Vùng đầu nguồn vẫn khô hạn dù nước từ thượng nguồn đã về

VOV.VN -Hiện tại, nhiều khu vực tại tỉnh Đồng Tháp vẫn đối mặt với khô hạn và sẽ gay gắt hơn khi nước xuống thấp.

Đợt đỉnh triều cường vào cuối tháng 3 kết hợp với nước từ thượng nguồn đổ về đã khiến mực nước trên hệ thống sông và  kênh rạch ở Đồng Tháp có dấu hiệu tăng. Tuy nhiên, đây chỉ là sự tăng đột biến nhất thời. Bởi hiện tại, nhiều khu vực tại tỉnh Đồng Tháp vẫn đối mặt với khô hạn và sẽ gay gắt hơn khi nước xuống thấp.

Mấy ngày nay, anh Trần Văn Tùng ở thị xã Hồng Ngự tỉnh Đồng Tháp luôn túc trực để theo dõi mực nước để bơm tưới mấy công rẫy. Thấy nước chớm lên cách đây vài ngày, anh Tùng cảm thấy phấn khởi. Tuy nhiên, hiện nay đang lo lắng vì nguồn nước ngọt ít đi trở lại.

Ảnh minh họa.

Nhiều người dân ở An Lộc, Thị xã Hồng Ngự cho rằng: nguồn nước ngọt đổ về giúp cho nông dân khi đang bước vào vụ xuống giống. Tuy nhiên nhiều nông dân vẫn đang lo lắng không biết nước lên được bao lâu nên cũng rất băn khoăn theo từng con nước. Anh Văn Toàn, Phường An Lộc, Thị xã Hồng Ngự - địa phương vùng đầu nguồn của khu vực ĐBSCL cho biết: "Thấy cũng không có khác biệt gì, nguồn nước còn khan hiếm quá. Có nước mới dám xuống giống lại".

Trong những ngày đầu tháng 4 mực nước đo được tại huyện Hồng Ngự là 1,62m, Cao Lãnh là 0,94 m xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái. Riêng tại Trường Xuân là 0,57m, cao hơn 9 cm so với cùng kỳ. Quan sát tại Trạm thủy văn Hồng Ngự và Trạm thủy văn Cao Lãnh thì mực nước vẫn còn cách khá xa so với thước đo. Do đó, theo Ông Khương Lê Bình, Giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Đồng Tháp, lượng nước từ thượng nguồn đổ về hiện nay cũng không được nhiều. Dự báo trong khoảng hơn 1 tháng tới, mực nước ở tỉnh Đồng Tháp vẫn tương đối thấp.

Ông Bình cho biết: "Những đợt bên các nước bạn xả lũ thì bên mình chỉ gia tăng đột biến trong 7 ngày và lên cao hơn bình thường, theo tôi tính toán sơ bộ thì khoảng 15 đến 20 phân thôi. Lượng nước đó cũng không được nhiều lắm, nên chúng ta cũng phải tranh thủ lấy nước. Tuy nhiên, không nên quá kỳ vọng lượng nước từ thượng nguồn về nhiều".

Hiện nay giá lúa đang tăng cao nên người dân đang rất nóng lòng xuống giống sản xuất vụ Hè thu. Tuy nhiên, cảnh báo từ đơn vị dự báo khí tượng thủy văn cho thấy, thời gian nước lên chỉ từ 5 đến 7 ngày. Do đó người dân không nên ồ ạt xuống giống lúa mà cần tuân thủ theo lịch thời vụ. Đối với các diện tích vùng gò cao nên chuyển đổi cây trồng phù hợp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn
Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

Bộ Nông nghiệp cần hàng chục tỷ đồng đối phó hạn hán, xâm nhập mặn

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu Quốc hội bố trí 45.262 tỷ đồng cho các công trình thủy lợi để chống hạn hán, xâm nhập mặn.

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt
'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

'Chảo lửa' hạn hán Tây Nguyên: Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt

Ruộng đồng nứt toác, ao hồ cạn kiệt, cây cà phê và tiêu chết khô, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng… là thực trạng do hạn hán gây ra tại Tây Nguyên

Cà Mau dồn sức bảo vệ rừng trước hạn hán khốc liệt
Cà Mau dồn sức bảo vệ rừng trước hạn hán khốc liệt

VOV.VN -Hàng nghìn héc-ta rừng bị cháy rụi khiến chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau phải tập trung dồn sức ứng phó và bảo vệ rừng trước hạn hán khốc liệt.

Cà Mau dồn sức bảo vệ rừng trước hạn hán khốc liệt

Cà Mau dồn sức bảo vệ rừng trước hạn hán khốc liệt

VOV.VN -Hàng nghìn héc-ta rừng bị cháy rụi khiến chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau phải tập trung dồn sức ứng phó và bảo vệ rừng trước hạn hán khốc liệt.

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận
Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Hai năm liên tiếp, do ảnh hưởng bởi hạn hán, tình trạng thiếu nước sản xuất diễn ra trên diện rộng ở Ninh Thuận.

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

Hạn hán và câu chuyện chuyển đổi cây trồng ở Ninh Thuận

VOV.VN - Hai năm liên tiếp, do ảnh hưởng bởi hạn hán, tình trạng thiếu nước sản xuất diễn ra trên diện rộng ở Ninh Thuận.

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn
Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

Bạc Liêu công bố thiên tai cấp độ 2 do hạn hán và xâm nhập mặn

VOV.VN - Do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, hạn hán và xâm nhập mặn vẫn còn diễn ra gay gắt…