Vi phạm xây dựng trên đất rừng Sóc Sơn có phải do lỗi quy hoạch chậm

VOV.VN - Trao đổi với báo chí về tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng Sóc Sơn, ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, cho rằng huyện luôn kiên quyết ngăn chặn và xử lý các công trình xây dựng trái phép nhưng vẫn có tình trạng “giấu vi phạm”.

Theo đó, với những vi phạm xây dựng trên đất rừng Sóc Sơn, từ đầu năm đến nay huyện xử lý hơn 500 trường hợp. Thực tế có những diện tích đất của người dân ở từ những năm 1980 đến nay những chưa được cấp GCN quyền sử dụng đất nhưng bà con vẫn được sử dụng diện tích đất này. Sau khi có điều chỉnh quy hoạch đất rừng, nếu nằm ngoài quy hoạch sẽ được cho chuyển đổi.

Lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, quan điểm của huyện kiên quyết xử lý kỷ luật lãnh đạo xã để xảy ra sai phạm. Vào tháng 6, huyện đã xử lý kỷ luật 2 chủ tịch xã, trong đó buộc thôi việc 1 người, cảnh cáo 1 người. Trong tháng 6 cũng tạm đình chỉ công tác 3 phó chủ tịch của 3 xã Minh Trí, Nam Sơn, Mai Đình để tập trung vào công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng… “Huyện làm hết sức nhưng việc này rất phức tạp, cần làm từng bước để bà con không bao giờ vi phạm, vi phạm là bị xử lý không được tồn tại để dần đi vào nền nếp”- ông Phạm Quang Ngọc, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết.   

Lãnh đạo huyện Sóc Sơn thông tin, đối với khu vực đất ở nông thôn không thuộc diện cấp phép xây dựng nên có tình trạng “giấu vi phạm”. Qua rà soát kiểm tra 6 tháng đầu năm 2023 phát hiện mới 196 trường hợp vi phạm, trong đó tập trung nhiều ở 2 xã Minh Trí, Minh Phú. Đã xử lý 150 trường hợp, còn lại 46 trường hợp yêu cầu xử lý trong tháng 8 và 9/2023.

Đối với các trường hợp vi phạm xử lý sau kết luận thanh tra thành phố công bố năm 2019, huyện xử 40/76 trường hợp vi phạm chủ yếu trong vùng hồ của 2 xã Minh Phú, Minh Trí. 36 trường hợp còn lại tiếp tục xây dựng phương án cưỡng chế. Tuy nhiên, Thanh tra Chính phủ có yêu cầu dừng lại giữ nguyên hiện trạng tập trung vào điều chỉnh quy hoạch rừng sau khi điều chỉnh xong quy hoạch rừng trường hợp phù hợp quy hoạch sẽ để lại.

"Năm 2022 và 2023, xã Minh Trí phải xử lý gần 30 trường hợp. Với những lều lán nhỏ trong rừng vừa rồi huyện ra quân xử lý 268 trường hợp phá dỡ toàn bộ. Việc xử lý tháo dỡ công trình tương đối phức tạp có những công trình phải thực hiện trong 23 ngày mới xong”- ông Ngọc chia sẻ.

Đối với sự việc lũ cuốn đất đá từ đồi Dõng Chum tràn xuống tuyến đường bê tông dân sinh dài ở xóm Ban Tiện, thôn Phù Ninh, xã Minh Phú vùi và làm hư hỏng 13 ô tô ngày 4/8 vừa qua. Lãnh đạo huyện Sóc Sơn cho biết, tại đây có sự chồng lấn, xen kẽ giữa đất rừng và đất ở. Một số công trình, homestay do người dân xây dựng trái phép. Huyện đang cho rà soát để phân định rõ ranh giới đất rừng và đất ở.

