TS Huỳnh Văn Chương thông tin.

Về phương thức tổ chức thi và lộ trình thực hiện giai đoạn 2025 - 2030, sẽ giữ ổn định phương thức thi trên giấy; đồng thời tăng cường ứng dụng hiệu quả CNTT, từng bước thí điểm thi trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm ở các địa phương có đủ điều kiện (có thể kết hợp giữa thi trên giấy và thi trên máy tính).

Giai đoạn sau 2030: phấn đấu để đến khi tất cả các địa phương trên toàn quốc có đủ điều kiện để tổ chức thi trên máy tính sẽ chuyển sang tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT trên máy tính đối với các môn thi trắc nghiệm.

Về phương thức xét công nhận tốt nghiệp, sẽ kết hợp giữa kết quả đánh giá quá trình và kết quả thi tốt nghiệp.

Về phân cấp, phân quyền tổ chức thi: Bộ GD-ĐT chỉ đạo chung, ban hành quy chế và hướng dẫn tổ chức kỳ thi; xây dựng ngân hàng câu hỏi thi và ra đề thi cung cấp cho các địa phương tổ chức thi; quy định lịch thi chung; thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Các địa phương chỉ đạo, tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT; thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT tại địa phương theo lịch thi chung của Bộ GD-ĐT.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Lời giải nào cho bài toán thiếu trường THPT ở Hà Nội?
Lời giải nào cho bài toán thiếu trường THPT ở Hà Nội?

VOV.VN - Trong bối cảnh thiếu trường lớp học, giáo dục Hà Nội đang phải loay hoay giữa cùng lúc làm thế nào để đủ trường, lớp học vừa tiến tới mục tiêu "chuẩn quốc gia". Muốn giải bài toán này, Hà Nội cần các biện pháp cả trước mắt lẫn lâu dài.

Lời giải nào cho bài toán thiếu trường THPT ở Hà Nội?

Lời giải nào cho bài toán thiếu trường THPT ở Hà Nội?

VOV.VN - Trong bối cảnh thiếu trường lớp học, giáo dục Hà Nội đang phải loay hoay giữa cùng lúc làm thế nào để đủ trường, lớp học vừa tiến tới mục tiêu "chuẩn quốc gia". Muốn giải bài toán này, Hà Nội cần các biện pháp cả trước mắt lẫn lâu dài.

Hà Nội hướng dẫn chuyển trường học sinh cấp THPT
Hà Nội hướng dẫn chuyển trường học sinh cấp THPT

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các quy trình chuyển trường và xét duyệt hồ sơ đợt đầu năm học 2023-2024 với bậc trung học phổ thông.

Hà Nội hướng dẫn chuyển trường học sinh cấp THPT

Hà Nội hướng dẫn chuyển trường học sinh cấp THPT

VOV.VN - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các quy trình chuyển trường và xét duyệt hồ sơ đợt đầu năm học 2023-2024 với bậc trung học phổ thông.

Chương trình THPT mới: Lúng túng do đâu, gỡ cách nào?
Chương trình THPT mới: Lúng túng do đâu, gỡ cách nào?

VOV.VN - Năm học vừa qua là năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc Trung học phổ thông. Sau một năm học triển khai, chương trình mới đã bộc lộ một số bất cập, cần phải “gỡ” ngay khi năm học 2023-2024 đang cận kề.

Chương trình THPT mới: Lúng túng do đâu, gỡ cách nào?

Chương trình THPT mới: Lúng túng do đâu, gỡ cách nào?

VOV.VN - Năm học vừa qua là năm đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc Trung học phổ thông. Sau một năm học triển khai, chương trình mới đã bộc lộ một số bất cập, cần phải “gỡ” ngay khi năm học 2023-2024 đang cận kề.