Vụ 4 học sinh đuối nước: Phú Yên đề nghị điều chỉnh quy trình vận hành

VOV.VN - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú yêu cầu tham mưu cho tỉnh xây dựng quy định vận hành nhà máy khi tăng lưu lượng để người dân biết được thông tin

Chiều 25/5, tại UBND huyện Sơn Hòa, ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì buổi làm việc với các đơn vi liên quan về vụ 4 học sinh bị đuối nước trên Sông Ba xảy ra vào sáng ngày 24/5. Cùng dự buổi làm việc có đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp, Tổng cục Năng lượng, Bộ Công thương; Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ và lãnh đạo UBND huyện Sơn Hòa.

Các đại biểu đề nghị điều chỉnh quy trình vận hành. 

Tại buổi làm việc, ông Đặng Văn Tuần, Giám đốc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Ha báo cáo, lúc 7 giờ 6 phút, tổ máy H1 phát công suất 66MW với lưu lượng nước qua tua bin là 120 m3/s; lúc 8 giờ tổ máy H2 phát công suất 66MW, với lưu lượng nước qua tuabin 120 m3/s. Tổng lượng nước qua tua bin 2 tổ máy là 240m3/s. Lúc 9 giờ, tăng công suất với lưu lượng nước qua 2 tua bin 2 tổ máy là 360 m3/s. Vụ 4 học sinh đuối nước do Nhà máy thủy điện Sông Ba Hạ thuộc Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ xả nước vận hành là bài học đau lòng.

Ông Tô Văn Bảo, Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật An toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công thương đề nghị: “Thời gian gần đây, Nhà máy Thủy điện Sông Ba Hạ chấp hành tương đối đầy đủ các quy định của pháp luật về công tác quản lý công trình cũng như công tác vận hành. Tuy nhiên, cũng đặt ra vấn đề là trong quy trình và trong tất cả chế độ vận hành ở đây đặt ra vấn đề là công tác cảnh báo. Nếu công tác cảnh báo của chúng ta mà sớm thì có thể không xảy ra vụ đuối nước của các cháu học sinh. Tuy nhiên, trong quy định chỉ có quy định cảnh báo mùa lũ thôi. Còn mùa kiệt chưa quy định”.

Ông Cao Minh Hòa, Phó Bí thư Huyện ủy Sơn Hòa cho biết, do các cháu tắm xa khu vực dân cư, không có người lớn ở gần nên khi xảy ra sự cố, các cháu kêu cứu mà không ai nghe. Những cháu trên bờ khi phát hiện đuối nước lại không có kỹ năng thoát nạn. Đến sáng ngày 25/5, thi thể cháu cuối cùng đã được tìm thấy.

Ông Cao Minh Hòa đề nghị, trước khi phát điện, Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Ba Hạ cần phải xây dựng hệ thống cảnh báo trước 30 phút để người dân chủ động trong sản xuất, phòng tránh rủi ro: “Xả lượng nước ở mức độ nào, nên cảnh báo trước cho các vùng hạ du khoảng 30 phút để bà con họ còn lo dọn dẹp. Bà con còn tận dụng đất sản xuất, còn chỗ nào tận dụng thì bà con đều tận dụng.  Nếu không có cảnh báo, cứ như thế này thì rất nguy hiểm”.

Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho rằng, công tác cảnh báo khi thủy điện phát điện và tăng lưu lượng dòng chảy cần phải được thực hiện nghiêm túc.

Ông Trần Hữu Thế yêu cầu Sở Công thương phối hợp với các nhà máy tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định vận hành nhà máy khi tăng lưu lượng để người dân khu vực lân cận biết được thông tin: “Đề nghị tham mưu cho Bộ, tham mưu cho Chính phủ trong việc điều chỉnh quy định vận hành liên hồ, quy định cảnh báo xả lũ, không chỉ xả lũ trong mùa mưa mà còn xả vận hành nước trong mùa khô mà ở đây kể cả phát điện. Bởi vì đặc biệt những nhà máy thủy điện lớn thì dòng nước phát ra rất lớn. Và chắc chắn với dòng sông hẹp nếu lơ là trong sinh hoạt, sản xuất thì chắc chắn là không thể nào trở tay kịp”./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

4 trẻ em đuối nước thương tâm ở Tiền Giang
4 trẻ em đuối nước thương tâm ở Tiền Giang

VOV.VN - Hôm nay (16/5), Sở Lao động–Thương binh và xã hội tỉnh Tiền Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra hai vụ đuối nước làm 4  trẻ em tử vong.

4 trẻ em đuối nước thương tâm ở Tiền Giang

4 trẻ em đuối nước thương tâm ở Tiền Giang

VOV.VN - Hôm nay (16/5), Sở Lao động–Thương binh và xã hội tỉnh Tiền Giang cho biết, trên địa bàn tỉnh vừa xảy ra hai vụ đuối nước làm 4  trẻ em tử vong.