Tuổi trẻ Sóc Trăng san sẻ khó khăn cùng người dân do ảnh hưởng của dịch Covid-19

VOV.VN - Trước diễn biến bùng phát của dịch Covid-19 ở nhiều nơi trong cả nước, tuổi trẻ tỉnh Sóc Trăng đã thể hiện tinh thần xung kích tình nguyện bằng nhiều hoạt động, việc làm chung tay cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh.

Một trong những đóng góp tích cực là vận động các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nhà hảo tâm trong việc hỗ trợ lương thực, thực phẩm, các nhu yếu phẩm sinh hoạt hàng ngày để vận chuyển đến hỗ trợ người dân và cán bộ, chiến sĩ đang thực hiện nhiệm vụ tại các khu vực phong tỏa, khu cách ly, giúp mọi người an tâm phòng, chống dịch Covid-19.

Với khẩu hiệu "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", hơn 200 đoàn viên, thanh niên của 11 đội hình thanh niên tình nguyện huyện Trần Đề đã và đang tích cực cùng với các lực lượng chức năng tích cực triển khai các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19. Nhất là từ khi huyện ghi nhận ca dương tính Covid-19, các đội thanh niên tình nguyện tích cực tham gia cùng tổ phòng, chống Covid cộng đồng "Vào từng ngõ, gõ cửa từng nhà", hỗ trợ nhân dân khai báo y tế, phát khẩu trang, tờ rơi. Ngoài ra còn sử dụng tiếng loa di động tuyên truyền, qua đó, giúp nâng cao nhận thức, vận động người dân cùng chung tay phòng, chống dịch bệnh. 

Anh Trần Quốc Thái, Bí thư Huyện Đoàn Trần Đề, cho biết: "Đoàn viên thanh niên tham gia các hoạt động tuyên truyền, truy vết, các hoạt động phòng chống dịch trên địa bàn toàn huyện, đặc biệt là tham gia các chốt kiểm soát. Hiện nay Ban Thường vụ Huyện đoàn cũng triển khai các đoàn viên thanh niên tham gia trong chốt kiểm soát hiện nay 5 chốt  có 48 đoàn viên".

Đặc biệt, trong những ngày qua, khi Sóc Trăng áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, Ban Thường vụ Huyện Đoàn Trần Đề đã tổ chức vận động và tiếp nhận các nguồn lực xã hội hóa như: 260 phần quà mỗi phần trị giá 250.000đ, gồm gạo, mì, trứng và nhu yếu phẩm... tổng trị giá trên 65 triệu đồng để gửi cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn thuộc đối tượng cách ly, đối tượng bán vé số, lao động tự do.

Ngoài ra còn tiếp nhận từ Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện một số nhu yếu phẩm cần thiết để thăm và tặng quà cho 5 chốt kiểm soát. Bên cạnh đó lãnh đạo huyện còn tạo điều kiện kết nối với một số doanh nghiệp hỗ trợ 1,5 tấn gạo, 1 tấn rau củ để cung cấp cho bếp ăn khu cách ly tập trung và trao tặng đến cho các hộ dân thực hiện phong tỏa tại xã Tài Văn, huyện Trần Đề. Anh Trần Quốc Thái, Bí thư Huyện Đoàn Trần Đề, chia sẻ thêm: "Khi mua lại nông sản của bà con với giá đảm bảo người dân thu hồi vốn trong sản xuất, mạnh thường quân sẽ trao lại miễn phí một phần cho đoàn viên, thanh niên nhưng nông sản đã được giải cứu, thì lực lượng đoàn viên thanh niên sẽ sử dụng để hỗ trợ người dân tại khu cách ly, phong tỏa, hay đang thực hiện giãn cách xã hội".

Mô hình “Đi chợ giúp dân” để hỗ trợ nhu yếu phẩm đến các hộ cách ly của Huyện đoàn Mỹ Tú triển khai trong những ngày qua thực sự là một mô hình hay, kịp thời, thể hiện tính nhân văn sâu sắc, được người dân đồng tình ủng hộ. Chị Thái Dương Hồng Ngọc, Phó Bí thư Huyện đoàn Mỹ Tú cho biết, trước khi mô hình được triển khai thực hiện, huyện đoàn Mỹ Tú cũng phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Tú nắm danh sách các hộ dân thuộc diện cách ly y tế tại nhà của đơn vị mình nhằm nắm rõ thông tin hộ gia đình, số điện thoại liên lạc…để phân công cụ thể từng đoàn viên, thanh niên tình nguyện phụ trách từng khu vực, ấp, khu dân cư, từng hộ gia đình cụ thể.

