Vướng mắc trong rà soát lao động ở Hải Phòng theo NQ42 của Chính phủ

VOV.VN - Việc xác định các đối tượng là lao động bị dừng, tạm hoãn hợp đồng lao động, lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch... ở Hải Phòng gặp một số vướng mắc.

Tính đến hết tháng 4/2020, hơn 142.000 người thuộc các đối tượng người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội tại thành phố Hải Phòng đã được nhận tiền hỗ trợ của Chính phủ theo Nghị quyết 42 về hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19, với số tiền trên 179 tỷ đồng.

Các địa phương của Hải Phòng đang tích cực rà soát, thống kê các đối tượng còn lại; tuy nhiên, việc xác định các đối tượng, đặc biệt là đối tượng lao động bị dừng, tạm hoãn hợp đồng lao động, lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch... gặp  một số vướng mắc.

Bà Lê Thị Phượng, bán hàng ăn uống tại khu vực chợ Thành Tô (quận Hải An, Hải Phòng). Do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bà phải đóng cửa hàng từ 28/3 đến 23/4; trong thời gian này, thực hiện giãn cách xã hội, bà cũng không làm thêm bất cứ công việc gì nên không có thu nhập.

Khi các địa phương của thành phố Hải Phòng bắt đầu thực hiện rà soát, lập danh sách các nhóm đối tượng được thụ hưởng gói an sinh xã hội theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ, bà Lê Thị Phượng đã được tổ trưởng tổ dân phố đến tận nhà hướng dẫn kê khai. Thế nhưng, hết ra chợ rồi phường, đến thời điểm này, bà vẫn chưa có xác nhận "bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19".

"Tôi ở phường Cát Bi, theo tổ trưởng  thì chúng tôi phải ra chợ, lấy giấy xác nhận về làm. Nhưng khi đi ra chợ thì lại yêu cầu mang giấy của tổ dân phố ra ra mới làm được. Trong khi tôi về phường xin mẫu đơn thì trong đơn ấy đó chỉ có 3 mục; trong đó, không nói đến bán quà vặt của tôi", bà Phượng chia sẻ.

Cũng giống như bà Lê Thị Phượng, bà Nguyễn Thị Ngân bán hàng nước giải khát tại chợ Cát Bi (Hải Phòng) gặp vướng mắc trong kê khai, làm thủ tục xác định hỗ trợ, do việc xác định thu nhập.

"Chúng tôi được biết những hộ kinh doanh cá thể bắt buộc phải nghỉ là được hỗ trợ. Khi chúng tôi ra chợ làm thì bảo về tổ, về tổ thì bảo ra phường", bà Ngân cho biết.

Chị Phạm Thanh Hoàn, cán bộ phường Thành Tô, quận Hải An, Hải Phòng thừa nhận, chị nhận được nhiều ý kiến thắc mắc, nhiều trường hợp cụ thể liên quan đến Nghị quyết 42 nhưng không có căn cứ để trả lời người dân thỏa đáng, bởi trong Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ về quy định việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 không đề cập đến các đối tượng, trường hợp này.

"Hiện tại thì dựa vào Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để rà soát, nhưng tới đây thành phố phải có quyết định hướng dẫn cụ thể về phân loại đối tượng thì mới làm được, chứ chung chung thì không thể làm được. Ví dụ như phải có tờ khai cho các đối tượng: người lái xe ôm, lái xích lô, xe ba gác... Đối tượng kinh doanh nhỏ lẻ thì nhiều, thực ra cũng gặp chút khó khăn về rà soát đối tượng", chị Nhàn cho hay.

Hiện, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội không có Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 42, thành phố Hải Phòng cùng các địa phương khác, căn cứ vào Quyết định 15 của Thủ tướng Chính phủ để thực hiện. Tuy nhiên, trong Quyết định 15 không quy định, hướng dẫn rõ các quy trình, thủ tục và xác định đối tượng  hưởng hỗ trợ nên việc triển khai tại cơ sở còn nhiều lúng túng.

Ông Phạm Văn Căng - Trưởng phòng Lao động - Tiền lương và Bảo hiểm xã hội (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Phòng) lấy ví dụ: lao động tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không lương, đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và làm việc trong các doanh nghiệp không có nguồn tài chính để trả lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được hưởng hỗ trợ. Tuy nhiên, cơ quan, đơn vị nào có thẩm quyền xác định doanh nghiệp không có doanh thu hoặc không có nguồn để trả lương lao động? Trong khi, ngành lao động, thương binh và xã hội không có chuyên môn về việc này. Hay, nhiều nhóm đối tượng thuộc lao động tự do bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng lại không được nêu trong Quyết định 15.

Ông Phạm Văn Căng cho biết: "Quyết định của Thủ tướng cũng chỉ đưa ra một nhóm ngành. Ví dụ: "chăm sóc sức khỏe" thì một số địa phương cho rằng thuộc về ngành y; rồi massage, xông hơi thì có thuộc về chăm sóc sức khỏe hay không? Bây giờ khái niệm thế nào là lao động phi nông nghiệp. Hiện nay, các địa phương cũng đang lúng túng trong xác định ngành nghề cụ thể. Vì Quyết định 15 chỉ đưa ra những khái niệm chung".

Không chỉ tại Hải Phòng, nhiều địa phương trong cả nước cũng đang gặp vướng mắc, lúng túng của trong rà soát, lập danh sách các nhóm lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hải Phòng hiện đang tập hợp các vướng mắc của các quận, huyện, gửi Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; từ đó, ban hành hướng dẫn cụ thể để các địa phương thống nhất thực hiện, đảm bảo việc chi trả hỗ trợ cho người dân đúng đối tượng, kịp thời, công khai và minh bạch./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sau Nghị quyết 42, nhiều khách hàng đã bớt chây ì xác định “có vay có trả”
Sau Nghị quyết 42, nhiều khách hàng đã bớt chây ì xác định “có vay có trả”

VOV.VN - Đây là nhận định tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách” diễn ra sáng 30/9.

Sau Nghị quyết 42, nhiều khách hàng đã bớt chây ì xác định “có vay có trả”

Sau Nghị quyết 42, nhiều khách hàng đã bớt chây ì xác định “có vay có trả”

VOV.VN - Đây là nhận định tại Diễn đàn Toàn cảnh ngân hàng Việt Nam 2020 với chủ đề “Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Kết quả và khuyến nghị chính sách” diễn ra sáng 30/9.

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án
Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án

VOV.VN - Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã từng xét xử phúc thẩm vụ án mua bán nợ trên địa bàn, khẳng định Ngân hàng và cá nhân được quyền mua bán nợ xấu theo quy định.

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Lý lẽ “con nợ” Hoàng Cung từng bị bác bỏ tại một bản án

VOV.VN - Tòa án Nhân dân tỉnh Lào Cai đã từng xét xử phúc thẩm vụ án mua bán nợ trên địa bàn, khẳng định Ngân hàng và cá nhân được quyền mua bán nợ xấu theo quy định.

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên
Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên

VOV.VN - Vụ việc mua bán nợ xấu của khánh sạn Hoàng Cung đã được các bên đưa ra tòa sau khi không thống nhất được phương án xử lý. Cả hai bên đều đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình...

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên

Mua bán nợ xấu theo Nghị quyết 42: Nợ xấu Khách sạn Hoàng Cung và lý sự của hai bên

VOV.VN - Vụ việc mua bán nợ xấu của khánh sạn Hoàng Cung đã được các bên đưa ra tòa sau khi không thống nhất được phương án xử lý. Cả hai bên đều đưa ra những lý lẽ để bảo vệ mình...