Vì sao người dân đánh đắm tàu cuốc hút cát?

VOV.VN - Do quá bức xúc, người dân đã có hành động tự phát đánh đắm con tàu cuốc hút cát số 19 của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Phúc Lợi.

Từ đầu đến nay, đoạn sông Hồng qua địa bàn xã Hồng Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam, các công tay khai thác cát có hành vi phạm gây nguy cơ sạt lở bờ kè, cuốn trôi đất sản xuất của người dân. Do quá bức xúc, người dân đã có hành động tự phát đánh đắm con tàu cuốc hút cát số 19 của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Phúc Lợi. Trong khi lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam tổ chức tiến hành trục vớt tàu cuốc, người dân đã phản ánh với Đài TNVN những lo ngại về  mất ổn định tình hình tại địa phương.

Khu vực khai thác cát ngã 3 sông.

Chỉ hơn chục km sông qua địa bàn xã Chân Lý nhưng có đến 4 mỏ khai thác cát và 1 dự án nạo vét luồng tận thu. Đây là khu vực ngã ba sông Hồng - sông Luộc, giáp ranh Hà Nam - Thái Bình - Hưng Yên. Chính vì vậy, bên cạnh những đơn vị đã được cấp phép, nhiều tàu hút cát từ nơi khác cũng lén lút hoạt động, gây mất trật tự trên luồng.

Năm 2013, UBND tỉnh Hà Nam cấp phép hoạt động khai thác cát cho 3 Công ty là Phú Gia, Tiến Lộc và Đồng Phát. Năm 2015, Công ty xây dựng và đầu tư Phúc Lợi (Hà Nội) được Cục Đường thủy nội địa (Bộ Giao thông Vận tải) cấp phép thực hiện Dự án cải tạo luồng lạch sông Hồng.

Hoạt động khai thác cát quá mức cho phép, khai thác không đúng giấy phép được cấp dẫn tới việc cư dân bức xúc. Tình trạng căng thẳng giữa người dân ven sông với các đơn vị khai thác cát xảy ra thường xuyên vì người dân cho rằng các tàu hút cát hoạt động là nguyên nhân gây nguy cơ sụt lún bờ kè, sạt lở đất canh tác ở bờ sông. Không những thế, họ còn lo lắng việc khai thác cát có thể làm bờ kè sông Hồng sạt lở bất cứ lúc nào, hàng tỷ đồng sẽ chìm xuống đáy sông.

Ông Trần Khắc Sơn, Bí thư Chi bộ 2, thôn Đồng Yên, xã Chân Lý cho biết, lợi dụng đêm tối, nhiều tàu cát tự ý vượt qua phao chỉ giới 200m vào sát bờ:

“Khai thác cát sai về vị trí, độ sâu, thời gian quy định, khai thác cả đêm, kể cả giấc ngủ của người dân cũng không được yên, như thế ảnh hưởng đến kè Hồng Lý. Không biết bao nhiêu tỷ nếu khai thác cát gần bờ quá, không đúng quy định mà sụt lở.

Nhân dân rất lo lắng ảnh hưởng đến kè, đường của dân mà nhà nước làm cho. Đây lại vượt qua phao vào nên tự người dân thấy bức xúc quá, chứ không có chỉ thị, không có lãnh đạo gì cả, tự bức xúc của người dân nổi lên để đi bắt tàu thôi”

Ông Trần Quang Vinh, Chủ tịch UBND xã Chân Lý cho biết: từ tháng 9 năm 2015, tình trạng khai thác cát trên sông diễn ra phức tạp, nhất từ khi tàu cuốc của Công ty Phúc Lợi được Cục Đường thủy nội địa cấp phép hoạt động và sau đó liên tiếp xảy ra xung đột giữa người dân và doanh nghiệp: “Vấn đề đặt ra là công tác kiểm tra, giám sát vẫn chưa thường xuyên. Cơ quan nào cấp phép thì đề nghị ngành chức năng của cơ quan ấy phải giám sát, kiểm tra. Nếu vi phạm phải xử lý. Công khai địa điểm, vị trí khai thác để nhân dân biết cùng giám sát. Nhưng khai thác khoáng sản theo luật, ngân sách nhà nước cấp chính thức đối với xã là chưa được hưởng lợi từ ngân sách. Công khai với dân, bàn với dân và hưởng lợi của dân một phần và giám sát cho tốt thì có lẽ nhân dân sẽ đồng tình”.

