Vườn cây thanh long xanh tươi ở Tiền Giang giữa mùa hạn mặn

VOV.VN - Dù vào cao điểm của hạn mặn, nguồn nước ngọt đang giảm dần nhưng vườn thanh long ở tỉnh Tiền Giang vẫn tươi tốt, bất chấp nắng chói chang cho những quả ngọt ngào.

Đến huyện Chợ Gạo- vùng trồng cây thanh long lớn nhất của tỉnh Tiền Giang chúng tôi chứng kiến những vườn thanh long nối tiếp nhau cành lá xanh tươi, tua tủa lên bầu trời; nhiều vườn cây đang cho trái chín đỏ, giúp nông dân có nguồn thu nhập khá giữa mùa khô hạn. Dưới các tuyến kênh trục chính, kênh sườn nguồn nước ngọt dự trữ vẫn còn hơn 50%, đảm bảo đủ nước cho nhà vườn phun tưới trong 30 ngày tới.

Ông Lê Văn Minh, chủ vườn thanh long tại xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo chia sẻ: "Trái thanh long ruột đỏ tăng cao đến 23-24 nghìn đồng/kg. nguồn nước tạm thời đảm bảo nhưng nắng kéo dài nữa nên chưa biết sao. Các kênh hiện tại nước vẫn đầy, nếu hạn mặn như hiện nay thì hơn 1 tháng nữa nước mới cạn. Dân mình ở đây thấy ai cũng mua rơm về phủ gốc cây, 3-4 ngày mới tưới một lần nước".

Chủ động ứng phó với hạn mặn xâm nhập, toàn bộ hệ thống cống ven kênh Chợ Gạo đều được đóng kín. Chính quyền các địa phương đã trục vớt cây lục bình dày đặc, khai thông dòng chảy tăng cường khả năng dẫn nước từ thành phố Mỹ Tho về. Do đó, nguồn nước ngọt trên kênh mương thủy lợi vẫn còn khá để tưới cho cây. Điều đáng nói là cây thanh long khả năng thích ứng với khô hạn cao hơn các loại cây trồng khác. Vào mùa khô nếu tưới đủ nước thì rất tốt tươi cho trái chất lượng cao.

Ở thời điểm này có khoảng 30% vườn thanh long cho trái nghịch vụ với giá trên 23 nghìn đồng/kg, giúp nhà vườn thu lãi khá. Ông Lưu Văn Thảo, Chủ tịch UBND xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo, cho biết, toàn xã có 700ha trồng cây thanh long chuyên canh. Ở thời điểm này dù mực nước trong kênh nội đồng có giảm nhưng khả năng không thiếu.

"Hiện tại hệ thống cống có thể ngăn mặn được và lượng nước ngọt vẫn đủ để tưới tiêu. Mùa mưa dây thanh long đủ nước nhưng dễ nhiễm bệnh hơn, mùa nắng tưới đầy đủ thì ít bị bệnh hơn. Nói chung mực nước có thấp nhưng vùng đất  xã tôi vẫn còn nước”, ông Thảo nói.

Theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang, hạn mặn còn ở mức cao trong tháng 4 và đến giữa tháng 5 mới vào mùa mưa. Do đó, chính quyền và người dân trồng cây thanh long tiếp tục triển khai kế hoạch ứng phó với thiên tai bằng cách tích trữ nước ngọt, bơm chuyền các đầu kênh sườn và áp dụng các biện pháp phun tưới nước tiết kiệm, không để cây thanh long bị suy kiệt do thiếu nước ngọt.

Ông Nguyễn Phương Bình, Chủ tịch UBND xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cho biết thêm: "Bây giờ nguồn nước tại chỗ của xã Đăng Hưng Phước vẫn còn ngọt nhưng mực nước kênh sườn chỉ còn 3-4 tấc nếu mặn kéo dài thì một số con kênh sườn sẽ thiếu. Các con kênh nhỏ sẽ tổ chức bơm chuyền từ kênh lớn vào, nay mai thiết kế hồ sơ nạo vét 2 tuyến. Các công trình nhỏ thì huyện giao vốn xã tự chủ, cây lục bình thì chúng tôi trục vớt hết rồi”.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có hơn 10.000ha cây thanh long, đây là một trong 3 loại cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao nhất ở địa phương. Với các giải pháp chống khô hạn, xâm nhập mặn khẩn trương, quyết liệt tin rằng nhà vườn trồng cây này sẽ có được mùa bội thu.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?
Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?

VOV.VN - Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.

Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?

Giải pháp nào cho hạn mặn gay gắt đang diễn ra ở ĐBSCL?

VOV.VN - Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.

ĐBSCL quyết liệt phòng chống hạn mặn mùa khô
ĐBSCL quyết liệt phòng chống hạn mặn mùa khô

VOV.VN - Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.

ĐBSCL quyết liệt phòng chống hạn mặn mùa khô

ĐBSCL quyết liệt phòng chống hạn mặn mùa khô

VOV.VN - Hiện nay tình hình hạn mặn trong khu vực ĐBSCL đang diễn biến phức tạp. Nước mặn đã đi sâu vào các kênh rạch; nhiều địa phương đã xuất hiện tình trạng thiếu nước ngọt sinh hoạt. Các tỉnh trong khu vực ĐBSCL đang triển khai nhiều biện pháp phòng chống hạn mặn.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL bước đầu ứng phó với hạn mặn có hiệu quả
Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL bước đầu ứng phó với hạn mặn có hiệu quả

VOV.VN - Hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL bước đầu ứng phó với hạn mặn có hiệu quả

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL bước đầu ứng phó với hạn mặn có hiệu quả

VOV.VN - Hiện nay là giai đoạn cao điểm khốc liệt nhất của nắng nóng, hạn mặn ở vùng ĐBSCL, tình trạng này còn kéo dài đến giữa tháng 4 nhưng mức độ nhẹ hơn. Những ngày qua, chính quyền và người dân trong vùng đã khẩn trương, quyết liệt với những giải pháp công trình, phi công trình đã đem lại hiệu quả tích cực.

Hậu Giang chủ động ứng phó với hạn, mặn xâm nhập trong mùa khô này
Hậu Giang chủ động ứng phó với hạn, mặn xâm nhập trong mùa khô này

VOV.VN - Theo dự báo, trong mùa khô này vùng nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ước tính khoảng 90.000- 110.000ha; Vùng nguy cơ xâm nhập mặn, ảnh hưởng hạn có tổng diện tích ước tính khoảng 50.000-60.000ha.

Hậu Giang chủ động ứng phó với hạn, mặn xâm nhập trong mùa khô này

Hậu Giang chủ động ứng phó với hạn, mặn xâm nhập trong mùa khô này

VOV.VN - Theo dự báo, trong mùa khô này vùng nguy cơ hạn, ảnh hưởng mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh Hậu Giang ước tính khoảng 90.000- 110.000ha; Vùng nguy cơ xâm nhập mặn, ảnh hưởng hạn có tổng diện tích ước tính khoảng 50.000-60.000ha.