Vì sao F1 phải cách ly, quản lý tại cơ sở tập trung?

VOV.VN - F1 chính là những người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh Covid-19. Vì vậy, cần truy vết, cách ly ngay F1 ngay lập tức.

PGS.TS Trần Như Dương, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương, Phó Trưởng Bộ phận thường trực đặc biệt phòng chống dịch Covid-19 của Bộ Y tế tại Đà Nẵng, kiêm Đội trưởng Đội Điều tra, giám sát dịch đã trả lời phỏng vấn về việc điều tra, giám sát dịch và làm thế nào để sớm đẩy lùi dịch Covid-19?

Truy vết, cách ly F1 là yếu tố then chốt để chống Covid-19

PV: Thưa ông, trong rất nhiều cuộc làm việc với chính quyền địa phương, ông thường xuyên nhấn mạnh yêu cầu phát hiện sớm, cách ly tập trung ngay những người thuộc diện F1. Tại sao như vậy?

PGS -TS Trần Như Dương: Hiện dịch Covid-19 chưa có vaccine phòng bệnh, cũng như chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, một trong những biện pháp quan trọng nhất để phòng chống dịch Covid-19 là cắt đứt đường lây truyền, để làm được điều đó thì phải cách ly, cô lập nguồn lây và không cho nguồn lây đó có cơ hội phát tán virus ra cộng đồng. Đó là cơ sở cho việc tổ chức cách ly đối với các trường hợp có liên quan đến ca bệnh và liên quan đến ca nghi ngờ mắc Covid-19. Riêng đối với các trường hợp F1, trong hướng dẫn của Bộ Y tế, đây là những đối tượng tiếp xúc vòng 1 với bệnh nhân Covid-19 hoặc nghi ngờ mắc nên cần có sự chú ý đặc biệt hơn.

F1 chính là những người tiếp xúc trực tiếp với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong vòng 2m, không kể là tiếp xúc trong thời gian bao lâu. Đã tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây nên F1 là người có nguy cơ rất cao bị lây nhiễm từ người bệnh. Có thể coi F1 chính là những bệnh nhân tiềm tàng. Vì vậy, việc truy vết F1 ngay khi phát hiện ca bệnh Covid-19 hay ca bệnh nghi ngờ mắc Covid-19 là yếu tố cực kỳ then chốt, quyết định trong việc chống dịch.

Nếu không truy vết, cách ly F1 nhanh, kịp thời, để lọt F1 trong cộng đồng, nguy cơ cao trở thành người bệnh, phát tán virus, khi đó, dịch sẽ khó ngăn chặn. Vì vậy, việc truy vết, cách ly tập trung bắt buộc đối với F1 là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng và mang tính chiến lược bắt buộc.

PV: Ông có khuyến cáo gì đối với việc cách ly F1 tại các khu cách ly tập trung?

PGS.TS Trần Như Dương: Bộ Y tế ban hành hướng dẫn cụ thể, chi tiết về hướng dẫn cách ly tập trung tại các cơ sở cách ly tập trung, trong đó có đối tượng F1.

Trong hướng dẫn đã có những quy định rất chi tiết cho từng đối tượng như người quản lý khu tập trung, người cách ly... Việc tổ chức cách ly phải theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế để phòng chống lây nhiễm tại các khu cách ly tập trung.

Các F1 là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh, lây nhiễm virus, vì vậy việc sắp xếp từ phòng ốc, đồ dùng sinh hoạt đến việc cách ly thế nào đều phải tuân thủ theo sự hướng dẫn của Bộ Y tế và được thực hiện bởi cơ quan quản lý. Theo dõi y tế phải được tiến hành bởi nhân viên y tế tại các khu cách ly tập trung đó.

Việc tuân thủ các quy định trong khu cách ly là rất cần thiết để tránh lây nhiễm chéo (nếu có). Nếu tuân thủ đúng các quy định đó, người dân yên tâm là đã đảm bảo được việc phòng chống lây nhiễm bệnh trong khu cách ly, nếu mình thuộc đối tượng phải cách ly tập trung.

Một trong những việc đảm bảo cho sự an toàn tại khu cách ly là khi đã vào khu cách ly tập trung, phải ở trong phòng, không gặp gỡ ai, không tụ tập đông người, hạn chế đi ra ngoài, hạn chế tối đa việc nói chuyện với người khác.

Để cùng chống dịch, toàn dân nên tuân thủ các hướng dẫn phòng dịch của ngành y tế (đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay thường xuyên, thực hiện khai báo y tế...).

Đối tượng F1 cần tuân thủ nghiêm ngặt cách ly tập trung. Đây vừa là quyền lợi cũng là nghĩa vụ công dân. Quyền lợi là được cách ly theo dõi y tế, được phát hiện ngay, chăm sóc y tế ngay nếu mắc bệnh, bảo vệ được sức khỏe, tính mạng. Còn nghĩa vụ là mình vào cách ly tập trung, tuân thủ các nội quy cách ly để bệnh không lây lan sang người khác, sang cộng đồng.

Tôi cho rằng, trong “cuộc chiến” này cần sự chung sức của toàn nhân dân, chúng ta phải chung sức, chung lòng, bệnh dịch mới sớm được đẩy lùi.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Các F1 tại Lào Cai tiếp xúc với ca mắc Covid-19 ở Hải Dương đều âm tính
Các F1 tại Lào Cai tiếp xúc với ca mắc Covid-19 ở Hải Dương đều âm tính

VOV.VN -Có 9 trường hợp F1 là nhân viên lễ tân, nhà hàng, nhân viên hành lý, nhân viên bể bơi tại khách sạn Sa Pa Highland Resort có tiếp xúc với bệnh nhân.

Các F1 tại Lào Cai tiếp xúc với ca mắc Covid-19 ở Hải Dương đều âm tính

Các F1 tại Lào Cai tiếp xúc với ca mắc Covid-19 ở Hải Dương đều âm tính

VOV.VN -Có 9 trường hợp F1 là nhân viên lễ tân, nhà hàng, nhân viên hành lý, nhân viên bể bơi tại khách sạn Sa Pa Highland Resort có tiếp xúc với bệnh nhân.

Thông tin truy vết ca mắc Covid-19 là F1 của BN962
Thông tin truy vết ca mắc Covid-19 là F1 của BN962

VOV.VN - CDC Hà Nội đã có thông tin dịch tễ chi tiết ca mắc Covid-19 là F1 của BN962. Đây cũng là ca mắc thứ 10 tại Hà Nội kể từ khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng.

Thông tin truy vết ca mắc Covid-19 là F1 của BN962

Thông tin truy vết ca mắc Covid-19 là F1 của BN962

VOV.VN - CDC Hà Nội đã có thông tin dịch tễ chi tiết ca mắc Covid-19 là F1 của BN962. Đây cũng là ca mắc thứ 10 tại Hà Nội kể từ khi dịch bùng phát tại Đà Nẵng.

Đà Nẵng có thêm 7 bệnh nhân khỏi bệnh ra viện
Đà Nẵng có thêm 7 bệnh nhân khỏi bệnh ra viện

VOV.VN - Chiều 16/8, Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tiếp tục công bố khỏi bệnh, cho ra viện 7 bệnh nhân.

Đà Nẵng có thêm 7 bệnh nhân khỏi bệnh ra viện

Đà Nẵng có thêm 7 bệnh nhân khỏi bệnh ra viện

VOV.VN - Chiều 16/8, Bệnh viện Dã chiến Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng tiếp tục công bố khỏi bệnh, cho ra viện 7 bệnh nhân.