Thời gian qua mưa dồn dâp kéo dài 3 ngày tập trung vào một lưu vực rất nhỏ ở Minh Phú. Trước đây đợt mưa năm 2008 Minh Trí, Minh Phú, Hiền Ninh cũng xảy ra trường hợp sạt trượt ảnh hưởng giao thông, sinh hoạt của người dân ít. Tuy nhiên lần sạt trượt này xảy ra đúng lúc tập trung đông người ở đó. Điểm đó là điểm thấp nhất của tuyến đường khi nước dồn về kéo theo bùn cát, đất đá tập trung tại một chỗ. Tuyến đường bị đất đá vùi lấp là đường dân sinh, các hộ dân tự ý đổ bê tông, không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng.

“Việc làm đường tự phát này có một phần quản lý chưa chặt chẽ của chính quyền địa phương”- ông Ngọc cho biết.

Đất rừng Sóc Sơn hiện có 3.260 ha. Quy hoạch rừng năm 2008 là 4.566 ha. Khoảng 1.300 ha vẫn nằm trong quy hoạch có rất nhiều loại đất (đất ở, đất vườn, đất trồng cây lâu năm của người dân, đất trụ sở, đường giao thông, đất quốc phòng) quy hoạch này chưa thực hiện nên đó vẫn là đất của dân nằm trong quy hoạch không được phép xây dựng. Tuy nhiên, rất nhiều năm không thực hiện quy hoạch khiến bà con triển khai việc phát triển kinh tế rất khó khăn. Các năm 2016-2018, người dân tập trung cải tạo xây dựng nhiều, chính quyền cũng tích cực nhiều biện pháp ngăn chặn.

“Lỗi chính của chúng ta là để quy hoạch lâu quá. Dự kiến trong năm nay rà soát theo quy hoạch toàn bộ bất cập, đầu năm 2024 trình thành phố bổ sung vào Quy hoạch chung Thủ đô”- lãnh đạo huyện Sóc Sơn nói.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ẩn hoạ nguy cơ cháy nổ từ những homestay, villa ở rừng Sóc Sơn
Ẩn hoạ nguy cơ cháy nổ từ những homestay, villa ở rừng Sóc Sơn

VOV.VN - Hàng loạt nhà hàng quán hay các cơ sở lưu trú dưới hình thức homestay, villa trên đất rừng Sóc Sơn xung quanh các khu vực Hồ Đồng Đò, hồ Bàn Tiện, hồ Hoa Sơn, núi Hàm Lợn... cảnh báo nguy cơ mất an toàn bảo vệ phòng chống cháy rừng.

Ẩn hoạ nguy cơ cháy nổ từ những homestay, villa ở rừng Sóc Sơn

Ẩn hoạ nguy cơ cháy nổ từ những homestay, villa ở rừng Sóc Sơn

VOV.VN - Hàng loạt nhà hàng quán hay các cơ sở lưu trú dưới hình thức homestay, villa trên đất rừng Sóc Sơn xung quanh các khu vực Hồ Đồng Đò, hồ Bàn Tiện, hồ Hoa Sơn, núi Hàm Lợn... cảnh báo nguy cơ mất an toàn bảo vệ phòng chống cháy rừng.

Cận cảnh đất rừng ở Sóc Sơn bị dân đua nhau xây nhà trái phép
Cận cảnh đất rừng ở Sóc Sơn bị dân đua nhau xây nhà trái phép

VOV.VN - Trong khi chính quyền chậm trể xử lý vi phạm đất rừng theo kết luận thanh tra để chờ cấp trên điều chỉnh lại quy hoạch đất rừng thì tình trạng người dân tranh thủ san gạt đất rừng để xây dựng nhà diễn ra rầm rộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.

Cận cảnh đất rừng ở Sóc Sơn bị dân đua nhau xây nhà trái phép

Cận cảnh đất rừng ở Sóc Sơn bị dân đua nhau xây nhà trái phép

VOV.VN - Trong khi chính quyền chậm trể xử lý vi phạm đất rừng theo kết luận thanh tra để chờ cấp trên điều chỉnh lại quy hoạch đất rừng thì tình trạng người dân tranh thủ san gạt đất rừng để xây dựng nhà diễn ra rầm rộ trên địa bàn huyện Sóc Sơn.