Vận hành tạm thời Cống, âu thuyền Cái Bé để phòng chống hạn mặn tại Kiên Giang

VOV.VN - Sáng 5/2, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 thuộc Bộ NN&PTNT tiến hành vận hành tạm thời Cống âu thuyền Cái Bé để thực hiện công tác phòng, chống hạn mặn mùa khô, phục vụ sản xuất, dân sinh.

Trước tình hình xâm nhập mặn đang diễn biến phức tạp, sáng 5/2, UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng thủy lợi 10 thuộc Bộ NN&PTNT tiến hành vận hành tạm thời Cống âu thuyền Cái Bé để thực hiện công tác phòng, chống hạn mặn mùa khô, phục vụ sản xuất, dân sinh. Công trình này đã được Ban quản lý và các nhà thầu tập trung thực hiện vượt tiến độ đề ra hơn 5 tháng.

Hiện nay độ mặn tại ngã ba kênh Trâm Bầu - sông Cái Bé (cách cống Cái Bé khoảng 16km về phía thượng lưu) đã vượt mức 1g/lít và dự báo tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Việc đưa vào vận hành tạm Cống, âu thuyền Cái Bé ngay đúng thời điểm hạn mặn sẽ góp phần rất lớn giúp Kiên Giang đảm bảo công tác phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, bảo vệ sản xuất cho hơn 20 ngàn ha lúa và nước sinh hoạt của người dân. Có công trình này Kiên Giang sẽ không phải đắp hơn 100 đập tạm trong năm 2021.

Để việc vận hành được thuận lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang đã thống nhất với Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 và các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan thời gian bắt đầu vận hành từ hôm nay cho đến hết mùa khô năm 2021, đồng thời có thông báo lịch mở cống cụ thể từng thời điểm để Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 thực hiện và nhân dân biết chủ động trong sản xuất, giao thông thủy. Thời gian mở cống vào lúc triều thấp và đóng lại khi triều cao.

Ông Lê Hồng Linh, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 cho rằng, công trình này có 250 hộ dân bị ảnh hưởng, hầu hết người dân đều đồng tình ủng hộ, bàn giao sớm mặt bằng để chủ đầu tư triển khai và hoàn thành sớm dự án.

"Năm nay dự báo việc xâm nhập mặn lớn hơn mọi năm nên việc vận hành sớm công trình rất quan trọng với vùng khi trực tiếp kiểm soát mặn cho khoảng 20.000ha, chủ yếu là tỉnh Kiên Giang. Chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp Kiên Giang vận hành phát huy phù hợp nhất với yêu cầu của địa phương", ông Linh chia sẻ./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Gắn biển Công trình Cống âu thuyền lớn nhất Việt Nam tại Bạc Liêu
Gắn biển Công trình Cống âu thuyền lớn nhất Việt Nam tại Bạc Liêu

VOV.VN - Công trình Cống Âu thuyền Ninh Quới ứng dụng công nghệ vận hành tiên tiến có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng.

Gắn biển Công trình Cống âu thuyền lớn nhất Việt Nam tại Bạc Liêu

Gắn biển Công trình Cống âu thuyền lớn nhất Việt Nam tại Bạc Liêu

VOV.VN - Công trình Cống Âu thuyền Ninh Quới ứng dụng công nghệ vận hành tiên tiến có tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng.

Dùng Camera giám sát xả thải tại âu thuyền Thọ Quang- Đà Nẵng
Dùng Camera giám sát xả thải tại âu thuyền Thọ Quang- Đà Nẵng

VOV.VN - Sẽ lắp đặt camera giám sát việc xả, thải của các hoạt động tàu cá, chợ hải sản…tại Âu thuyền cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Dùng Camera giám sát xả thải tại âu thuyền Thọ Quang- Đà Nẵng

Dùng Camera giám sát xả thải tại âu thuyền Thọ Quang- Đà Nẵng

VOV.VN - Sẽ lắp đặt camera giám sát việc xả, thải của các hoạt động tàu cá, chợ hải sản…tại Âu thuyền cảng cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng.

Cống Âu thuyền Ninh Quới-công trình ngăn mặn phát huy hiệu quả
Cống Âu thuyền Ninh Quới-công trình ngăn mặn phát huy hiệu quả

VOV.VN -Sau khi đưa vào hoạt động, bước đầu công trình ngăn mặn đã giúp địa phương này chủ động tốt trong điều tiết nước tưới, kiểm soát mặn, giữ ngọt.

Cống Âu thuyền Ninh Quới-công trình ngăn mặn phát huy hiệu quả

Cống Âu thuyền Ninh Quới-công trình ngăn mặn phát huy hiệu quả

VOV.VN -Sau khi đưa vào hoạt động, bước đầu công trình ngăn mặn đã giúp địa phương này chủ động tốt trong điều tiết nước tưới, kiểm soát mặn, giữ ngọt.