Phổ biến biển Stop, tại sao không?

VOV.VN - Dừng lại và quan sát trước các điểm giao cắt không có đèn tín hiệu giao thông, trước các điểm khó quan sát nhanh trên hành trình là một kỹ năng quan trọng của lái xe.

Và để hỗ trợ hình thành thói quen này, hệ thống biển báo giao thông có biển stop. Tuy nhiên, biển STOP không phổ biến ở Việt Nam.

Tôi đã xem lại khá nhiều lần video về vụ tai nạn giao thông ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) hôm 27/3 vừa qua. Theo đó, một người đàn ông điều khiển xe máy đến đoạn giao cắt với quốc lộ, sau một thoáng chần chừ, người đàn ông này vượt qua bên kia đường.

Tiếp đó, một xe khách lao đến, do cố gắng tránh đâm thẳng vào người đàn ông đi xe máy, nên xẽ đã lật xuống ruộng.

Đây có lẽ không phải là vụ tai nạn hiếm hoi. Chúng ta từng biết rất nhiều vụ tai nạn mà nguyên nhân hầu hết xảy ra là do người điều khiển phương tiện từ đường ngang, đường nhánh đi ra đường chính, mà không dừng lại và chú ý quan sát.

Trong những bình luận về vụ tai nạn kể trên, tôi thấy có khá nhiều người thắc mắc rằng, tại sao người lái xe khách không dừng lại, hoặc không giảm tốc độ khi đi qua những đoạn đường giao cắt như vậy?

Thành phố này có rất ít tiện ích, nhưng có một thứ mà Louangphabang nhiều hơn so với đa phần các thành phố lớn của chúng ta (như Hà Nội, TPHCM…), đó là ở hầu như các điểm giao cắt giữa đường chính với đường nhánh, đều có các biển báo bằng tiếng Lào và tiếng Anh – biển STOP.

Đây là một biển chỉ dẫn, biển cảnh báo rất phổ biến trong giao thông đường bộ. Ở rất nhiều quốc gia, biển STOP có ý nghĩa bắt buộc mọi người phải hoàn toàn dừng lại trước biển báo, hoặc trước vạch kẻ đường và quan sát kỹ lưỡng, rồi mới tiếp tục tham gia giao thông, tiếp tục đi từ đường nhánh ra đường chính, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện đi từ tất cả các hướng đường.

Nhưng ở Việt Nam, không hiểu vì một lý do gì, mà có rất ít biển báo như vậy.

Và nếu chúng ta nhìn lại vụ TNGT ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi), người đàn ông đi xe máy đã không có phản ứng dừng lại, chờ đến bao giờ an toàn mới vượt qua bên kia đường.

Đây là một yêu cầu được nói rõ trong Luật giao thông đường bộ, nhưng để hỗ trợ nó, thì ở những điểm giao cắt như vậy, cần phải có một biển STOP. Nó sẽ giúp cho mọi người hình thành thói quen nhìn thấy biển báo, sẽ phải dừng lại để quan sát và rồi mới tiếp tục tham gia giao thông.

Ở nhiều quốc gia, nếu Cảnh sát giao thông phát hiện ra bạn không dừng lại trước biển STOP, thậm chí bạn chỉ đi chậm qua biển STOP thôi, thì cũng coi là một hành vi vi phạm và bị xử phạt rất nặng. Đó là còn chưa kể, khi thi bằng lái xe mà vi phạm lỗi này, chắc chắn bạn sẽ bị đánh trượt.

Ở đất nước chúng ta, có rất ít, thậm chí tại những đoạn đường rất dài, không hề có một điểm giao cắt nào có biển STOP cả.

Tôi nghĩ, câu chuyện cắm biển, vận hành các biển STOP nói riêng và các biển cảnh báo, chỉ dẫn giao thông khác, đã đến lúc phải đặt ra một cách nghiêm túc. Bởi việc đó là cần thiết, để tránh được rất nhiều vụ tai nạn xảy ra tại các điểm giao cắt trên đường.

Tôi không hiểu tại sao, đến bây giờ Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia hay các cơ quan quản lý chỉ dẫn đường bộ vẫn chưa làm việc đó. Trong khi đó, đây là một việc cần thiết và đó chắc chắn là một việc có thể giúp giảm thiểu tương đối những vụ tai nạn giao thông./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Hàng loạt "lô cốt" án ngữ dọc sông Tô Lịch, gây cản trở giao thông
Hàng loạt "lô cốt" án ngữ dọc sông Tô Lịch, gây cản trở giao thông

VOV.VN - Hàng loạt "lô cốt" án ngữ dọc vỉa hè sông Tô Lịch, gây cản trở giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Hàng loạt "lô cốt" án ngữ dọc sông Tô Lịch, gây cản trở giao thông

Hàng loạt "lô cốt" án ngữ dọc sông Tô Lịch, gây cản trở giao thông

VOV.VN - Hàng loạt "lô cốt" án ngữ dọc vỉa hè sông Tô Lịch, gây cản trở giao thông và tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn.

Quản lý vỉa hè, lòng đường Hà Nội: Tránh tình trạng "bắt cóc bõ đĩa"
Quản lý vỉa hè, lòng đường Hà Nội: Tránh tình trạng "bắt cóc bõ đĩa"

VOV.VN - Kết luận hội nghị giao ban quý I giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã diễn ra sáng nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo: Cần lập quy hoạch lòng đường, vỉa hè, công khai minh bạch khu vực nào được kinh doanh, được trông giữ xe.

Quản lý vỉa hè, lòng đường Hà Nội: Tránh tình trạng "bắt cóc bõ đĩa"

Quản lý vỉa hè, lòng đường Hà Nội: Tránh tình trạng "bắt cóc bõ đĩa"

VOV.VN - Kết luận hội nghị giao ban quý I giữa Thường trực Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, thị xã diễn ra sáng nay, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chỉ đạo: Cần lập quy hoạch lòng đường, vỉa hè, công khai minh bạch khu vực nào được kinh doanh, được trông giữ xe.

Giành lại vỉa hè phố cổ Hà Nội: Khó khả thi?
Giành lại vỉa hè phố cổ Hà Nội: Khó khả thi?

VOV.VN - Sau gần 1 tháng triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè, tình hình trông giữ xe, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực phố cổ Hà Nội đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên hiệu quả có thực sự lâu dài?

Giành lại vỉa hè phố cổ Hà Nội: Khó khả thi?

Giành lại vỉa hè phố cổ Hà Nội: Khó khả thi?

VOV.VN - Sau gần 1 tháng triển khai chiến dịch giành lại vỉa hè, tình hình trông giữ xe, kinh doanh lấn chiếm vỉa hè tại khu vực phố cổ Hà Nội đã có chiều hướng giảm. Tuy nhiên hiệu quả có thực sự lâu dài?