"Vaccine Covid-19 còn mới nên mở rộng đối tượng tiêm cần tham khảo"

VOV.VN - Người đứng đầu ngành y tế cho rằng, hiện ngành y tế cũng đang từng bước nghiên cứu để mở rộng đối tượng tiêm. Bởi đây là một vaccine phát triển trong thời gian rất ngắn, vaccine còn mới nên cần phải tham khảo.

Tại phiên thảo luận tổ sáng 21/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, “cuộc chiến” chống COVID-19 chưa có trong tiền lệ, tác động sâu sắc đến toàn diện tất cả các mặt kinh tế - xã hội, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng của người dân.

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, Việt Nam đã có nhiều kinh nghiệm qua 3 đợt dịch nhưng đợt dịch lần thứ 4 do biến chủng Delta làm “đảo ngược” mọi thành tựu phòng dịch, tác động sâu sắc, kể cả những nước phát triển và những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.

GS Nguyễn Thanh Long nêu rõ, các nước trên thế giới cũng như Việt Nam căng thẳng khi đối phó với biến chủng Delta. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự tham gia của tất cả tầng lớp nhân dân nên đến thời điểm này đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình.

Đề cập việc chuyển trạng thái chống dịch, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng chúng ta phải chấp nhận thực tế virus ngày càng nhiều biến thể và không thể triệt tiêu hoàn toàn mầm bệnh. Vì vậy, muốn chuyển sang thích ứng, an toàn với dịch, không còn cách nào khác là phải đảm bảo độ phủ vaccine.

Theo ông Nguyễn Thanh Long, hiện các doanh nghiệp thuộc cộng đồng quốc tế hỗ trợ rất nhiều cho Bộ, TP.HCM mua các thiết bị, máy móc và test xét nghiệm để triển khai chống dịch. Đối với vấn đề vaccine, Bộ trưởng khẳng định chúng ta triển khai chiến dịch tiêm chủng thành công. Hiện Bộ đang đôn đốc các địa phương, quyết tâm phủ vaccine mũi 1 cho khoảng 80% người dân từ 18 tuổi trở lên và lên kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em.

Hiện ngành y tế cũng đang từng bước nghiên cứu để mở rộng đối tượng tiêm. Bởi đây là một vaccine phát triển trong thời gian rất ngắn, vaccine còn mới nên cần phải tham khảo, trao đổi và học hỏi kinh nghiệm của các nước, mở rộng dần các đối tượng tiêm từ 12 đến 17 tuổi và sang năm 2022 mở rộng đến độ tuổi từ 3 tuổi trở lên.

Liên quan đến việc tiêm vaccine cho trẻ em, đại biểu Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng cho biết, TP Hà Nội cũng đã có kế hoạch tiêm tuy nhiên cũng phải căn cứ vào chỉ đạo của Bộ Y tế về lứa tuổi, số lượng vaccine nhập về để có biện pháp triển khai. "Hy vọng Bộ Y tế sớm có kế hoạch thông báo, chỉ định lứa tuổi tiêm chủng để thực hiện"- bà Hà cho biết.  

Bà Hà cũng cho biết, hiện Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội cũng đã có phương án cụ thể nhằm đảm bảo an toàn nhất cho trẻ khi trở lại trường học./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt
Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

VOV.VN - Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương rất nhanh, chuyển hướng rất kịp thời. Nếu vẫn theo tư duy trước đây thì chắc chắn khó khăn hơn nhiều.

Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

Chuyển hướng từ “zero Covid” sang thích ứng an toàn là bước ngoặt

VOV.VN - Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo theo tinh thần của Trung ương rất nhanh, chuyển hướng rất kịp thời. Nếu vẫn theo tư duy trước đây thì chắc chắn khó khăn hơn nhiều.

Việt Nam có thêm 1.737 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, tiêm 1.990.538 liều vaccine
Việt Nam có thêm 1.737 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, tiêm 1.990.538 liều vaccine

VOV.VN - Từ 17h ngày 19/10 đến 17h ngày 20/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.646 ca mắc mới, gồm 11 ca nhập cảnh và 3.635 ca ghi nhận trong nước (tăng 608 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.810 ca trong cộng đồng).

Việt Nam có thêm 1.737 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, tiêm 1.990.538 liều vaccine

Việt Nam có thêm 1.737 bệnh nhân COVID-19 khỏi bệnh, tiêm 1.990.538 liều vaccine

VOV.VN - Từ 17h ngày 19/10 đến 17h ngày 20/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.646 ca mắc mới, gồm 11 ca nhập cảnh và 3.635 ca ghi nhận trong nước (tăng 608 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.810 ca trong cộng đồng).

Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng
Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành các Nghị quyết nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19.

Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng

Tổng kinh phí chi phòng, chống dịch COVID-19 là 30,85 nghìn tỷ đồng

VOV.VN - Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng đã kịp thời ban hành các Nghị quyết nhằm đáp ứng đầy đủ, kịp thời nguồn kinh phí cho phòng, chống dịch COVID-19.