Vướng mặt bằng, hàng loạt công trình trọng điểm ở Bình Dương chậm tiến độ

VOV.VN - Thời gian qua, Bình Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công thực hiện các công trình trọng điểm, nhưng tỷ lệ giải ngân vẫn thấp so với bình quân cả nước. Qua phân tích, “điểm nghẽn” nằm ở khâu giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng, khiến nhiều dự án trên địa bàn tỉnh “đắp chiếu” suốt một thời gian dài.

Hàng chục công trình bị “ngâm”

Công trình nâng cấp, cải tạo các nút giao Quốc lộ 13, đoạn từ điểm giao cầu Phú Long đến nút giao ngã tư Hòa Lân, thuộc địa bàn thành phố Thuận An có vốn đầu tư hơn 715 tỷ đồng theo kế hoạch điều chỉnh đầu tư công trung hạn 2016-2020. Đây là một công trình quan trọng đi qua khu công nghiệp Việt Hương, khu công nghiệp Việt Nam-Singapore nhằm giảm ách tắc giao thông, lưu thông vận chuyển hàng hóa thuận lợi. Thế nhưng, đến nay công trình này vẫn “dậm chân tại chỗ” bởi vướng giải phóng mặt bằng. Tương tự, dự án trục thoát nước Bưng Biệp-Suối Cát được bố trí vốn 658 tỷ đồng nhằm hạn chế ngập úng cục bộ trên địa bàn Thuận An nhưng suốt nhiều năm nay vẫn “nằm im”.

Là một tỉnh phát triển công nghiệp, Bình Dương ưu tiên mọi nguồn lực phát triển hạ tầng giao thông. Trong đó, thành phố Dĩ An được giao thực hiện 4 công trình trọng điểm để kết nối với TP.HCM, Đồng Nai và các cảng biển. Các công trình đó là đường Mỹ Phước-Tân Vạn nối dài; Dự án xây dựng Bắc Nam 3; tuyến đường trục chính Đông Tây, đoạn từ Quốc lộ 1A (Bến xe miền Đông mới) đến giáp Quốc lộ 1K với chiều dài khoảng 3.640km; tuyến đường vành đai Đông Bắc 2, đoạn từ trục chính Đông Tây đến giáp đường Mỹ Phước-Tân Vạn. Mỗi công trình được đầu tư hàng trăm tỷ đồng, nhưng có nơi chưa giải ngân được đồng nào vì giải phóng mặt bằng đang bị tắc nghẽn.

Những vướng mắc trong công tác giải tỏa, đền bù giải phóng mặt bằng là thực trạng chung xảy ra tại nhiều địa phương ở Bình Dương. Phân tích nguyên nhân, ông Trần Minh Hiếu, Giám đốc Ban quản lý dự án thành phố Dĩ An cho rằng, do không thống nhất được mức giá đền bù giữa người dân có đất bị thu hồi và Nhà nước. Tâm lý đòi giá cao và càng kéo dài càng được giá của không ít hộ dân khiến tình hình thêm khó khăn. Tình trạng này xảy ra nhiều nhất ở các địa phương đông dân cư, đơn cử như thành phố Dĩ An.

“Địa bàn Dĩ An là địa bàn trọng điểm, giáp ranh với các thành phố lớn như Thủ Đức của TP.HCM và thành phố Biên Hòa của tỉnh Đồng Nai do vậy trượt giá trong thời gian qua rất lớn. Giá cả đền bù quy định mặt bằng chung nhưng người dân chưa đồng tình cao do giá thấp hơn so với thực tế thị trường”, ông Hiếu cho biết.

Riêng năm 2020, tổng vốn kế hoạch đầu tư công của tỉnh Bình Dương được giao hơn 13.467 tỷ đồng. Đến ngày 14/8/2020, chỉ mới giải ngân được gần 3.030 tỷ đồng, đạt 22,5% kế hoạch. Những ách tắc trong giải phóng mặt bằng dẫn đến tiền đã bố trí nhưng vẫn nằm im trong “két sắt”. Trong khi đó, các dự án, công trình chậm tiến độ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương.

Tìm giải pháp gỡ nút thắt

Trước thực trạng này, Bình Dương liên tục tổ chức các cuộc họp, “mổ xẻ” những vấn đề nan giải trong công tác giải phóng mặt bằng nhằm tìm giải pháp tháo gỡ. Theo chủ đầu tư các dự án trọng điểm, phần lớn các dự án, thời gian thực hiện giải phóng mặt bằng kéo dài từ 4-6 năm. Cá biệt, có dự án lên đến 10 năm mới xong. Thiếu mặt bằng hoặc giải phóng mặt bằng kiểu “da beo”, chỗ có chỗ không, khiến nhiều dự án phải “đắp chiếu”. Từ thực tế đó, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo giao công tác giải phóng mặt bằng các công trình trọng điểm về cho các địa phương. Chính quyền địa phương gần dân, sát dân sẽ có những cách làm hiệu quả trong vận động người dân. Sau khi hoàn thành giải phóng mặt bằng, địa phương sẽ bàn giao cho chủ đầu tư triển khai công trình. 

