Vùng lũ Quan Hóa (Thanh Hóa) không để dân đói, không có nhà ở dịp Tết

VOV.VN - Hiện huyện Quan Hóa đã có 73 nhà đã làm xong, 45 nhà đang hoàn thiện, bảo đảm sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.

6 tháng sau trận lũ lịch sử, chúng tôi trở lại bản Chiềng, xã Trung Sơn – một trong những xã chiu thiệt hại nặng nề nhất của huyện Quan Hóa. Không còn khung cảnh hoang tàn, đổ nát, không còn những ánh mắt hoảng hốt, lo âu của người dân khi lâm vào cảnh trắng tay sau lũ. Thay vào đó, trong bản đã có những nếp nhà sàn kiên cố, san sát, thấp thoáng sau màu xanh của những cánh rừng luồng, vầu, sắp đến kỳ thu hoạch.

Con đường dẫn vào bản hôm nay còn có những lá cờ đỏ được treo dọc hai bên đường, tạo không khí vui tươi, phấn khởi khi Tết đến, Xuân về. Trong ngôi nhà mới còn thơm mùi gỗ, chị Lương Thị Dồn, khu tái định cư bản Chiềng, xã Trung Sơn đang lau lá dong, chuẩn bị đồ lễ tân gia chia sẻ, “trận lũ lịch sử đã cuốn đi toàn bộ tài sản của gia đình chị, rất may được Nhà nước hỗ trợ 40 triệu đồng theo chính sách làm nhà tái định cư và sự hỗ trợ về tinh thần, vật chất của các tổ chức cá nhân, chị đã dựng được ngôi nhà mới.

Mưa lũ làm thiệt hại nghiêm trọng nhà dân ở Thanh Hóa hồi tháng 9/2018.. 
“Gia đình cũng nhận được rất nhiều quà, nhiều sự quan tâm của cá nhân, tập thể, mình rất vui và hạnh phúc khi có nơi ăn chốn ở và tự hứa sẽ phải cố gắng rất nhiều nữa” - chị Dồn chia sẻ.

Cùng chung niềm vui trước ngày Tết đến, ông Phạm Bá Thường chia sẻ, trước kia gia đình ở bản Co Me thường xuyên bị sạt lở nên rất lo lắng mỗi mùa mưa lũ đến. Được sự chung tay của cộng đồng, gia đình ông và nhiều hộ dân của bản đã được đến nơi ở mới an toàn hơn, không sợ lũ quét, sạt lở đất, đường xá đi lại thuận lợi, bà con dân bản sống quây quần.

“Tái định cự về đây là di dời khỏi nơi nguy hiểm, được nhà nước hỗ trợ chúng tôi thì chúng tôi rất mừng. Có nhà mới rồi, có cơ nghiệp rồi thì chúng tôi phải cố gắng làm ăn” - ông Phạm Bá Thường xúc động nói.

Được sự hỗ trợ của các cấp chính quyền, xã Trung Sơn xây dựng được 4 điểm tái định cư, gồm: Bản Pó, bản Pạo, bản Chiềng và  bản Co Me với gần 100 hộ dân, mỗi hộ được bố trí 225 m2 đất ở và vườn. Cùng với việc xây dựng nhà ở tái định cư, chính quyền xã Trung Sơn đã cấp phát 37 tấn gạo theo chương trình hỗ trợ của nhà nước cho bà con trong xã cũng như tìm các giải pháp để bà con hồi phục kinh tế gia đình sau lũ.

“Trước mắt là khắc phục thiên tai trồng trọt, khôi phục lại lâm nghiệp để người dân đi rừng có thêm thu nhập. Ngoài ra thì các hộ quanh lòng hồ thì cũng có thu nhập về thủy sản thì bây giờ cuộc sống của họ cơ bản ổn không còn đói đứt bữa nữa” - ông Phạm Văn Diện, chủ tịch UBND xã Trung Sơn, huyện Quan Hóa cho biết.

