“Vùng đất chết” Ba Chúc hồi sinh sau 40 năm thảm sát Pol Pot

VOV.VN - Ba Chúc không còn là nơi mất mát, đau thương năm nào mà đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế -
xã hội ở địa phương.

Thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang cách đây 40 năm được coi là “vùng đất chết” bởi Tập đoàn Pol Pot - Iêng Xari đã sát hại hàng ngàn người dân vô tội.

Với tinh thần yêu chuộng hòa bình, quên đi thù hận, vươn lên trong cuộc sống, ngày nay, Ba Chúc không còn là nơi mất mát, đau thương năm nào mà đã trở thành điểm sáng trong phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Xương sọ của những nạn nhân trong vụ thảm sát ở Ba Chúc do Pol Pot gây ra.
Nhà mồ Ba Chúc nơi chứa hài cốt của 3.157 dân thường ở Ba Chúc bị Pol Pot thảm sát.

Nằm dưới chân dãy Thất Sơn hùng vĩ, thị trấn Ba Chúc, trước kia là xã Ba Chúc, cách biên giới Việt Nam - Campuchia khoảng 7km đường chim bay. Vùng đất này là cửa ngõ xuống đồng bằng Tây Nam bộ. Ngày 18/4/1978, quân Pol Pot ồ ạt tiến vào đánh chiếm An Giang. Xã Ba Chúc, huyện Tri Tôn là trọng điểm chúng bao vây đập phá tàn sát dân thường.

Với âm mưu ác độc “giết sạch, đốt sạch, phá sạch”, chỉ trong khoảng thời gian hơn chục ngày từ 18 đến 30/4/1978, chúng đã thảm sát hơn 3.000 người dân vô tội ở đây. Có gia đình bị chúng giết sạch, có những gia đình chỉ còn một vài người may mắn sống sót.

Những người dân Ba Chúc từng chứng kiến cảnh tượng ấy giờ nghĩ lại vẫn phải rùng mình, ghê sợ trước hành động dã man, tàn bạo mất hết nhân tính của chúng.

Ông Lê Văn Phước năm nay 75 tuổi, ở thị trấn Ba Chúc, một người dân may mắn sống sót kể lại: “Đêm rằm, sang ngày 16/3 âm lịch, Pol Pot chiếm vô đây và tàn phá, giết người. Chúng bắt người đưa ra ngoài đồng giết hại. Chùa chiền, nhà cửa bị tàn phá và đốt hết. Lúc đó dân khổ nắm vì chúng tàn phá, chết chóc nhà cửa cháy tiêu tan”.

Ông Huỳnh Văn Quốc, ở thị trấn Ba Chúc nhớ lại, khi quân Pol Pot kéo sang thảm sát, ông mới 11 tuổi. Gia đình ông có 10 người, nhưng chỉ có mình ông may mắn thoát chết. Ngày đó, khi hay tin quân Pol Pot tràn vào Ba Chúc, cha mẹ dẫn 8 anh em ông lên núi Dài để ẩn núp. Sau khi có lực lượng bộ đội của ta tấn công, tình hình tạm ổn, ông xin cha mẹ đi chơi.

Nhưng khi đi khỏi nơi ẩn nấp chừng 5 phút, thì quân Pol Pot dội pháo trúng chỗ gia đình ông đang trú nên các anh em và mẹ chết tại chỗ. Còn cha ông bị thương được người dân đưa về Tri Tôn điều trị nhưng 4 tháng sau, cũng qua đời.

Chùa Phi Lai - là nơi Pon Pot tràn vào  giết hại hàng trăm người dân.
Thị trấn Ba Chúc ngày nay.

Đại tá Nguyễn Văn Tư, nguyên Sư đoàn phó Sư đoàn 330, Quân khu 9 cho biết, thời gian đó, ông đưa Trung đoàn 3 đến giải phóng vùng đất này. Ông không thể nào quên được những hình ảnh tang thương, bốn bề chỉ toàn xác người nằm ngổn ngang; nhà cửa bị đốt cháy, hoang tàn trong khói lửa, đổ nát.

Chỉ trong vòng 12 ngày chiếm đóng, quân Khmer đỏ đã biến vùng đất Ba Chúc với hơn 6.000 dân thành một “vùng đất chết”. Hơn 3.000 người bị sát hại, 2.800 căn nhà bị phá hủy, hàng chục chùa, am cùng nhiều công trình dân sinh bị hủy hoại toàn bộ, trẻ em không được đến trường trong suốt 2 năm sau đó.

“Khi đánh xong thì xác đồng bào đã thúi rữa rồi. Sau đó chữ thập đỏ của huyện, tỉnh tập trung gom xác người lại một số nhận dạng được thì mang đi chôn cất, số không nhận ra được thì thiêu hủy. Khi đánh giải tỏa xong, dân cư còn lại rất ít”, Đại tá Nguyễn Văn Tư kể lại.

Sau khi được giải phóng, Đảng bộ, chính quyền và người dân Ba Chúc đã nén đau thương, đoàn kết, quyết tâm cùng nhau làm hồi sinh vùng “đất chết” với biết bao khó khăn bộn bề. Nếu trước đây, bà con chỉ sản xuất lúa 1 vụ thì nay đã canh tác từ 2 đến 3 vụ/năm. Năng suất bình quân đạt từ 5 đến 7 tấn/hecta.