Sau một thời gian thực hiện, nhiều dự án, công trình đã gỡ được nút thắt về giải phóng mặt bằng. Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND thành phố Thuận An cho rằng khi xây dựng phương án, chính sách đền bù luôn đặt quyền lợi người dân lên trên hết.

“Để người dân tránh so bì giữa giá đất đền bù của Nhà nước và các dự án phát triển đô thị thì phải vận động, kèm theo công khai phương án chính sách cho người dân hiểu. Nếu người dân, hoặc tổ chức nào ngăn cản làm công trình trì trệ phải có biện pháp hành chính xử lý. Việc xử lý đảm bảo yêu cầu pháp lí, chuyên môn, chính trị”, ông Tâm chia sẻ.

Lãnh đạo các địa phương trong tỉnh Bình Dương cho rằng: hiện công tác giải phóng mặt bằng còn gặp khó về cơ chế, thủ tục rườm rà. Vì vậy, cần có sự thay đổi căn bản trong khâu thủ tục đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng thì mới hy vọng có chuyển biến lớn. Thời gian tới, Bình Dương tiếp tục thực hiện hàng chục dự án, do vậy nhu cầu về thu hồi đất càng cao và trở thành thách thức lớn đối với phát triển kinh tế cũng như các vấn đề chính trị, xã hội của tỉnh. Ông Hồ Quang Điệp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Dương cho rằng, việc giải phóng mặt bằng cần có sự phối hợp từ tỉnh đến huyện để tạo sự thống nhất cao.

“Tỉnh ủy cho rằng, đây là cơ sở xem xét đánh giá năng lực cán bộ của từng địa phương. Trong công tác giải tỏa mặt bằng phải có sự phối hợp, trong địa phương phải phối hợp giữa các phòng ban để xử lí. Tỉnh phối hợp với các sở, ngành và việc phải phối hợp giữa tỉnh và địa phương phải thực hiện tốt. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện tốt”, ông Điệp cho hay.

Tuy nhiên, về lâu dài, nên chăng Bình Dương cần tạo quỹ “đất sạch” để thực hiện các công trình, dự án, hạn chế vướng mắc trong đền bù giải tỏa. Song song đó, tiến tới xây dựng một quy trình đầu tư chuẩn, làm “cẩm nang” cho những dự án chuẩn bị triển khai. Từ đó, các dự án trọng điểm không còn trong tình trạng “báo động đỏ” về chậm giải ngân vốn đầu tư công./. 

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủy lợi 4.400 tỷ bất cập: Yêu cầu làm cả ngày nghỉ để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng
Thủy lợi 4.400 tỷ bất cập: Yêu cầu làm cả ngày nghỉ để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Liên quan dự án thủy lợi 4.400 tỷ Krông Pách Thượng, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, yêu cầu về tiến độ GPMB và giải ngân vốn công trình thủy lợi này đã hết sức cấp bách.

Thủy lợi 4.400 tỷ bất cập: Yêu cầu làm cả ngày nghỉ để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

Thủy lợi 4.400 tỷ bất cập: Yêu cầu làm cả ngày nghỉ để đẩy nhanh giải phóng mặt bằng

VOV.VN - Liên quan dự án thủy lợi 4.400 tỷ Krông Pách Thượng, Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị, yêu cầu về tiến độ GPMB và giải ngân vốn công trình thủy lợi này đã hết sức cấp bách.

Người dân đồng thuận với công tác giải phóng mặt bằng ở Vũng Tàu
Người dân đồng thuận với công tác giải phóng mặt bằng ở Vũng Tàu

VOV.VN - Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, không gây thiệt thòi cho nhân dân sẽ tạo thuận lợi cho TP Vũng Tàu triển khai nhiều dự án trọng điểm.

Người dân đồng thuận với công tác giải phóng mặt bằng ở Vũng Tàu

Người dân đồng thuận với công tác giải phóng mặt bằng ở Vũng Tàu

VOV.VN - Làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, không gây thiệt thòi cho nhân dân sẽ tạo thuận lợi cho TP Vũng Tàu triển khai nhiều dự án trọng điểm.

TPHCM: Đến ngày 30/6 phải hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2
TPHCM: Đến ngày 30/6 phải hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

VOV.VN - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TPHCM đề nghị các quận phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi giá 30/6 năm nay phải hoàn tất đền bù

TPHCM: Đến ngày 30/6 phải hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

TPHCM: Đến ngày 30/6 phải hoàn tất đền bù giải phóng mặt bằng tuyến metro số 2

VOV.VN - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TPHCM đề nghị các quận phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, bằng mọi giá 30/6 năm nay phải hoàn tất đền bù