Việt Nam sẽ chủ động xét nghiệm Covid-19, không cần mua thêm máy móc

VOV.VN - Nước ta sẽ hoàn toàn chủ động việc xét nghiệm Covid-19 mà không cần phải mua thêm máy móc, thiết bị xét nghiệm cũng như các sinh phẩm khác.

Báo cáo các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 của Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra chiều 28/4, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, về vấn đề xét nghiệm, Việt Nam đã phát triển được loại sinh phẩm xét nghiệm Covid-19 thay thế nguồn nước ngoài (sinh phẩm do Học viện Quân y phối hợp với Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á phát triển).

Sinh phẩm này đã và đang được sử dụng chủ đạo tại Việt Nam để xét nghiệm xác định virus SARS-CoV-2 với ưu điểm là giá thành hợp lý, chất lượng tương đương các sinh phẩm quốc tế.

Tới nay, Bộ sinh phẩm của Việt Nam đã được Vương quốc Anh công nhận chất lượng và được bán tự do tại 27 nước châu Âu. Cả nước hiện có 112 phòng xét nghiệm Realtime - PCR có năng lực xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2, công suất tối đa khoảng hơn 27.000 mẫu/ngày, trong đó 48 phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định Covid-19.

Thời gian qua, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phối hợp với Đại học Nagasaki của Nhật Bản nghiên cứu và phát triển loại sinh phẩm xét nghiệm kháng thể. Điểm khác biệt đáng chú ý là sinh phẩm xét nghiệm của Việt Nam sử dụng hệ thống máy xét nghiệm ELISA đã được trang bị từ tuyến Trung ương đến tận y tế tuyến huyện để chẩn đoán người nhiễm HIV, sốt xuất huyết và một số bệnh miễn dịch khác.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long, sinh phẩm “made in Vietnam” có nhiều ưu điểm như sử dụng rộng rãi cho tất cả các tuyến từ tuyến huyện; độ nhạy và độ đặc hiệu cao khoảng 95% sau khi bị nhiễm 8 ngày; giá thành của sinh phẩm này rẻ (chỉ khoảng 5 USD/kit xét nghiệm).

Hiện Bộ Y tế đang làm thủ tục công nhận sinh phẩm này để đưa vào sản xuất hàng loạt. Nếu thành công, Việt Nam là nước thứ 5 trên thế giới sản xuất thành công sinh phẩm xét nghiệm kháng thể và thương mại hóa.

chinh phu.jpg
Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19. Ảnh: Chinhphu.vn

“Hai xét nghiệm trên dùng để bổ trợ cho nhau trong việc khẳng định Covid-19 và xác định mức độ lây lan trong cộng đồng. Thời gian tới, với 2 loại sinh phẩm sản xuất được, Việt Nam sẽ hoàn toàn chủ động việc xét nghiệm mà không cần phải mua thêm máy móc, thiết bị xét nghiệm cũng như các sinh phẩm, hóa chất cần thiết khác” – ông Nguyễn Thanh Long cho biết.

Về sản xuất máy thở, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 cho biết, ngày 25/4, Bộ Y tế đã tổ chức họp đánh giá về máy thở Eliciae MV20 do Công ty Metran, Nhật Bản sản xuất. Đây là sản phẩm mới ra đời, đang làm các thủ tục để đăng ký lưu hành.

Sản phẩm của công ty được các chuyên gia đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Bộ Y tế và các cơ quan liên quan đang khẩn trương làm các thủ tục hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp đưa vào sản xuất và có sản phẩm vào cuối tháng 5/2020. Được biết, Đại học Văn Lang đề nghị tài trợ 2000 máy thở do công ty Metran sản xuất.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng đã làm việc với Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Sản xuất VinSmart - thuộc Tập đoàn Vingroup, nghe báo về 2 máy thở do Công ty chế tạo sản xuất, trong đó có cả máy thở cao cấp. Hiện đang làm các thủ tục để thử nghiệm lâm sàng các máy này./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ: Một số nơi thực hiện quá máy móc
Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ: Một số nơi thực hiện quá máy móc

VOV.VN -Ở một số nơi, cán bộ thực hiện một cách máy móc Chỉ thị 16/TTg, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng khiến người dân gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ: Một số nơi thực hiện quá máy móc

Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ: Một số nơi thực hiện quá máy móc

VOV.VN -Ở một số nơi, cán bộ thực hiện một cách máy móc Chỉ thị 16/TTg, chưa đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng khiến người dân gặp khó khăn trong sinh hoạt.

Ảnh: Đà Nẵng ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ
Ảnh: Đà Nẵng ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN - Người dân Đà Nẵng đã hạn chế ra đường. Việc kinh doanh tại các chợ, siêu thị, các cửa hàng dịch vụ thiết yếu vẫn diễn ra bình thường. 

Ảnh: Đà Nẵng ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ

Ảnh: Đà Nẵng ngày đầu thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ

VOV.VN - Người dân Đà Nẵng đã hạn chế ra đường. Việc kinh doanh tại các chợ, siêu thị, các cửa hàng dịch vụ thiết yếu vẫn diễn ra bình thường. 

Người dân khu vực ĐBSCL thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 của Chính phủ
Người dân khu vực ĐBSCL thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 của Chính phủ

VOV.VN - Ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân trong khu vực ĐBSCL hạn chế ra đường nhằm phòng ngừa dịch

Người dân khu vực ĐBSCL thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 của Chính phủ

Người dân khu vực ĐBSCL thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị 16 của Chính phủ

VOV.VN - Ngày đầu tiên thực hiện Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, người dân trong khu vực ĐBSCL hạn chế ra đường nhằm phòng ngừa dịch