Bên cạnh sản xuất nông nghiệp, địa phương này cũng tập trung phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề truyền thống. Bà Dương Thị Ngàn, chủ một xưởng sản xuất bánh phồng ở thị trấn Ba Chúc chia sẻ về cuộc sống hôm nay: “Khi mình chạy giặc Pol Pot, nhà cửa bị thiêu hủy hết. Khi về không có nơi để ở nữa, 5-7 hộ gia đình chụm lại ở có một nơi, cuộc sống rất khó khăn. Còn bây giờ cuộc sống của mình rất thoải mái, đầy đủ tiện nghi, ổn định. Hồi trước thu nhập kém, bây giờ thu nhập khá rồi. Có thể nói bình quân một ngày mình cũng có thể thu vô được 700-800.000/ngày từ sản xuất”.

Ba Chúc hồi sinh từ một “vùng đất chết”.

Ông Nguyễn Văn Sấm, Bí Thư Đảng ủy thi trấn Ba Chúc cho biết, sau chiến tranh, các thế hệ ở Ba Chúc bắt tay xây dựng lại quê hương từ đống đổ nát, hoang tàn. Với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, sự nỗ lực của người dân, Ba Chúc đã khởi sắc hơn về nhiều mặt trong những năm qua.

Từ một vùng quê trình độ dân trí thấp, đến nay, thị trấn đã có Trường Mầm non đạt chuẩn phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi; Trường trung học phổ thông Ba Chúc với tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp 100% liên tục nhiều năm; nhiều học sinh đỗ vào các trường cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.

Số hộ nghèo của thị trấn chỉ còn 11%; thu nhập bình quân đầu người đạt gần 42 triệu/người/năm. Hiện nay, thị trấn Ba Chúc đang đẩy mạnh đầu tư phát triển tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, kết hợp phát triển làng nghề truyền thống ở địa phương; các khu vực, địa danh xảy ra cuộc thảm sát và khu vực nhà mồ Ba Chúc được trùng tu sửa chữa để thu hút du khách đến tham quan và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.

“Chúng tôi xác định Ba Chúc là trung tâm thương mại dịch vụ và du lịch, lấy Ba Chúc làm cái đà để phát triển chung cho huyện. Ba Chúc có 4 cái lợi là vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, cảnh quan thiên nhiên ở đồi núi rất nhiều và đẹp. Thị trấn nằm ở trung tâm của các xã lân cận, gần với cửa khẩu biên giới. Thứ ba là gần Chùa Bà Chúa Xứ núi Sam; thứ tư là đi các điểm du lịch ở Hà Tiên, Phú Quốc đều đi qua địa bàn này. Cho nên chúng tôi xác định thương mại dịch vụ du lịch là trọng tâm, lấy nông nghiệp là cái đà thôi, để giải quyết lao động việc làm”, ông Nguyễn Văn Sấm cho biết.

Ba Chúc trở thành trung tâm du lịch, thương mại của địa phương.

Sau nhiều năm xây dựng trong điều kiện còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng thị trấn Ba Chúc ngày nay đã chứng minh được vị thế một trung tâm kinh tế - xã hội của huyện Tri Tôn. Ba Chúc, một địa danh được ví là “vùng đất chết” của 40 năm trước giờ đã trở thành một thị trấn sầm uất.

Nơi đây không chỉ là minh chứng cho sự tàn bạo của Pol Pot đối với nhân dân Việt Nam và Campuchia, mà còn là nơi khẳng định giá trị nhân văn, tính chính nghĩa trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam và làm tròn nghĩa vụ quốc tế cao cả của quân tình nguyện Việt Nam đối với sự nghiệp giải phóng Campuchia khỏi chế độ diệt chủng và tái thiết đất nước./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh
40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh

VOV.VN - 40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam vẫn là ký ức không thể nào quên đối với những người lính tham gia các trận đánh.

40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh

40 năm chiến thắng bảo vệ biên giới Tây Nam: Ký ức Tây Ninh

VOV.VN - 40 năm đã trôi qua nhưng cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam vẫn là ký ức không thể nào quên đối với những người lính tham gia các trận đánh.

TPHCM: Họp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng biên giới Tây Nam
TPHCM: Họp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng biên giới Tây Nam

VOV.VN -Ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng của tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam – Campuchia.

TPHCM: Họp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng biên giới Tây Nam

TPHCM: Họp mặt kỷ niệm 40 năm Ngày chiến thắng biên giới Tây Nam

VOV.VN -Ngày 7/1/1979 đã đi vào lịch sử như mốc son của tinh thần đoàn kết quốc tế trong sáng của tình hữu nghị đặc biệt giữa hai dân tộc Việt Nam – Campuchia.

40 năm những bài ca không quên: Giữ gìn biên cương bằng âm nhạc
40 năm những bài ca không quên: Giữ gìn biên cương bằng âm nhạc

VOV.VN - Những "bài ca không quên" là dòng chảy trong nền âm nhạc Việt Nam, tái hiện những năm tháng giữ gìn biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

40 năm những bài ca không quên: Giữ gìn biên cương bằng âm nhạc

40 năm những bài ca không quên: Giữ gìn biên cương bằng âm nhạc

VOV.VN - Những "bài ca không quên" là dòng chảy trong nền âm nhạc Việt Nam, tái hiện những năm tháng giữ gìn biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc
40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

VOV.VN-Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình ở chiến trường.

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

40 năm chiến tranh biên giới Tây Nam: Ký ức những người trong cuộc

VOV.VN-Trong chiến tranh biên giới Tây Nam đã có biết bao cán bộ, chiến sĩ Việt Nam và Campuchia hy sinh hoặc để lại một phần máu, thịt của mình ở chiến trường.