Vị cứu tinh của những bệnh nhi

VOV.VN -Hơn 30 năm qua, chị Khu Thị Khánh Dung cùng các y bác sĩ BV Nhi Trung ương đã cứu sống được hàng vạn trẻ sơ sinh.

“Năng nổ, nhiệt tình, không quản ngại khó khăn, say mê nghiên cứu khoa học, hết lòng vì bệnh nhân” là những suy nghĩ của các y bác sĩ, người nhà bệnh nhân tại Bệnh viện Nhi Trung ương dành cho Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân Khu Thị Khánh Dung, Trưởng Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương. Đầu tháng 10 vừa qua, chị vinh dự là 1 trong 10 cá nhân được trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam.

“Hãy chăm sóc những bệnh nhi không chỉ bằng trách nhiệm của một bác sĩ, mà bằng cả tình thương như chăm sóc con cháu mình và coi đó như là người thân, ruột thịt trong gia đình”. Đó là chia sẻ của chị Khu Thị Khánh Dung với những y, bác sĩ tại bệnh viện.

Chị cho biết: Những trẻ sơ sinh đang điều trị tại Khoa đều bị bệnh rất nặng, phải thở máy, được hỗ trợ đặc biệt. Với những cơ thể bé bỏng đó không chỉ cần thuốc, không chỉ cần những phác đồ điều trị đúng mà còn rất cần tình thương như được mẹ bên cạnh chăm sóc, như thế mới mau lành bệnh.

PGS.TS Khu Thị Khánh Dung chăm sóc bệnh nhân

Với phương châm đó, hơn 30 năm qua, chị cùng các y bác sĩ đã cứu sống được hàng vạn trẻ sơ sinh, nhiều ca hết sức hiểm nghèo mà không để xảy ra sai sót. Những cống hiến của chị không hẳn được ghi nhận qua những danh hiệu, những bằng khen mà quý hơn là những tình cảm của bệnh nhân, gia đình bệnh nhân đối với chị. Vui biết bao khi những câu chuyện về những bệnh nhân nặng, đặc biệt được chị cứu sống ngày càng nhiều lên. Chị vẫn khiêm tốn cho rằng, đó là sức lực của cả một tập thể.

Ngược về những ngày tháng đầu tiên đến với ngành y, chị chia sẻ: Ước mơ trở thành bác sĩ của chị được nuôi dưỡng ngay từ nhỏ, qua những câu chuyện kể của bố về những ngày tháng mẹ chị phải chiến đấu với bệnh tật. Vì thế, sau khi tốt nghiệp phổ thông trung học, dù được chọn đi học ở nước ngoài về ngành nông nghiệp nhưng chị vẫn quyết tâm ở lại học nghề y.

Sau khi tốt nghiệp, được phân công về Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương và chị gắn bó với các bệnh nhân nhi hơn 30 năm qua. Đó cũng là khoảng thời gian chị luôn cống hiến hết mình, luôn đau đáu tìm ra mọi giải pháp để đạt được kết quả điều trị cao nhất cho các bệnh nhân.

Chị chủ động cập nhật các phương pháp điều trị mới, cải tiến chế tạo nhiều loại máy móc trang thiết bị chuyên khoa. Với hàng chục công trình, đề tài nghiên cứu khoa học có sự đóng góp của chị đã góp phần hạ thấp tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sơ sinh như: “Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp”; “Sàng lọc trẻ sơ sinh phát hiện sớm giảm thị lực, đề xuất các giải pháp phục hồi chức năng cho trẻ khiếm thính”…

Chị Khu Thị Khánh Dung chia sẻ: “Gần đây, tôi cùng các đồng nghiệp nghiên cứu điều tra về giảm thính lực, khiếm thính ở trẻ sơ sinh. Trong vòng 6 tháng, nếu phát hiện được giảm thính lực thì trẻ hòa nhập được rất tốt. Tôi thấy rằng, được mọi người tôn vinh là niềm vui lớn, nhưng để có thành công của mình phải có được tập thể cán bộ cũng như cái nôi của Bệnh viện Nhi Trung ương để tôi có thể làm việc, chứ một mình cá nhân cũng không thể làm được. Bên cạnh đó là có gia đình luôn động viên chia sẻ”.