Nhà mới tại Bản Chiềng tái định cư. (Ảnh: KT)

Với người dân khu tái đinh cư bản Chiềng, xã Trung Thành niềm vui dựng nhà mới dường như lớn hơn khi có sự chung tay, góp sức của các tổ chức, cá nhân và của các anh bộ đội, lực lượng dân quân tự vệ của các xã trên địa bàn huyện. Chị Ngân Thị Đại cho biết, nhà mới tại khu tái định cư bản Chiềng không chỉ là nơi khởi đầu cho một cuộc sống mới ổn định mà nó còn mang ý nghĩa của sự đoàn kết, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc Việt Nam.

“Cái ngày bị sạt lở thì tinh thần phải nói là muốn buông xuôi tất cả nhưng được nhà hảo tâm đến chia khó, sự giúp đỡ của lực lượng dân quân rất nhiệt tình thì gia đình có được ngôi nhà mới rất phấn khởi”- chị Ngân Thị Đại nói.

Theo báo cáo, huyện Quan Hóa có 118 nhà bị sập, trôi và thiệt hại trên 70%. Hiện có 73 nhà đã làm xong, 45 nhà đang hoàn thiện, bảo đảm 100% nhà bị sập trôi hoàn toàn sẽ hoàn thành trước Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Hiện đã có 82 đoàn đến thăm hỏi, động viên, hỗ trợ, với tổng số tiền mặt nhận được trên 14 tỷ đồng để khắc phục thiên tai; tặng gần 4.700 xuất quà cho các hộ gia đình; 630 tấn xi măng để xây dựng hạ tầng các khu tái định cư; cấp 540 tấn gạo hỗ trợ.

Trường tiểu học Trung Sơn, nơi bị sập đổ hoàn toàn trong trận lũ, cũng đang trong giai đoạn hoàn thiện. Cùng với đó, chính quyền địa phương cũng chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí phù hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc, mừng Đảng, mừng Xuân tạo không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân vui Xuân, đón Tết”. Ông Trương Nho Tự, chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, huyện đã phối hợp với các đơn vị chuẩn bị hoàn tất tổ chức tết cho người dân vùng lũ.

“Hiện nay huyện đều chỉ đạo tổ chức giao lưu văn nghệ giữa các bản với nhau, tổ chức đón tết, liên hoan các hộ trong bản, còn các hộ vùng lũ có chương trình riêng giữa huyện phối hợp với Đài Truyền hình và Sở Văn hóa tổ chức giao lưu ở Trung Sơn” - ông Trương Nho Tự cho biết.

Không chỉ người dân vùng lũ ở huyện Quan Hóa mà các huyện khác như Mường Lát, Lang Chánh…cũng được quan tâm và cơ bản ổn định trước tết Nguyên đán. Kết qủa này cho thấy sự chỉ đạo quyết tâm, hiệu quả của các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thanh Hóa theo phương châm “không để hộ dân nào phải đói rét, không có nhà ở trong dịp tết Nguyên đán 2019"./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

4 người chết, mất tích ở Thanh Hóa sau mưa lũ
4 người chết, mất tích ở Thanh Hóa sau mưa lũ

VOV.VN - Mưa lũ cũng khiến các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề, sạt lở và ách tắc nhiều tuyến giao thông chính; 4 người chết, mất tích.

4 người chết, mất tích ở Thanh Hóa sau mưa lũ

4 người chết, mất tích ở Thanh Hóa sau mưa lũ

VOV.VN - Mưa lũ cũng khiến các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa bị thiệt hại nặng nề, sạt lở và ách tắc nhiều tuyến giao thông chính; 4 người chết, mất tích.

Hơn 6.467 ngôi nhà chìm trong lũ, 13 người chết, mất tích ở Thanh Hóa
Hơn 6.467 ngôi nhà chìm trong lũ, 13 người chết, mất tích ở Thanh Hóa

VOV.VN -Tại tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm này đã có 13 người chết và mất tích, chủ yếu tại huyện Mường Lát và Cẩm Thủy. 

Hơn 6.467 ngôi nhà chìm trong lũ, 13 người chết, mất tích ở Thanh Hóa

Hơn 6.467 ngôi nhà chìm trong lũ, 13 người chết, mất tích ở Thanh Hóa

VOV.VN -Tại tỉnh Thanh Hóa, đến thời điểm này đã có 13 người chết và mất tích, chủ yếu tại huyện Mường Lát và Cẩm Thủy.