Vì sao dân không chịu vào ở khu tái định cư Ra Ly - Rào?

VOV.VN - Khu tái định cư Ra Ly - Rào, ở xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị được xây dựng vào đầu năm 2021 với tổng kinh phí hơn 6,5 tỉ đồng nhằm di dời khẩn cấp 45 hộ đồng bào dân tộc Vân Kiều ở vùng sạt lở dưới chân núi Tà Bang đến định cư.

 

Cuối năm 2020, núi Tà Bang, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị xuất hiện vết nứt dài sau đợt mưa lớn, nên địa phương đã xây dựng khu tái định cư RaLy -Rào để di dời các hộ dân ở trong phạm vi nguy hiểm. Khu tái định cư do UBND xã Hướng Sơn làm chủ đầu tư với quy mô xây dựng 45 căn nhà dành cho 45 hộ dân. Dự án hoàn thành vào tháng 8/2021, tổng kinh phí xây nhà, hệ thống nước sạch, đường bê tông và san lấp… là 6,7 tỉ đồng. Riêng hợp phần nhà ở có tổng mức đầu tư 6,5 tỷ đồng. Một số hợp phần còn lại như hạ tầng giao thông và điện lưới lấy nguồn từ ngân sách địa phương. Tuy nhiên, khi xây dựng xong, đưa dân vào ở thì chỉ 2 hộ ở lại, 43 hộ thì trở về làng cũ. 

Ông Hồ Văn Xể một hộ dân sinh sống tại khu tái định cư này cho biết, gia đình ông ở thôn Ngồn Rào, cạnh khu vực xảy ra sạt lở đất nên được địa phương vận động di dời. Ông cùng gia đình rời làng, lên khu tái định cư và được cấp cho ngôi nhà đã xây sẵn ở đây. Tuy nhiên, sau một thời gian ở ngôi nhà xây không đảm bảo chất lượng, trời mưa nước chảy vào nhà, mái tôn thì mỏng nên khi mưa gió cả nhà lo bị bay mái. Gia đình phải dựng thêm 1 ngôi nhà nhỏ ở phía sau để làm bếp nấu nướng và sinh hoạt.

“Tui ở đây là nhà nước có xây nhà rồi nhưng đất đai chỗ này chưa có đất sản xuất. Thứ hai nữa là ở đây nếu nhà cửa mà có gió bão là chưa đảm bảo vì tôn lợp nhà quá mỏng, mỗi lần có gió bão là nó giật rầm rầm, ở không được”, ông Xể nói.

Bà Hồ Thị Hoa cho biết sau khi nhận bàn giao nhà ở khu tái định cư, các gia đình chỉ vào ở được thời gian ngắn là khăn gói quay trở về nơi ở cũ. Bà Hồ Thị Hoa cho biết thêm, vào những tháng mưa gió, sợ sạt lở, gia đình mới lên khu tái định cư, xong sẽ về nhà cũ để sinh sống làm ăn cho tiện.

“Nhà nước quan tâm cấp cho một ngôi nhà ở khu tái định cư để tránh bão lũ. Tuy nhiên, ở khu tái định cư gặp khó khăn nên gia đình quay về làng. Bây giờ những lúc mưa bão thì gia đình lên đó ở, còn lúc nắng ráo thì gia đình về lại nơi cũ vì ở đây gần ruộng nước của bà con, trên đó không có đất sản xuất”, bà Hoa cho hay.

Chính quyền địa phương đã nhiều lần vận động người dân vào khu tái định cư, nhưng người dân nhất quyết ở lại chỗ cũ. Ông Lê Quang Thuận, Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, việc xây dựng khu tái định cư xuất phát từ nhu cầu và nguyện vọng của người dân vùng sạt lở và lũ quét. Tuy nhiên, khi xây xong khu tái định cư, người dân lại không chịu vào ở khiến chính quyền địa phương rất lúng túng.

Theo ông Thuận, khu vực tái định cư không có đất sản xuất, không có đất làm chuồng trại, khu vực sản xuất của các hộ dân xa khu tái định cư nên vào mùa nắng các hộ dân vẫn ở nơi ở cũ để thuận tiện trong việc sản xuất, chăn nuôi. Hiện nay huyện tiếp tục công tác tuyên truyền, vận động để đồng bào về khu tái định cư lãnh đạo huyện, xã cũng không còn cách nào hơn và cũng không thể ép dân được. 