Sau khi nhận được nhiều đơn kiến nghị của nhân dân xã Chân Lý, UBND tỉnh Hà Nam tổ chức các buổi đối thoại và cho biết, các Công ty này đã có hành vi vi phạm hành chính, như khai thác quá độ sâu cho phép, vượt quá 100% công suất.

Ngày 27/6/2015, UBND tỉnh Hà Nam ban hành quyết định xử phạt đối với Công ty Phú Gia và Công ty  Tiến Lộc  với số tiền là 350 triệu đồng; phạt công ty Phúc Lợi 120 triệu đồng, đồng thời yêu cầu các Công ty này  dừng hoạt động khai thác 12 tháng. Các lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam đã buông lỏng công tác giám sát để các Công ty này thực hiện hành vi vi phạm trong thời dài, gây bức xúc cho người dân địa phương.

Trước đó, theo báo cáo của UBND xã Chân Lý, huyện Lý Nhân, ngày 16/4/2016, một tổ công tác đã phát hiện và yêu cầu tàu cuốc số 19 của Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Phúc Lợi (Hà Nội). Có lẽ vì quá bức xúc, ngày 17/4, nhiều người dân đã tự phát đập phá làm hỏng công cụ, phương tiện và đánh đắm tàu cuốc này.

Sau hơn 4 tháng, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Nam thành lập chuyên án xác minh làm rõ vụ việc theo quy định pháp luật, đồng thời tổ chức trục vớt tàu cuốc số 19 của Công ty Phúc Lợi để giám định theo quy trình điều tra.

Ngày 30/08, trong khi tổ chức tiến hành trục vớt tàu cuốc, người dân đã phản ánh với Đài TNVN về việc trên địa bàn xã xảy ra mất điện, học sinh phải nghỉ học. Thậm chí, một số người quá khích ném gạch, đất đá, chất bẩn vào lực lượng thực thi nhiệm vụ.

 Nơi tàu cuốc bị đánh đắm.

Làm việc với phóng viên Đài TNVN, ông Lương Văn Tuyên, Chánh Văn phòng UBND huyện Lý Nhân cho biết hoàn toàn không có chủ trương của huyện bắt buộc học sinh phải nghỉ học như phản ánh của người dân. Trên địa bàn xã Chân Lý có cắt điện trong 1h để đảm bảo an toàn cho công tác trục vớt tàu cuốc:

“Công tác giảng dạy đã được lãnh đạo huyện quán triệt đến tận từng thầy cô giáo, không được để học sinh nghỉ học, không ảnh hưởng đến học tập của các cháu. Việc cắt điện các khu vực là theo đúng quy định để đảm bảo an toàn các lực lượng tham gia bảo vệ, trục vớt tàu. Huyện tiếp tục giao cho lãnh đạo cơ sở đảm bảo ổn định tình hình. Các đoàn thể xã Chân Lý vẫn phải tiếp tục tuyên truyền bà con ổn định tình hình phục vụ cho công tác sản xuất trên địa bàn, không để ảnh hưởng đến việc học hành cũng như sản xuất”.

Vụ việc tại xã Chân Lý tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định an ninh nông thôn. Nếu như chính quyền và các cơ quan quản lý địa phương quản lý chặt chẽ hoạt động của các doanh nghiệp khai thác cát và kiên quyết xử lý sai phạm ngay từ khi mới xảy ra; Nếu như người dân địa phương được công khai thông tin và được giám sát hoạt động khai thác cát; Nếu như các doanh nghiệp không cố tình vi phạm pháp luật và có sự chia sẻ lợi ích với địa phương, tôn trọng cuộc sống của cư dân xã Chân Lý thì điều đáng tiếc này đã không xảy ra.

