Xâm hại, bạo hành trẻ em: Cần tiêu chí giám định tổn thương cả về mặt tinh thần

VOV.VN - Những hành vi xâm hại, bạo hành không chỉ gây tổn thương về mặt thực thể, mà còn để lại những nỗi đau, ám ảnh tinh thần có thể theo trẻ cả đời. Do đó, quá trình giám định pháp y cần đánh giá cả những tổn thương tâm lý của trẻ.

Vụ 2 nhân viên quán bánh xèo miền Trung tại Khu Công nghiệp Yên Phong (xã Yên Trung, Yên Phong, Bắc Ninh) bị tra tấn, đánh đập dã man, cơ thể nhiều vết thâm tím, vết chém trên tay, lưng nhiều vết thương, răng gãy mẻ trong đó có một nạn nhân mới 14 tuổi đang gây bức xúc dư luận.

Qua quá trình điều tra, bước đầu hai vợ chồng chủ quán bánh xèo đều khai nhận những hành vi bạo hành với những người giúp việc trong quán. Các nạn nhân đã được đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Phong điều trị vết thương, hiện sức khỏe đã ổn định, có thể giao tiếp với mọi người xung quanh. 

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Bắc Ninh đã hướng dẫn Phòng LĐ-TB-XH huyện Yên Phong tiến hành đánh giá nguy cơ, lập kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với cháu bé, cử Ban bảo vệ trẻ em cấp xã phân công cán bộ trực tiếp bảo vệ cháu bé; hỗ trợ cháu 2 triệu đồng hiện đang giao cho Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Phong tạm giữ hộ cháu.

Trao đổi về vụ việc này, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em (Bộ LĐ-TB-XH) cho biết, tất cả mọi hành vi xâm hại trