Đẩy mạnh giải quyết thủ tục BHTN trực tuyến, đảm bảo quyền lợi người lao động

VOV.VN - Dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều địa phương, đẩy hàng triệu lao động vào "bẫy" thất nghiệp, số lượng hồ sơ đề nghị nhận bảo hiểm thất nghiệp gửi về các Trung tâm dịch vụ việc làm tăng mạnh.

Dịch Covid-19 bùng phát khiến hàng triệu lao động mất việc, hoặc giãn việc, lâm vào tình cảnh thất nghiệp. Trong bối cảnh này, số lượng hồ sơ đề nghị nhận bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại các Trung tâm dịch vụ việc làm các tỉnh, thành phố cũng tăng mạnh, tuy nhiên việc thực hiện các thủ tục trực tiếp gặp gián đoạn do quy định về giãn cách. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, các Trung tâm dịch vụ việc làm kịp thời khởi động các dịch vụ trực tuyến.

Tại Hà Nội, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội Tạ Văn Thảo cho biết, thực hiện Chỉ thị 17 của Chủ tịch UBND TP và chỉ đạo của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội về phòng chống dịch Covid-19, ngày 24/7, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã xây dựng quy trình tạm thời thực hiện chính sách BHTN trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội tại Trung tâm. Theo đó, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tạm dừng thực hiện tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính về BHTN bằng hình thức trực tiếp. Tất cả các giao dịch về chính sách BHTN trong thời gian này được chuyển từ hình thức trực tiếp sang gián tiếp, áp dụng tại trụ sở chính, các cơ sở và các điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh.

Theo đó, người lao động có thể gửi hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp qua đường bưu điện, thông báo tìm kiếm việc làm, thông báo trả kết quả qua zalo, email, điện thoại tới 1 trong 15 cơ sở, điểm, sàn giao dịch việc làm vệ tinh của Trung tâm cho đến khi có thông báo mới từ UBND thành phố.

Cán bộ tại trung tâm cũng được phân rõ trách nhiệm trong việc tiếp nhận hồ sơ, đảm bảo giải quyết kịp thời các nhu cầu, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người lao động tiếp cận chính sách. Các quy trình, thủ tục về bảo hiểm thất nghiệp cũng được đăng công khai trên cổng thông tin của Sở LĐ-TB-XH Hà Nội.

Tính từ ngày 24/7 đến 8/8, Trung tâm đã tiếp nhận 816 hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết 3.588 hồ sơ nhận kết quả; giải quyết 13.797 hồ sơ thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm. Số hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mà Trung tâm nhận được qua hình thức gián tiếp ít so với thời điểm trước khi thực hiện giãn cách tương đối nhiều. Việc này, có thể do thành phố Hà Nội thực hiện quy định giãn cách nên người lao động chưa đi gửi hồ sơ hoặc hồ sơ đang được người lao động gửi bưu điện đến Trung tâm.

Ông Tạ Văn Thảo cho biết thêm, khi chuyển sang giải quyết thủ tục theo hình thức trực tuyến, thuận lợi hơn cho người lao động nhưng khối lượng công việc của các cán bộ Trung tâm lại tăng gấp nhiều lần.

“Theo quy định về giãn cách, chúng tôi bố trí mỗi phòng làm việc không quá 10 người, ngoài ra, chúng tôi cho phép cán bộ được làm việc tại nhà để giải quyết các công việc. Trong thời gian này, khối lượng công việc tăng, các cán bộ làm thủ tục bảo hiểm thất nghiệp hết sức vất vả. Nhiều lao động còn lúng túng trong làm thủ tục online, các cán bộ của Trung tâm phải gọi điện hướng dẫn chi tiết. Nhiều trường hợp hồ sơ gửi đến theo đường bưu điện chưa đủ, thiếu, sai thông tin lại tiếp tục gọi điện hướng dẫn người lao động làm lại đến khi đúng yêu cầu”, ông Thảo nói.

Để hỗ trợ kịp thời người lao động, giải đáp mọi thắc mắc khi cần thiết, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, Trung tâm đã lập đường dây nóng và 15 đầu số điện thoại của 15 điểm sàn, giao dịch việc làm vệ tinh trên toàn thành phố.