“Chỉ có trong mùa mưa bão bà con mới tập trung ở khu tái định cư, còn không mưa bão thì vẫn ở lại chỗ cũ để sản xuất. Huyện cũng chỉ đạo cho xã để tuyên truyền vận động bà con vô ở khu tái định cư mới. Sở Nông nghiệp đã phối hợp với huyện và xã lên kiểm tra để có phương án tiếp tục vận động và hỗ trợ giúp đưa bà con vô chỗ ở cố định, định cư lâu dài ở khu vực khu tái định cư của núi Tà Bang, thôn Ra Ly-Rào”, ông Thuận cho hay.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hà Nội điều chỉnh tăng giá dịch vụ Khu tái định cư Đồng Tàu, dân không đồng tình
Hà Nội điều chỉnh tăng giá dịch vụ Khu tái định cư Đồng Tàu, dân không đồng tình

VOV.VN - Cư dân sinh sống tại Khu tái định cư Đồng Tàu (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa nhận được thông báo từ Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội về thu phí dịch vụ căn hộ với mức giá mới tính theo từng tòa nhà. Theo người dân, việc áp dụng mức giá dịch vụ mới với khu TĐC như giá dịch vụ căn hộ thương mại là không chấp nhận được.

Hà Nội điều chỉnh tăng giá dịch vụ Khu tái định cư Đồng Tàu, dân không đồng tình

Hà Nội điều chỉnh tăng giá dịch vụ Khu tái định cư Đồng Tàu, dân không đồng tình

VOV.VN - Cư dân sinh sống tại Khu tái định cư Đồng Tàu (Hoàng Mai, Hà Nội) vừa nhận được thông báo từ Công ty TNHH Một thành viên Quản lý và phát triển nhà Hà Nội về thu phí dịch vụ căn hộ với mức giá mới tính theo từng tòa nhà. Theo người dân, việc áp dụng mức giá dịch vụ mới với khu TĐC như giá dịch vụ căn hộ thương mại là không chấp nhận được.

Quảng Nam tái định cư cho gần 8.000 hộ gia đình miền núi vào cuối năm 2025
Quảng Nam tái định cư cho gần 8.000 hộ gia đình miền núi vào cuối năm 2025

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu 9 huyện miền núi khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư năm 2024 đảm bảo tiến độ thực hiện Nghị quyết 23/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam. Theo Nghị quyết này, giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tái định cư cho gần 8.000 hộ gia đình tại 9 huyện miền núi.

Quảng Nam tái định cư cho gần 8.000 hộ gia đình miền núi vào cuối năm 2025

Quảng Nam tái định cư cho gần 8.000 hộ gia đình miền núi vào cuối năm 2025

VOV.VN - UBND tỉnh Quảng Nam vừa có công văn yêu cầu 9 huyện miền núi khẩn trương triển khai thực hiện kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư năm 2024 đảm bảo tiến độ thực hiện Nghị quyết 23/2021 của HĐND tỉnh Quảng Nam. Theo Nghị quyết này, giai đoạn 2021- 2025, tỉnh Quảng Nam sẽ tái định cư cho gần 8.000 hộ gia đình tại 9 huyện miền núi.

Thôn tái định cư 20 năm vẫn chưa cấp được “sổ đỏ”
Thôn tái định cư 20 năm vẫn chưa cấp được “sổ đỏ”

VOV.VN - Dù đã tái định cư vài chục năm, nhưng 55 hộ dân bản Đồn Đèn, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích được giao. Người dân muốn chuyển nhượng, thừa kế hay làm thủ tục thế chấp vay vốn ngân hàng... đều không thể.

Thôn tái định cư 20 năm vẫn chưa cấp được “sổ đỏ”

Thôn tái định cư 20 năm vẫn chưa cấp được “sổ đỏ”

VOV.VN - Dù đã tái định cư vài chục năm, nhưng 55 hộ dân bản Đồn Đèn, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho diện tích được giao. Người dân muốn chuyển nhượng, thừa kế hay làm thủ tục thế chấp vay vốn ngân hàng... đều không thể.