PGS.TS Khu Thị Khánh Dung - PGĐ Viện Nhi Trung ương

Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương hiện có 130 y, bác sĩ đang điều trị khoảng 250 bệnh nhi. Mặc dù đã giữ cương vị Phó Giám đốc, nhưng bác sĩ Khu Thị Khánh Dung vẫn luôn quan tâm tới hoàn cảnh của từng bệnh nhân mắc bệnh nặng hoặc có hoàn cảnh gia đình khó khăn.

Không nề hà, không quản ngại khó khăn, khi có thời gian chị vẫn muốn tự tay thay tã, chăm sóc cho các trẻ sơ sinh từ những việc nhỏ nhất. Chị tìm thấy niềm vui trong những công việc tưởng như rất đỗi giản dị đó. Chính lối sống hòa đồng, giản dị và gương mẫu, chị luôn là tấm gương cho các y, bác sĩ phấn đấu noi theo.

Điều dưỡng trưởng Lê Thị Hòa Bình, Khoa Hồi sức cấp cứu sơ sinh, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: “Chị Dung lúc nào cũng hỏi han tình hình bệnh nhân như thế nào, có vấn đề gì không; chị rất tận tình và chu đáo với bệnh nhân và luôn quan tâm đến những bệnh nhân nặng, những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt. Bệnh nhân ra viện họ cảm ơn, người ta còn nói là gửi gắm con vào Khoa Sơ sinh là thấy yên tâm rồi”.

“Niềm vui của tôi là thấy người bệnh mau khỏe mạnh. Đây cũng là động lực giúp tôi thường xuyên rèn luyện chuyên môn, nâng cao y đức để có thể thực hiện tốt lời dạy của Bác Hồ “Lương y như từ mẫu” - chị Khu Thị Khánh Dung cười thật tươi và chia sẻ điều đó. Những suy nghĩ chỉ giản dị vậy thôi nhưng thật đáng quý biết bao./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam
Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam

Người dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận biết đến người thầy thuốc già - Nguyễn Văn Thiệu (77 tuổi), ở thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, không chỉ với lòng kính trọng một lương y giỏi, mà còn xúc động trước tấm lòng của ông đối với các bệnh nhân nghèo nhiễm chất độc da cam.  

Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam

Một lương y khám chữa bệnh miễn phí cho hàng ngàn bệnh nhân da cam

Người dân tỉnh Thái Bình và các tỉnh lân cận biết đến người thầy thuốc già - Nguyễn Văn Thiệu (77 tuổi), ở thôn An Phú, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, không chỉ với lòng kính trọng một lương y giỏi, mà còn xúc động trước tấm lòng của ông đối với các bệnh nhân nghèo nhiễm chất độc da cam.  

Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ
Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ

VOV.VN -500 người dầm mình trong nước, nhường nhau từng miếng cháo trắng chờ nước lũ rút

Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ

Bát cháo ấm tình "lương y như từ mẫu" giữa nước lũ

VOV.VN -500 người dầm mình trong nước, nhường nhau từng miếng cháo trắng chờ nước lũ rút

Lương y với một chữ “Tâm” cứu người
Lương y với một chữ “Tâm” cứu người

Ông Phạm Khắc Tỉnh sẵn sàng chữa bệnh từ thiện không lấy tiền đối với những gia đình chính sách, người nghèo.

Lương y với một chữ “Tâm” cứu người

Lương y với một chữ “Tâm” cứu người

Ông Phạm Khắc Tỉnh sẵn sàng chữa bệnh từ thiện không lấy tiền đối với những gia đình chính sách, người nghèo.

Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”
Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”

Nổi tiếng khắp vùng vì hoạt động giúp đỡ người nghèo, đặc biệt, ngoài 70 tuổi, ông vẫn làm trang trại để lấy tiền làm từ thiện

Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”

Vị lương y và những “toa thuốc chữa nghèo”

Nổi tiếng khắp vùng vì hoạt động giúp đỡ người nghèo, đặc biệt, ngoài 70 tuổi, ông vẫn làm trang trại để lấy tiền làm từ thiện

TPHCM: Đề nghị công nhận 520 lương y
TPHCM: Đề nghị công nhận 520 lương y

Hiện Hội Đông y thành phố có hơn 5.000 hội viên hành nghề.

TPHCM: Đề nghị công nhận 520 lương y

TPHCM: Đề nghị công nhận 520 lương y

Hiện Hội Đông y thành phố có hơn 5.000 hội viên hành nghề.