Về bon làng vận động học sinh đến lớp

VOV.VN - Những ngày này, ngành giáo dục Đắk Nông đang nỗ lực triển khai các giải pháp để vận động học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn đến lớp. Cùng với sự nỗ lực của các thầy cô giáo, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước cũng đang hỗ trợ tích cực cho các trường vùng sâu duy trì sĩ số, nâng cao chất lượng dạy và học.

 

Tuần cuối tháng 8, thầy cô giáo Trường THCS và THPT Lê Hữu Trác đến thăm gia đình hai chị em ruột Thị Chúc, Thị Yêm, dân tộc M’Nông (thôn Tân Bình, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông). Hai em đang giúp gia đình làm cỏ, bón phân cho rẫy cà phê. Gia đình các em thuộc diện hộ nghèo, chỉ có bố là lao động chính, mẹ bị tai biến, anh trai bị tai nạn. Em Thị Chúc rất cảm động khi các thầy giáo đến thăm, động viên. 

“Gia đình cháu khó khăn, có thầy cô, bố mẹ động viên để cháu đến lớp. Năm học mới cháu đã chuẩn bị sách vở đầy đủ rồi. Cháu sẽ cố gắng học tập vì bố mẹ", Chúc nói.

Ông Điểu Thắng, bố của Thị Chúc và Thị Yêm cho biết, hai con gái đã 15 tuổi sắp là lao động chính, nhưng ông vẫn luôn động viên các con đi học để cuộc sống sau này đỡ khổ. Nhờ có các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước mà các con ông không phải bỏ học giữa chừng.

“Gia đình mình rất khó khăn, lại xa trường, cũng nhờ được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, nhà trường, hỗ trợ cho các cháu tiền ăn, tiền ở, tiền đi lại. Mình cũng cố gắng động viên các con cố gắng đi học để biết cái chữ, biết tính toán để cuộc sống sau này đỡ khổ", ông Điểu Thắng nói.

Ông Nguyễn Thế Hiệt, Hiệu trưởng Trường THCS – THPT Lê Hữu Trác, xã Đắk Ngo, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông cho biết, ở vùng đặc biệt khó khăn, nhiều học sinh trở thành lao động chính khi mới 15-16 tuổi. Để duy trì sĩ số học sinh, ban giám hiệu và các thầy cô giáo thường xuyên về các bon làng vận động các em đến lớp. Quá trình đi vận động, thầy cô giáo tuyên truyền các các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước dành cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; giúp phụ huynh, học sinh hiểu tầm quan trọng của việc học với cuộc sống.

“Ban giám hiệu nhà trường cùng với giáo viên chủ nhiệm, kết hợp với các thôn bon, chính quyền địa phương đến vận động các em đi học. Về chính sách thì xã vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn nên có 2 chính sách theo Nghị định 81 hỗ trợ chi phí học tập và Nghị định 116 hỗ trợ gạo, tiền ăn, tiền ở cho các em, rất là tốt", ông Nguyễn Thế Hiệt cho biết.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Nông cho biết, tỉnh đặc biệt quan tâm đến học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Chuẩn bị cho năm học mới, ngành giáo dục phối hợp với hệ thống chính trị ở cơ sở chủ động về từng bon làng để nắm tình hình và vận động học sinh đến lớp. Với những học sinh có hoàn cảnh khó khăn ngành sẽ tìm những giải pháp hỗ trợ. Quan điểm của ngành giáo dục tỉnh là không để học sinh nào phải bỏ học vì hoàn cảnh khó khăn.

Hiện các chính sách hỗ trợ cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số theo Nghị định số 116 năm 2016 và Nghị định 81 năm 2021 của Chính phủ đang phát huy hiệu quả rất tốt tại tỉnh Đắk Nông. Trong các năm học 2022-2023 và 2023-2024 đã có hơn 14.000 học sinh trong tỉnh được hỗ trợ tiền ăn, tiền ở, hỗ trợ chi phí học tập với tổng tiền gần 21 tỷ đồng.

Ông Phan Thanh Hải cho biết: “Trong những năm qua, các chế độ chính sách của Trung ương và địa phương đặc biệt quan tâm đến con em, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số. Đặc biệt có 2 Nghị định đáng chú ý đi vào thực tiễn là Nghị định 116 và Nghị định 81 của Chính phủ. Việc hỗ trợ này đi vào thực tiễn, hỗ trợ, động viên các cháu vùng sâu, vùng xa, nhất là con em vùng dân tộc thiểu số có điều kiện đi học tốt hơn, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học rất lớn trong những năm qua.”

Những ngày này, học sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số của Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang háo hức trở lại trường. Cùng với sự cố gắng, nỗ lực của ngành giáo dục, của các thầy cô giáo bám bon, bám làng, các chính sách của Đảng, Nhà nước đang hỗ trợ tích cực giúp các em vượt lên khó khăn hướng đến tương lai tươi sáng.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Dạy tiếng Anh cho học sinh vùng sâu huyện Sông Mã - Sơn La
Dạy tiếng Anh cho học sinh vùng sâu huyện Sông Mã - Sơn La

VOV.VN - Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tại Sơn La, bài toán thiếu giáo viên tiếng Anh vẫn chưa có lời giải. Vậy các thầy, cô giáo nơi vùng cao ấy đã vượt khó thế nào để mang ngôn ngữ chung của thế giới đến với học trò?

Dạy tiếng Anh cho học sinh vùng sâu huyện Sông Mã - Sơn La

Dạy tiếng Anh cho học sinh vùng sâu huyện Sông Mã - Sơn La

VOV.VN - Cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước, tại Sơn La, bài toán thiếu giáo viên tiếng Anh vẫn chưa có lời giải. Vậy các thầy, cô giáo nơi vùng cao ấy đã vượt khó thế nào để mang ngôn ngữ chung của thế giới đến với học trò?

Học sinh miền núi huyện Nam Trà My được nhận được lì xì khi trở lại trường
Học sinh miền núi huyện Nam Trà My được nhận được lì xì khi trở lại trường

VOV.VN - Sáng nay (19/2), học sinh toàn huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết. Trong tiết chào cờ đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024, học sinh toàn huyện được nhận lì xì từ các thầy cô giáo. Việc làm nhỏ này nhưng có ý nghĩa không nhỏ.

Học sinh miền núi huyện Nam Trà My được nhận được lì xì khi trở lại trường

Học sinh miền núi huyện Nam Trà My được nhận được lì xì khi trở lại trường

VOV.VN - Sáng nay (19/2), học sinh toàn huyện miền núi Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam trở lại trường học sau kỳ nghỉ Tết. Trong tiết chào cờ đầu tiên của năm mới Giáp Thìn 2024, học sinh toàn huyện được nhận lì xì từ các thầy cô giáo. Việc làm nhỏ này nhưng có ý nghĩa không nhỏ.

Học sinh miền núi tại tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ ăn trưa
Học sinh miền núi tại tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ ăn trưa

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa vừa tăng mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh người dân tộc thiểu số. Đây là chính sách cấp gạo, nuôi cơm để đến trường của tỉnh Khánh Hòa thực hiện từ nhiều năm nay, khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học, hạn chế tình trạng bỏ học.

Học sinh miền núi tại tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ ăn trưa

Học sinh miền núi tại tỉnh Khánh Hòa được hỗ trợ ăn trưa

VOV.VN - Tỉnh Khánh Hòa vừa tăng mức hỗ trợ tiền ăn trưa cho học sinh người dân tộc thiểu số. Đây là chính sách cấp gạo, nuôi cơm để đến trường của tỉnh Khánh Hòa thực hiện từ nhiều năm nay, khuyến khích con em đồng bào dân tộc thiểu số đi học, hạn chế tình trạng bỏ học.