Vùng ven biển Sóc Trăng nỗ lực ứng phó hạn hán, mặn xâm nhập

VOV.VN -Hàng ngàn diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đang đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nhất là các địa phương nằm ven biển

Do nằm giáp biển, Sóc Trăng là địa phương phải chịu tác động kép của mặn xâm nhập và thiếu nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Vì vậy, trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2019-2020 được dự báo là nghiêm trọng, hàng ngàn diện tích sản xuất nông nghiệp của Sóc Trăng đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu nước ngọt nghiêm trọng, nhất là các địa phương nằm ven biển.

Thủy lợi nội đồng đang được huyện Trần Đề tích trữ nước phục vụ sản xuất.

Mới sáng sớm, ông Lý Nao, ở ấp Sóc Lèo, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề đã có mặt tại ruộng lúa của gia đình để tranh thủ bơm nước vào ruộng. Ông Nao cho biết, 1ha lúa của gia đình đang trong giai đoạn làm đòng đã phải chịu khô hạn hơn 10 ngày nay, nắng nóng làm cây sinh trưởng kém dần, may mà độ mặn giảm, các cống ngăn mặn đã được mở lấy nước vào nội đồng nên ông tranh thủ ra bơm vào ruộng để kịp thời cứu lúa. 

Cán bộ đo độ mặn tại một kênh thủy lợi ở xã Lịch Hội Thượng (Trần Đề, Sóc Trăng).

“Mấy hôm trước thấy nước sông cạn khô, rồi nghe nói nước mặn, lo sợ giữ lắm. Mà thấy 2 hôm nay mình coi truyền hình thấy có mở cống đưa nước vào mình cũng mừng, nói là có nước ngọt. Mình cũng sợ chết giống như năm 2016, chết trắng luôn”.

Các máy bơm túc trực sẵn để bơm nước tưới tiêu ruộng lúa.

Còn ông Lâm Dươl, đang bơm nước vào ruộng cho biết, có nước ngọt, nỗi lo cũng vơi đi phần nào, nhưng thời gian tới cũng chẳng biết làm sao khi hạn hán và xâm nhập mặn ngày càng gay gắt, trong khi trà lúa của ông và bà con xung quanh phải tới hơn 40 ngày nữa mới kết thúc mùa vụ. 

Có nước người dân khẩn trương bơm đầy đồng.

“Mấy ngày trước ruộng khô quá nó bị cháy vàng lá, rồi lúa không lên được. Vùng bên Sóc Lèo này là cuối nguồn, đất phèn và mặn nhiều, là cuối nguồn nên nước không ngọt bằng ở vùng Long Phú”, ông Lâm Dươi nói.

Ông Lâm Dươl và các bộ địa phương đo độ mặn trực tiếp trên cánh đồng.

Nhiều người dân lo ngại, nếu không có nước ngọt, nhiều diện tích lúa của ấp Sóc Lèo sẽ bị ảnh hưởng nặng, bởi đây là giai đoạn làm đòng, thời điểm mà cây lúa đang cần nước nhất. Trong khi mặn xâm nhập gây khô hạn trước nhiều ngày, một số diện tích có dấu hiệu chậm phát triển.

Để ứng phó với tình trạng thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, huyện Trần Đề khuyến cáo người dân tranh thủ xuống giống sớm để tránh hạn mặn. Tuy nhiên, xã Lịch Hội Thượng đặc biệt là ấp Sóc Lèo của huyện Trần Đề, do địa hình giáp biển, việc chủ động nước tưới phục vụ sản xuất là hết sức khó khăn, phần lớn trông chờ vào nước trời. Sử dụng giống lúa chống chịu mặn cao là cách mà người dân ứng phó với mặn xâm nhập, tuy nhiên với hạn hán và mặn xâm nhập gay gắt như thế này, nguy cơ bị ảnh hưởng và thiệt hại là khó tránh khỏi. Hiện nay, công tác đo độ mặn tại các địa phương của huyện đang được ngành chức năng thực hiện thường xuyên và hàng ngày.

Hàng ngàn ha lúa đang làm đòng của huyện Trần Đề có nguy cơ bị ảnh hưởng nặng bởi mặn xâm nhập.

Ông Châu Hoàng Lâm, cán bộ Thủy lợi, xã Lịch Hội Thượng, huyện Trần Đề, cho biết: “Trong xã có 3 ấp, tuy nhiên đối với Phố Dưới thì nằm trên kia cũng đỡ rồi, chỉ còn Sóc Lèo với Năm Chánh vì cuối nguồn nên chúng tôi phải đo độ mặn hàng ngày để báo cáo lên xã và thông báo cho bà con. Thời gian trước thì đo hàng tuần để coi độ mặn diễn biến như thế nào, nhưng khoảng 10 ngày nay là mặn xâm nhập, phải đo độ mặn mỗi ngày rồi ghi lên lịch và thông báo cho bà con biết ứng phó”.