“Số lượng người lao động gọi về rất nhiều trong thời điểm này, nhân viên thường xuyên phải làm việc quá tải, tuy nhiên chúng tôi vẫn cố gắng hết sức để giải quyết các thủ tục đảm bảo quyền lợi của người lao động”, ông Thảo cho hay.

Ông Tạ Văn Thảo lưu ý thêm, thời điểm này, các đường dây nóng của các Trung tâm dịch vụ việc làm và các điểm sàn giao dịch việc làm luôn trong tình trạng quá tải. Do đó, bên cạnh đường dây nóng, người lao động có thể tìm hiểu mọi thông tin trên website của Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội.

“Chúng tôi mong muốn người lao động cố gắng phối hợp tốt với Trung tâm, tìm hiểu các thông tin trên website, thực hiện theo đúng quy trình hướng dẫn vừa đảm bảo quyền lợi, vừa đỡ gây sức ép cho cán bộ thực hiện.

Trong trường hợp, có điều gì chưa hiểu, người lao động có thể gọi điện đến đường dây nóng để được giải đáp. Trung tâm vẫn chỉ đạo các phòng liên quan tích cực thu thập thông tin thị trường lao động, cũng như cung cấp lại cho doanh nghiệp, người lao động qua hình thức online. Tuy nhiên, trong thời điểm này, người lao động và doanh nghiệp đang tập trung vào công tác phòng dịch Covid-19 nên thông tin chúng tôi thu nhận được không nhiều. Dù vậy, Trung tâm vẫn cố gắng thu thập online để đến khi hết giãn cách xã hội sẽ tham mưu cho Sở LĐ-TB-XH Hà Nội những hoạt động thúc đẩy tăng cường tạo việc làm cho người lao động một cách phù hợp và tốt nhất”, ông Thảo cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?
Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?

VOV.VN - Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó "tấn công" nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, thị trường lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?

Hàng ngàn doanh nghiệp "tê liệt" bởi dịch, kịch bản nào cho thị trường lao động sắp tới?

VOV.VN - Từ đầu năm 2021 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó "tấn công" nhiều khu vực kinh tế trọng điểm, thị trường lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Chạy dịch, người dân ồ ạt về quê, nguy cơ thiếu hụt lượng lớn lao động
Chạy dịch, người dân ồ ạt về quê, nguy cơ thiếu hụt lượng lớn lao động

VOV.VN - Việc di chuyển lao động là một tín hiệu cho thấy nguy cơ thiếu hụt lao động với số lượng lớn trong và sau dịch, đặc biệt trong các doanh nghiệp gia công ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử…

Chạy dịch, người dân ồ ạt về quê, nguy cơ thiếu hụt lượng lớn lao động

Chạy dịch, người dân ồ ạt về quê, nguy cơ thiếu hụt lượng lớn lao động

VOV.VN - Việc di chuyển lao động là một tín hiệu cho thấy nguy cơ thiếu hụt lao động với số lượng lớn trong và sau dịch, đặc biệt trong các doanh nghiệp gia công ngành da giày, dệt may, lắp ráp linh kiện điện tử…

Tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất trong 3 năm trở lại đây
Tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất trong 3 năm trở lại đây

VOV.VN - Trong tháng 7, với sự bùng phát dịch ở các tỉnh phía Nam, khiến lao động phi chính thức gặp nhiều khó khăn hơn khi không thể làm việc do phải tạm dừng các hoạt động bán buôn, bán lẻ,…

Tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất trong 3 năm trở lại đây

Tỷ lệ lao động phi chính thức cao nhất trong 3 năm trở lại đây

VOV.VN - Trong tháng 7, với sự bùng phát dịch ở các tỉnh phía Nam, khiến lao động phi chính thức gặp nhiều khó khăn hơn khi không thể làm việc do phải tạm dừng các hoạt động bán buôn, bán lẻ,…

Số lao động thất nghiệp trong tháng 7 tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19
Số lao động thất nghiệp trong tháng 7 tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19

VOV.VN - Dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố khiến hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên... trong 7 tháng đầu năm 2021.

Số lao động thất nghiệp trong tháng 7 tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Số lao động thất nghiệp trong tháng 7 tăng cao do ảnh hưởng của dịch Covid-19

VOV.VN - Dịch Covid-19 bùng phát tại nhiều tỉnh, thành phố khiến hàng triệu lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, mất việc, giảm giờ làm hoặc phải làm việc luân phiên... trong 7 tháng đầu năm 2021.