Việt Nam đặt 3 tình huống chống dịch bệnh Ebola

VOV.VN -Người dân Việt Nam cần làm gì để chủ động đối phó với dịch bệnh Ebola?

Dịch bệnh sốt xuất huyết Ebola đang ngày càng gia tăng tại các nước Tây Phi, với số mắc đã lên tới hơn 17.000 và số tử vong lên tới hơn 900 trường hợp.

Đây là vụ dịch lớn nhất trong lịch sử gần 4 thập kỷ qua của căn bện này và diễn ra tại khu vực có dân di biến động qua biên giới nên nguy cơ dịch bệnh lan truyền sang các nước là rất lớn, trong đó có Việt Nam.

Vậy cơ quan chức năng và người dân cần làm gì để chủ động đối phó với dịch bệnh Ebola? Phóng viên VOV phỏng vấn Tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) về vấn đề này.

PV: Thưa ông, nước ta chưa phát hiện trường hợp nào mắc bệnh sốt xuất huyết Ebola, tuy nhiên trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh này trên thế giới, Bộ Y tế đã và đang triển khai những biện pháp gì để phòng chống dịch bệnh xâm nhập vào nước ta?

TS Trần Đắc Phu: Các biện pháp mà chúng tôi tập trung triển khai.

Thứ nhất là giám sát cả ở cửa khẩu, cả ở cộng đồng, nếu phát hiện có bệnh nhân mắc Ebola là chúng ta phải thực hiện cách ly ngay, lấy mẫu xét nghiệm để xác định. Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn giám sát và phòng chống.

 
Tiến sĩ Trần Đắc Phu - Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng
Thứ 2 là Bộ Y tế đã xây dựng hướng dẫn quy trình xét nghiệm lấy mẫu xét nghiệm.

Bộ cũng đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các tỉnh thành phố, các bộ, ngành trong việc phối hợp với Bộ Y tế triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh Ebola.

Chúng tôi đã đưa ra 3 tình huống. Tình huống 1, khi dịch chưa xâm nhập vào Việt Nam thì trong trường hợp chưa ghi nhận ca bệnh tại Việt Nam thì cần phải phát hiện sớm ca bệnh tại Việt Nam để xử lý triệt để, tránh lây lan cho cán bộ y tế và cộng đồng.

Tình huống 2 đã xuất hiện các ca bệnh xâm nhập vào Việt Nam, thì cần phải khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và lây lan ra cộng đồng.

Tình huống 3, dịch lây lan trong cộng đồng, thì phải đáp ứng nhanh, khoanh vùng, xử lý kịp thời triệt để ổ dịch, điều trị tích cực nhằm hạn chế thấp nhất tử vong và giảm lây lan ra cộng đồng.

Hiện nay, toàn bộ các điều kiện đáp ứng 3 tình huống đó chúng tôi đã chuẩn bị; tuy nhiên chúng tôi sẽ phân tích tình huống sát thực tế, phù hợp để tránh hoang mang và tránh đầu tư không hợp lý, gây tốn kém.

PV: Theo kế hoạch thì ngày 15/8 tới, nước ta sẽ áp dụng tờ khai y tế tại các cửa khẩu quốc tế đối với những hành khách đến từ Châu Phi và vùng có dịch bệnh Ebola. Vậy việc này sẽ được thực hiện như thế nào, thưa ông?

TS Trần Đắc Phu: Việc áp dụng tờ khai y tế đối với khách nhập cảnh tại các cửa khẩu quốc tế thì chúng tôi mới áp dụng ở mức độ nhất định, khai báo toàn bộ những trường hợp đi từ châu Phi về.

Tuy nhiên điểm khó khăn nhất hiện nay là phần lớn những người đi từ châu Phi về thì họ không tập trung vào một hãng hàng không quốc tế. Do vậy, tại sân bay, việc này được giao cho công an cửa khẩu hướng dẫn hành khách đến từ vùng có dịch vào khai báo y tế rồi mới làm thủ tục nhập cảnh.

Những hành khách đến từ đường bộ thì bộ đội biên phòng hướng dẫn khai báo y tế. Nếu hành khách có triệu chứng mắc bệnh Ebola thì tiến hành cách ly, lấy mẫu xét nghiệm.

