Vì sao 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động bị xử phạt?

VOV.VN - Cục Quản lý lao động ngoài nước vừa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 3 doanh nghiệp xuất khẩu lao động. Đây là hoạt động nhằm tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giúp lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao động.

Công ty Cổ phần cung ứng xuất khẩu lao động công thương Hà Nội, có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội bị xử phạt mức cao nhất, với số tiền 112,5 triệu đồng. Nội dung vi phạm là do doanh nghiệp này không cập nhật thông tin người lao động do doanh nghiệp đưa đi lên hệ thống cơ sở dữ liệu về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, kể từ ngày người lao động xuất cảnh, đến khi thanh lý hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định. Công ty này cũng không cập nhật thông tin về danh sách nhân viên nghiệp vụ khi có sự thay đổi trên trang thông tin điện tử của doanh nghiệp dịch vụ theo quy định; chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc tại Nhật Bản khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH. Doanh nghiệp cũng đóng không đúng thời hạn vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; không thanh lý hợp đồng đối với lao động theo quy định.

Còn Công ty Cổ phần thương mại và công nghệ Tín Phát, có trụ sở tại quận Cầu Giấy, Hà Nội bị phạt 60 triệu đồng do đã chuẩn bị nguồn lao động đi làm việc trong ngành đóng tàu tại Hàn Quốc (thị thực E7) khi chưa có văn bản chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH.

Công ty Cổ phần Tiến bộ Infinity Việt Nam, có trụ sở tại huyện Đông Anh, Hà Nội bị xử phạt 27,5 triệu đồng do đóng không đúng thời hạn vào Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước; không tổ chức giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở Nhật Bản đối với một lao động tham gia chương trình kỹ năng đặc định theo quy định.

Ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, Công ty Cổ phần cung ứng xuất khẩu lao động công thương Hà Nội và Công ty Cổ phần thương mại và công nghệ Tín Phát còn chịu hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động chuẩn bị nguồn lao động 18 tháng. 

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết: "Các lỗi ở đây là việc triển khai thực hiện các quy định pháp luật của các doanh nghiệp vẫn chưa được thể hiện một cách đầy đủ, đúng quy định như: Việc doanh nghiệp chưa đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật về vấn đề nhân viên nghiệp vụ; về cơ sở vật chất, giáo dục định hướng cho người lao động; cả vấn đề về việc triển khai các hoạt động như ký kết hợp đồng đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài không theo mẫu; rồi báo cáo không đúng quy định và kịp thời về số lượng lao động đi làm việc nước ngoài cũng như tình hình lao động nước ngoài; kể cả trách nhiệm của doanh nghiệp trong vấn đề giáo dục định hướng rồi xử lý vấn đề phát sinh đối với người lao động ở nước ngoài. Qua đó, rất nhiều doanh nghiệp đã bị xử phạt. Xử phạt như vậy đảm bảo tính răn đe các doanh nghiệp, làm sao để thực hiện đảm bảo quyền của người lao động đi làm việc ở nước ngoài".

Trước đó, Bộ LĐ-TB&XH đã thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đối với Công ty Cổ phần Da giày Việt Nam. Đơn vị này bị thu hồi giấy phép do không bảo đảm điều kiện về ký quỹ, số lượng nhân viên nghiệp vụ, cơ sở vật chất và trang thông tin điện tử đáp ứng quy định tại luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

lao_dong_nuoc_ngoai_2.jpg

Việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhằm lành mạnh hóa thị trường xuất khẩu lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH cho biết thêm: "Theo quy định thông thường hàng năm trong việc thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, công tác thanh tra định kỳ có thanh tra Bộ, thanh tra khoảng 20 doanh nghiệp và Cục quản lý lao động ngoài nước thì thanh tra khoảng 20 doanh nghiệp. Đấy là thanh tra định kỳ. Còn lại khi có vấn đề phát sinh sẽ tổ chức thanh tra đột xuất, kiểm tra đột xuất các doanh nghiệp. Trong quá trình thanh tra, kiểm tra như vậy, các đoàn thanh tra cũng nắm bắt được các vấn đề đang còn khó khăn của doanh nghiệp như: Chưa rõ các quy định pháp luật hay có những vấn đề còn đang tồn tại. Qua đó cũng là để kiến nghị cơ quan chức năng xem xét, điều chỉnh, sửa đổi các quy định pháp luật cho phù hợp với thực tế. Qua đó, đảm bảo công tác về người lao động Việt Nam ở nước ngoài được hoạt động theo đúng quy định pháp luật".

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hiệu quả từ công tác xuất khẩu lao động ở Hậu Giang
Hiệu quả từ công tác xuất khẩu lao động ở Hậu Giang

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác này để cải thiện đời sống của người dân ở nông thôn.

Hiệu quả từ công tác xuất khẩu lao động ở Hậu Giang

Hiệu quả từ công tác xuất khẩu lao động ở Hậu Giang

VOV.VN - Xuất khẩu lao động là giải pháp hiệu quả để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống cho người dân và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Thời gian qua, tỉnh Hậu Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện hiệu quả công tác này để cải thiện đời sống của người dân ở nông thôn.

Chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lao động xuất khẩu bỏ trốn, bị lừa vẫn nhức nhối
Chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lao động xuất khẩu bỏ trốn, bị lừa vẫn nhức nhối

VOV.VN - Các Đại biểu Quốc hội quan tâm và muốn biết các giải pháp của Bộ LĐ-TB&XH đối với tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài, bị lừa bởi các công ty môi giới xuất khẩu lao động.

Chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lao động xuất khẩu bỏ trốn, bị lừa vẫn nhức nhối

Chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Lao động xuất khẩu bỏ trốn, bị lừa vẫn nhức nhối

VOV.VN - Các Đại biểu Quốc hội quan tâm và muốn biết các giải pháp của Bộ LĐ-TB&XH đối với tình trạng người lao động Việt Nam bỏ trốn ở nước ngoài, bị lừa bởi các công ty môi giới xuất khẩu lao động.

Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước
Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước

VOV.VN - Đi xuất khẩu lao động về nước, có trong tay số tiền lớn, nhưng nhiều người lao động lại tiếp tục loay hoay với bài toán tìm việc làm ổn định trong nước. Việc tạo ra việc làm bền vững bằng cách kết hợp giữa doanh nghiệp và trường nghề đem lại cơ hội vừa học vừa làm được cho là giải pháp hữu hiệu, tạo việc làm bền vững cho người lao động.

Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước

Tìm lời giải bài toán việc làm “hậu xuất khẩu” cho người lao động về nước

VOV.VN - Đi xuất khẩu lao động về nước, có trong tay số tiền lớn, nhưng nhiều người lao động lại tiếp tục loay hoay với bài toán tìm việc làm ổn định trong nước. Việc tạo ra việc làm bền vững bằng cách kết hợp giữa doanh nghiệp và trường nghề đem lại cơ hội vừa học vừa làm được cho là giải pháp hữu hiệu, tạo việc làm bền vững cho người lao động.