Người dân có quyền nghi ngờ về việc có hay không sự dung túng, bao che cho các những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và khoáng sản ở Hà Nam./.

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sông trơ đáy, cát tặc lộng hành trên sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi
Sông trơ đáy, cát tặc lộng hành trên sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi

VOV.VN -Nước sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh trơ đáy, tạo thuận lợi cho cát tặc lộng hành. 

Sông trơ đáy, cát tặc lộng hành trên sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi

Sông trơ đáy, cát tặc lộng hành trên sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi

VOV.VN -Nước sông Ngàn Sâu và Ngàn Trươi ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh trơ đáy, tạo thuận lợi cho cát tặc lộng hành. 

“Cát tặc” lộng hành và chảy máu tài nguyên khoáng sản ở Quảng Ninh
“Cát tặc” lộng hành và chảy máu tài nguyên khoáng sản ở Quảng Ninh

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh đang có tình trạng khai thác cát tự do chưa được kiểm soát. Ở một số nơi, việc lợi dụng để khai thác cát trái phép có biểu tái diễn.

“Cát tặc” lộng hành và chảy máu tài nguyên khoáng sản ở Quảng Ninh

“Cát tặc” lộng hành và chảy máu tài nguyên khoáng sản ở Quảng Ninh

VOV.VN - Tỉnh Quảng Ninh đang có tình trạng khai thác cát tự do chưa được kiểm soát. Ở một số nơi, việc lợi dụng để khai thác cát trái phép có biểu tái diễn.

Ngăn chặn cát tặc ở Hà Tĩnh: "Con voi chui lọt lỗ kim“?
Ngăn chặn cát tặc ở Hà Tĩnh: "Con voi chui lọt lỗ kim“?

VOV.VN - Cát tặc lộng hành trên sông Ngàn Sâu, vậy nhưng các cấp, các ngành ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này.

Ngăn chặn cát tặc ở Hà Tĩnh: "Con voi chui lọt lỗ kim“?

Ngăn chặn cát tặc ở Hà Tĩnh: "Con voi chui lọt lỗ kim“?

VOV.VN - Cát tặc lộng hành trên sông Ngàn Sâu, vậy nhưng các cấp, các ngành ở tỉnh Hà Tĩnh vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này.

Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"
Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"

VOV.VN - Khi đang đưa tàu khai thác cát trái phép về đơn vị xử lý thì tàu bị chìm khiến Trung tá Đặng Tuấn Anh mất tích và phát hiện tử vong sau đó.

Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"

Một Trung tá CSGT đường thủy hy sinh khi áp tải "cát tặc"

VOV.VN - Khi đang đưa tàu khai thác cát trái phép về đơn vị xử lý thì tàu bị chìm khiến Trung tá Đặng Tuấn Anh mất tích và phát hiện tử vong sau đó.

Đi làm thêm trên tàu hút cát, nam sinh viên chết đuối thương tâm
Đi làm thêm trên tàu hút cát, nam sinh viên chết đuối thương tâm

VOV.VN -Trong lúc làm việc trên chiếc tàu hút cát, nam sinh viên không may bị ngã xuống sông và tử vong sau đó.

Đi làm thêm trên tàu hút cát, nam sinh viên chết đuối thương tâm

Đi làm thêm trên tàu hút cát, nam sinh viên chết đuối thương tâm

VOV.VN -Trong lúc làm việc trên chiếc tàu hút cát, nam sinh viên không may bị ngã xuống sông và tử vong sau đó.

Cát tặc lộng hành - Ai chịu trách nhiệm?
Cát tặc lộng hành - Ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Đây là nội dung chương trình chuyên biệt trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ 18h45-22h15, Chủ nhật, ngày 22/11. 

Cát tặc lộng hành - Ai chịu trách nhiệm?

Cát tặc lộng hành - Ai chịu trách nhiệm?

VOV.VN - Đây là nội dung chương trình chuyên biệt trên sóng Truyền hình Quốc hội Việt Nam từ 18h45-22h15, Chủ nhật, ngày 22/11.