Vỉa hè để dành cho ai?

VOV.VN - Câu trả lời tưởng dễ nhưng cả chục năm nay chính quyền vẫn loay hoay làm mọi cách mà không thành công thì chứng tỏ nó không dễ.

Cách đây mấy năm, một vị lãnh đạo quận ở TP.HCM cũng rất nỗ lực dẹp vỉa hè nhưng có vẻ như cuối cùng mọi việc vẫn đâu đóng đấy. Gần đây thì ở nhiều thành phố, đô thị lớn cũng ra quân dẹp vỉa hè, bước đầu có một vài kết quả khả quan nhưng tính bền vững thì chưa biết.

Dẹp vỉa hè là đúng! Quan điểm của tôi cái gì đúng phải hưởng ứng và khuyến khích chứ không vì thấy khó mà bàn ngang. Tuy nhiên ở góc độ những nhà quản lý xã hội thì tôi tin tầm nhìn của họ không chỉ dừng lại ở những gì “đương đại”, rầm rộ như “phong trào”, “tháng hành động” hoặc “ra quân”…

Còn nhớ nhiều năm trước ngành chức năng đã cố gắng loại trừ xe ba bánh tự chế (hay còn gọi là “xe thương binh”) ra khỏi các phương tiện tham gia giao thông. Ngay sau đó đã có những phản ứng cực đoan, thậm chí manh động, từ những người chạy chiếc xe này, chắc chắn trong đó có cả những thương binh dởm ăn theo. Tôi gọi đấy là hệ lụy của chiến tranh dù trong số xe thương binh có cả thương binh dởm. 

Người Việt vốn duy tình, trăm cái lý không bằng tí cái tình, người ta đã bỏ một phần xương thịt ở chiến trường, giờ có cái xe kiếm cơm cũng cấm thì sao đành. Cuộc chiến với xe thương binh, cùng hàng rong, đều dừng lại. 

Giờ thì vỉa hè, về bản chất liệu có giống như xe thương binh, bán hàng rong? 

Mấu chốt ở đây là quyền lợi. Đụng vào miếng ăn không đơn giản. Đấy là bản năng sinh tồn của động vật.  Tuy nhiên con người biết suy nghĩ để khách quan và công bằng xem quyền lợi đó chính đáng không, đúng mình có quyền được hưởng hay không? Cái này lại phụ thuộc vào dân trí.

Vỉa hè của ai? Của người đi bộ! Nhưng hình như xưa nay các nhà đều coi vỉa hè phía trước thuộc quyền sở hữu của mình. Thế là để xe, bán hàng, kê bàn uống nước… Chưa kể một vài tổ chức, cá nhân lợi dụng sự sai trái tùy tiện đấy  để “thu phế”, thậm chí còn tổ chức kinh doanh vỉa hè.

Ở nhiều nước người ta cũng cho phép kinh doanh vỉa hè nhưng tiền thu phải vào ngân sách Nhà nước và quan trọng là hài hòa với quyền lợi của người đi bộ. Kinh doanh vỉa hè và người đi bộ có mối quan hệ tương hỗ. 

Vỉa hè còn liên quan đến thiết kế, quy hoạch; khu phố cổ, khu xây mới tính toán thế nào để còn chỗ cho người đi bộ đặt chân các nhà quy hoạch đều biết rõ. Dân phố sáng ra không thể để mãi chiếc xe máy trong nhà mà phải dắt ra vỉa hè. Hầm xe chung cư thiếu cũng phải để ở vỉa hè, lòng đường... Nếu cái vỉa hè ấy được thiết kế rộng rãi 5-6m thì có để xe máy người đi bộ vẫn còn chỗ. 

Và một điểm quan trọng nữa là việc làm, là phát triển thương mại văn minh… Khi người dân còn phải bám lấy vỉa hè mưu sinh, khi mà thói quen mua bán vẫn là tấp xe vào sát vỉa hè í ới gọi mua mớ rau, điếu thuốc… thì câu chuyện vỉa hè cho người đi bộ còn dài.

Xe ba bánh tự chế, hàng rong,  vỉa hè cho người đi bộ cần đồng bộ nhiều giải pháp (nâng cao dân trí, tạo công ăn việc làm, quy hoạch thông minh, thương mại văn minh...) nhưng không thể buông, vẫn cần triển khai dù đó là giải pháp đơn lẻ. 

Bởi vì để thai nghén và thôi thúc một hoặc một hệ sinh thái chính sách đúng sớm được ban hành thì gia tăng áp lực vào những hành vi chưa đúng cũng là điều cần thiết. Cho nên tôi vẫn ủng hộ tuyên chiến với vỉa hè bị chiếm dụng trái phép, còn bạn thì sao?./.

Xin để lại quan điểm dưới ô “Viết bình luận”   

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vỉa hè Hà Nội và những cuộc đuổi bắt không hồi kết
Vỉa hè Hà Nội và những cuộc đuổi bắt không hồi kết

VOV.VN - Sau nhiều ngày ra quân, vỉa hè nhiều tuyến phố Thủ đô Hà Nội đã thông thoáng trở lại. Nhưng vẫn còn đó, tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa".

Vỉa hè Hà Nội và những cuộc đuổi bắt không hồi kết

Vỉa hè Hà Nội và những cuộc đuổi bắt không hồi kết

VOV.VN - Sau nhiều ngày ra quân, vỉa hè nhiều tuyến phố Thủ đô Hà Nội đã thông thoáng trở lại. Nhưng vẫn còn đó, tình trạng "bắt cóc bỏ đĩa".

Ô tô, xe máy và rác thải tràn vỉa hè "thách thức" biển cấm
Ô tô, xe máy và rác thải tràn vỉa hè "thách thức" biển cấm

VOV.VN - Dù đã có biển cấm, nhưng trên nhiều tuyến đường của Hà Nội, người dân vẫn tiếp tục lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, dừng đỗ xe trái phép và vứt rác thải bừa bãi.

Ô tô, xe máy và rác thải tràn vỉa hè "thách thức" biển cấm

Ô tô, xe máy và rác thải tràn vỉa hè "thách thức" biển cấm

VOV.VN - Dù đã có biển cấm, nhưng trên nhiều tuyến đường của Hà Nội, người dân vẫn tiếp tục lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, dừng đỗ xe trái phép và vứt rác thải bừa bãi.

Quản lý lòng đường, vỉa hè: Bao giờ dừng “bắt cóc bỏ đĩa”?
Quản lý lòng đường, vỉa hè: Bao giờ dừng “bắt cóc bỏ đĩa”?

VOV.VN - Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là thực trạng tồn tại ở TP.HCM suốt nhiều năm qua. Các quận, huyện đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên việc này được ví như "bắt cóc bỏ đĩa".

Quản lý lòng đường, vỉa hè: Bao giờ dừng “bắt cóc bỏ đĩa”?

Quản lý lòng đường, vỉa hè: Bao giờ dừng “bắt cóc bỏ đĩa”?

VOV.VN - Lấn chiếm lòng đường, vỉa hè là thực trạng tồn tại ở TP.HCM suốt nhiều năm qua. Các quận, huyện đã nhiều lần ra quân lập lại trật tự vỉa hè, tuy nhiên việc này được ví như "bắt cóc bỏ đĩa".