"Ban Thường vụ Huyện đoàn cũng đã triển khai mô hình đi chợ giúp dân đến 100% các cơ sở đoàn với mục đích là hỗ trợ nhu yếu phẩm đến các hộ đang bị cách ly tại nhà. Với đội hình là 45 tình nguyện viên thì các xã thị trấn sẽ phân công mọi bạn phụ trách 1 đến 5 hộ".

Mô hình “Đi chợ giúp dân” là mô hình tự nguyện, quy tụ các bạn đoàn viên, thanh niên tình nguyện đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện hoạt động bằng cách, các bạn tình nguyện viên liên lạc thường xuyên với gia đình mình phụ trách qua điện thoại hoặc mạng xã hội Zalo, Facebook… để khi cần mua nhu yếu phẩm và đồ dùng thiết yếu thì liên hệ với nhau. Sau khi mua đồ xong đem đến trước cửa nhà hộ dân giao cho hộ và hộ thanh toán tiền qua tài khoản hoặc để trước cửa ra. Trong quá trình thực hiện các tình nguyện viên bắt buộc thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K của Bộ Y tế, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho lực lượng tình nguyện viên, hộ gia đình và cộng đồng.

Có thể nói, khi đi vào hoạt động, mô hình đã giúp các gia đình cách ly không phải lo lắng về nhu yếu phẩm trong sinh hoạt hàng ngày, chấp hành nghiêm việc cách ly tại nhà theo khuyến cáo của chính quyền địa phương. /.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tin nhắn xúc động của các bác sĩ xung phong hỗ trợ miền Nam chống dịch
Tin nhắn xúc động của các bác sĩ xung phong hỗ trợ miền Nam chống dịch

VOV.VN - Những dòng tin nhắn ngắn gọn nhưng đầy xúc động, thể hiện sự sẵn sàng lên đường chống dịch của các y bác sĩ, các kỹ thuật viên vì miền Nam ruột thịt.

Tin nhắn xúc động của các bác sĩ xung phong hỗ trợ miền Nam chống dịch

Tin nhắn xúc động của các bác sĩ xung phong hỗ trợ miền Nam chống dịch

VOV.VN - Những dòng tin nhắn ngắn gọn nhưng đầy xúc động, thể hiện sự sẵn sàng lên đường chống dịch của các y bác sĩ, các kỹ thuật viên vì miền Nam ruột thịt.

Khánh Hòa: 207 tỷ đồng mua vaccine Covid-19 để tiêm cho người dân
Khánh Hòa: 207 tỷ đồng mua vaccine Covid-19 để tiêm cho người dân

VOV.VN - Chiều nay (28/7), Kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII thông qua Nghị quyết về chế độ mua và sử dụng vaccine, với tổng kinh phí dự kiến hơn 207 tỷ đồng. Theo đó, người dân tỉnh Khánh Hòa sẽ được hỗ trợ hoàn toàn việc tiêm vaccine phòng Covid-19.

Khánh Hòa: 207 tỷ đồng mua vaccine Covid-19 để tiêm cho người dân

Khánh Hòa: 207 tỷ đồng mua vaccine Covid-19 để tiêm cho người dân

VOV.VN - Chiều nay (28/7), Kỳ họp thứ 2, Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa khóa VII thông qua Nghị quyết về chế độ mua và sử dụng vaccine, với tổng kinh phí dự kiến hơn 207 tỷ đồng. Theo đó, người dân tỉnh Khánh Hòa sẽ được hỗ trợ hoàn toàn việc tiêm vaccine phòng Covid-19.

Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP.HCM đi vào hoạt động
Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP.HCM đi vào hoạt động

VOV.VN - Hôm nay (28/7), Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP.HCM đặt tại phường Phú Thuận, Quận 7 chính thức đi vào hoạt động với quy mô gần 3.000 giường sau 20 ngày cấp tốc xây dựng. Trong ngày đầu tiên, bệnh viện có gần 700 giường.

Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP.HCM đi vào hoạt động

Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP.HCM đi vào hoạt động

VOV.VN - Hôm nay (28/7), Bệnh viện Dã chiến số 16 của TP.HCM đặt tại phường Phú Thuận, Quận 7 chính thức đi vào hoạt động với quy mô gần 3.000 giường sau 20 ngày cấp tốc xây dựng. Trong ngày đầu tiên, bệnh viện có gần 700 giường.