Vành đai 4 TP.HCM phải đạt chuẩn cao tốc

VOV.VN - Chiều nay (22/2), tại TP.HCM, Bộ Giao thông vận tải làm việc với TP.HCM, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu và Bình Dương về triển khai thực hiện dự án xây dựng tuyến đường Vành đai 4 TP.HCM.

Cần thống nhất một số vấn đề

Vành đai 4 TP.HCM có tổng chiều dài gần 207 km, đi qua địa bàn Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Long An và TP.HCM. Đây là đường cao tốc loại A, vận tốc thiết kế 100km/h, mặt cắt ngang 6 – 8 làn xe cao tốc, có đường song hành 2 bên và các hành lang… Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 106.000 tỷ đồng.

Tại cuộc họp, các địa phương thống nhất tiếp cận theo hướng, các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai dự án của đường Vành đai 4 TP.HCM. Riêng đoạn Vành đai 4 trên địa bàn huyện Nhà Bè (TP.HCM) dài khoảng 3,8km (do UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền) trong bước đề xuất chủ trương đầu tư, đề nghị tách thành dự án thành phần và giao UBND Thành phố tổ chức thực hiện dự án theo quy định, sử dụng nguồn vốn ngân sách Thành phố.

Theo các địa phương có dự án đi qua, quá trình nghiên cứu hoàn thiện hồ sơ đang gặp một số khó khăn như: Quy mô phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 giữa các dự án chưa thống nhất về bề rộng mặt cắt ngang; thời gian thu hồi vốn giữa các dự án còn khác nhau; nguồn vốn nhà nước tham gia dự án lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách địa phương đang khó khăn, khó cân đối bố trí; vướng mắc về đầu tư công trình cầu nằm giữa hai địa phương và cần có cơ chế đặc thù trong quá trình triển khai thực hiện.

“Quan trọng tôi nghĩ cần có sự thống nhất giữa các địa phương về phạm vi, quy mô, hướng tuyến, mặt cắt. Tôi cảm giác các bước đi của mình chưa rõ nên các địa phương hơi lúng túng. Như Long An giờ không biết sắp tới làm gì nữa”, ông Nguyễn Minh Lâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An nói.

Vành đai 4 TP.HCM phải đạt chuẩn cao tốc

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho rằng, cần phải có tư vấn tổng thể toàn dự án để có thể quản lý, theo dõi tiến độ.

Về cơ chế, theo ông Phan Văn Mãi, Vành đai 4 TP.HCM có thể áp dụng cơ chế đã áp dụng cho Vành đai 3 TP.HCM về vấn đề vật liệu, chỉ định thầu hoặc cơ chế đã áp dụng như ở Vành đai 4 Hà Nội và với TP.HCM là Nghị quyết 98.

Ngoài ra, Chủ tịch UBND TP.HCM cũng đề xuất các địa phương phải có sự thống nhất về mặt cắt ngang; mặc dù chi phí sẽ tăng cao nhưng cần nghiên cứu phương án cầu cạn để đẩy nhanh tiến độ, giải quyết được vấn đề thích ứng biến đổi khí hậu, không phụ thuộc cát đắp nền…

Vành đai 4 là dự án giao thông trọng điểm, có tính cấp thiết và ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của vùng Đông Nam bộ và các địa phương. Do đó, cần nghiên cứu tăng ca, tăng kíp, rút ngắn thời gian, bởi nếu công trình “đi vào khai thác sớm sẽ đem lại lợi ích rất lớn”.

Đặc biệt, ông Phan Văn Mãi đề nghị cần thống nhất làm Vành đai 4 là cao tốc đúng chuẩn: “Chúng ta thống nhất với nhau ở chỗ làm Vành đai 4 TP.HCM phải đạt chuẩn. Chúng ta đừng ngại kinh phí hay những vấn đề khác. Về mặt kỹ thuật cố gắng đạt chuẩn, giải phóng mặt bằng 8 làn, xây dựng giai đoạn 1 bốn là nhưng mà là 4 làn hoàn chỉnh, có đường dừng khẩn cấp. Chúng ta thiếu tiền nhưng có thể cắt giảm các đầu tư không quan trọng hơn để tập trung cái này”.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết, sau cuộc họp và có ý kiến thống nhất, TP.HCM sẽ đăng kí làm việc với Thủ tướng Chính phủ, sớm trình Quốc hội thông qua Nghị quyết…

Kết luận buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Anh Tuấn cho biết, Vành đai 4 TP.HCM là dự án quan trọng trong liên kết vùng và Bộ Giao thông đặc biệt quan tâm. 