Ông Lâm Dươl và các bộ địa phương đo độ mặn trực tiếp trên cánh đồng

Huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng cơ cấu sản xuất 2 vụ lúa. Riêng vụ Đông Xuân này (2019-2020), huyện xuống giống hơn 22 ngàn ha, tập trung ở các giai đoạn làm đòng, giai đoạn trổ và một số ít trong giai đoạn chín. Ông Trần Hoàng Dũng, Trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Trần Đề cho biết, xâm nhập mặn hiện nay phải nói hết sức phức tạp, tuy là chưa ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân, nhưng dự báo là hết sức khó khăn. Nếu trong thời gian tới, độ mặn tiếp tục tăng cao, đối với những trà lúa đang làm đòng, khả năng sẽ bị thiệt hại. Ông Dũng thông tin thêm, mấy ngày nay, độ mặn giảm, Trần Đề đang khẩn trương tích trữ nước để phục vụ sản xuất. Huyện cũng  khuyến cáo người dân thường xuyên cập nhật thông báo về độ mặn trước khi lấy nước tưới tiêu cho ruộng lúa.

Người dân tranh thủ lấy nước tưới rau màu.

“Hiện nay chúng tôi đã bố trí máy đo độ mặn tại các địa phương và chúng tôi đã giao cho trạm quản lý thủy nông huyện hàng ngày tiến hành đo kênh nằm trong hệ thống dự án Long Phú - Tiếp Nhật để khuyến cáo cho bà con trước khi lấy nước lên đồng ruộng”.   

Một số rau màu được trồng trên bờ kênh cũng chậm phát triển vì thiếu nước nhiều ngày.
Cây dưa hấu được người dân trồng trên đất bờ bao khát nước

Người dân Sóc Trăng nói chung và huyện Trần Đề nói riêng vẫn còn ám ảnh bởi thiệt hại  do hạn hán và mặn xâm nhập gây ra vào mùa khô năm 2015-2016. Năm đó nhiều diện tích lúa và hoa màu bị chết trắng vì thiếu nước, người dân lâm vào nợ nần, phải rời quê hương  đi làm thuê kiếm sống ở tỉnh khác. Nhằm phòng ngừa thiệt hại, mùa khô năm nay, các cấp chính quyền và người dân địa phương triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn, hạn chế đến mức thấp nhất do hạn mặn gây ra./. 

 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Công trình “nước ngọt vùng biên” tặng quân dân biên giới
Công trình “nước ngọt vùng biên” tặng quân dân biên giới

VOV.VN - Công trình giúp cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Đắc Pring và nhân dân xã Đắc Pring có nguồn nước đảm bảo trong sinh hoạt.

Công trình “nước ngọt vùng biên” tặng quân dân biên giới

Công trình “nước ngọt vùng biên” tặng quân dân biên giới

VOV.VN - Công trình giúp cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Đắc Pring và nhân dân xã Đắc Pring có nguồn nước đảm bảo trong sinh hoạt.

Hạ nguồn dòng Mê Kông đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt
Hạ nguồn dòng Mê Kông đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt

VOV.VN -Lượng nước ngọt từ thượng nguồn dòng Mê Kông đổ về khu hạ nguồn giảm so cùng kỳ các năm trước khiến việc sản xuất của người dân gặp khó khăn.

Hạ nguồn dòng Mê Kông đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt

Hạ nguồn dòng Mê Kông đứng trước nguy cơ thiếu nguồn nước ngọt

VOV.VN -Lượng nước ngọt từ thượng nguồn dòng Mê Kông đổ về khu hạ nguồn giảm so cùng kỳ các năm trước khiến việc sản xuất của người dân gặp khó khăn.

Mua nước ngọt ở Lý Sơn giá cao gấp 26 lần giá nước nhà máy
Mua nước ngọt ở Lý Sơn giá cao gấp 26 lần giá nước nhà máy

VOV.VN - Mỗi khối nước ngọt mua từ đảo Lớn sang đảo Bé với giá 220.000 đồng, cao gấp 26 lần so với giá nước của nhà máy.

Mua nước ngọt ở Lý Sơn giá cao gấp 26 lần giá nước nhà máy

Mua nước ngọt ở Lý Sơn giá cao gấp 26 lần giá nước nhà máy

VOV.VN - Mỗi khối nước ngọt mua từ đảo Lớn sang đảo Bé với giá 220.000 đồng, cao gấp 26 lần so với giá nước của nhà máy.