Thực hiện khai báo y tế thì bao giờ cũng có 2 phần, phần thông tin về tình trạng sức khỏe của hành khách được lưu lại cơ quan kiểm dịch cửa khẩu quốc tế, phần còn lại đưa cho người nhập cảnh bản hướng dẫn phòng chống bệnh Ebola, trong đó yêu cầu trong vòng 21 ngày có những triệu chứng của bệnh Ebola thì cần đến cơ sở y tế để khai báo, khám và điều trị.

PV: Thưa ông, người mắc bệnh sốt xuất huyết Ebola thường có những biểu hiện gì và người dân cần chú ý điều gì để phòng chống dịch bệnh này?

TS Trần Đắc Phu: Dịch bệnh này nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao. Hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới đang bàn với lãnh đạo các nước Tây Phi ban bố tình trạng khẩn cấp.

Triệu chứng của nó là sốt, đau đầu, mệt mỏi, có xuất huyết, có suy thận, gan. Điều quan trọng là chúng ta phải xác định các yếu tố dịch tễ, có đi từ vùng có dịch về hay không, kết hợp nhiều yếu tố chẩn đoán và cuối cùng là xét nghiệm để khẳng định chính xác.

Tuy nhiên người dân cũng không nên hoang mang mà phải kịp thời nắm bắt thông tin.

Bộ Y tế sẽ cung cấp thông tin kịp thời và đưa ra những cảnh báo phù hợp. Trong bối cảnh hiện nay nước ta chưa phát hiện ca bệnh Ebola nào, người dân cần thực hiện các biện pháp vệ sinh nhà cửa, khử khuẩn môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng…

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

TP HCM tăng cường giám sát dịch Ebola tại các cửa khẩu
TP HCM tăng cường giám sát dịch Ebola tại các cửa khẩu

VOV.VN - Sở Y tế TP HCM cho biết sẽ tập trung giám sát y tế ở những khu vực  như cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất, cửa khẩu cảng quốc tế.

TP HCM tăng cường giám sát dịch Ebola tại các cửa khẩu

TP HCM tăng cường giám sát dịch Ebola tại các cửa khẩu

VOV.VN - Sở Y tế TP HCM cho biết sẽ tập trung giám sát y tế ở những khu vực  như cửa khẩu hàng không Tân Sơn Nhất, cửa khẩu cảng quốc tế.

Đã có thuốc đặc trị virus Ebola?
Đã có thuốc đặc trị virus Ebola?

VOV.VN - Sức khỏe của hai bệnh nhân người Mỹ bị nhiễm virus Ebola sau khi được tiêm một loại huyết thanh thử nghiệm đã có những chuyển biến tích cực.

Đã có thuốc đặc trị virus Ebola?

Đã có thuốc đặc trị virus Ebola?

VOV.VN - Sức khỏe của hai bệnh nhân người Mỹ bị nhiễm virus Ebola sau khi được tiêm một loại huyết thanh thử nghiệm đã có những chuyển biến tích cực.

Philippines: Chỉ 2 lao động trở về từ Tây Phi bị nghi nhiễm Ebola
Philippines: Chỉ 2 lao động trở về từ Tây Phi bị nghi nhiễm Ebola

VOV.VN - 13 lao động Philippines khác trở về từ Sierra Leone đã được xác định là không nhiễm phải virus Ebola.  

Philippines: Chỉ 2 lao động trở về từ Tây Phi bị nghi nhiễm Ebola

Philippines: Chỉ 2 lao động trở về từ Tây Phi bị nghi nhiễm Ebola

VOV.VN - 13 lao động Philippines khác trở về từ Sierra Leone đã được xác định là không nhiễm phải virus Ebola.  

WHO tuyên bố dịch Ebola là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu
WHO tuyên bố dịch Ebola là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu

VOV.VN -Việc WHO coi dịch bệnh là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu sẽ có tác động đến chính sách của các quốc gia nâng mức độ đề phòng đối với vấn đề lây nhiễm.

WHO tuyên bố dịch Ebola là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu

WHO tuyên bố dịch Ebola là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu

VOV.VN -Việc WHO coi dịch bệnh là vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu sẽ có tác động đến chính sách của các quốc gia nâng mức độ đề phòng đối với vấn đề lây nhiễm.