Thống nhất với ý kiến của Chủ tịch UBND TP.HCM, ông Lê Anh Tuấn cho rằng, Vành đai 4 là cao tốc đô thị, đường song hành của tuyến này một số đoạn còn có vai trò đường gom… khá phức tạp nên cần phải làm với tinh thần “làm hôm nay phải nghĩ đến ngày mai”, tránh xung đột phải phá dỡ về sau, gây lãng phí.

Ông Lê Anh Tuấn đề nghị, cần mời tư vấn phản biện các vấn đề và trách nhiệm của Bộ là sẽ thống nhất lại tất cả về quy mô, tiêu chuẩn, về phạm vi ranh giới… Còn với các 2 địa phương cùng ranh giới phải thống nhất về tiêu chuẩn kỹ thuật.

Theo Thứ trưởng Lê Anh Tuấn, do dự án triển khai giữa nhiệm kỳ nên vấn đề phân bổ nguồn vốn cũng khá khó khăn. Do đó, cần tính đến cơ chế như ngân sách tỉnh này dùng cho tỉnh khác; nghiên cứu điều chỉnh tỷ lệ điều tiết, đơn vị tư vấn xây dựng cơ chế đặt thù như đã áp dụng ở Vành đai 3, cơ chế đặc thù 98 TP.HCM rà soát lại để phù hợp…

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Để đưa công trình Vành đai 4 về đích đúng hẹn
Để đưa công trình Vành đai 4 về đích đúng hẹn

VOV.VN - Người dân đang trông đợi hoàn thành một "Vành đai kết nối mọi vành đai", tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nhưng công trình lớn và những khó khăn không nhỏ đang đặt ra cũng đang được cả hệ thống chính trị tiếp tục tháo gỡ để Vành đai 4 về đích đúng hẹn.

Để đưa công trình Vành đai 4 về đích đúng hẹn

Để đưa công trình Vành đai 4 về đích đúng hẹn

VOV.VN - Người dân đang trông đợi hoàn thành một "Vành đai kết nối mọi vành đai", tạo tiền đề quan trọng cho sự phát triển đồng đều, toàn diện và bền vững của Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Nhưng công trình lớn và những khó khăn không nhỏ đang đặt ra cũng đang được cả hệ thống chính trị tiếp tục tháo gỡ để Vành đai 4 về đích đúng hẹn.

Xuân về trên công trình trọng điểm quốc gia - đường Vành đai 4
Xuân về trên công trình trọng điểm quốc gia - đường Vành đai 4

VOV.VN - Tết trên công trường trọng điểm quốc gia - đường vành đai 4 vùng Thủ đô, không khí làm việc vẫn vô cùng sôi động, chạy đua với thời gian để công trình về đích theo kế hoạch.

Xuân về trên công trình trọng điểm quốc gia - đường Vành đai 4

Xuân về trên công trình trọng điểm quốc gia - đường Vành đai 4

VOV.VN - Tết trên công trường trọng điểm quốc gia - đường vành đai 4 vùng Thủ đô, không khí làm việc vẫn vô cùng sôi động, chạy đua với thời gian để công trình về đích theo kế hoạch.

Đề xuất làm Vành đai 5 TP.HCM
Đề xuất làm Vành đai 5 TP.HCM

VOV.VN - Phát biểu tại Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra sáng 31/1, đại diện UBND tỉnh Bình Dương đề xuất TP.HCM đưa vào quy hoạch Vùng làm đường đường Vành đai 5 kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên.

Đề xuất làm Vành đai 5 TP.HCM

Đề xuất làm Vành đai 5 TP.HCM

VOV.VN - Phát biểu tại Hội thảo khoa học góp ý dự thảo Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diễn ra sáng 31/1, đại diện UBND tỉnh Bình Dương đề xuất TP.HCM đưa vào quy hoạch Vùng làm đường đường Vành đai 5 kết nối Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên.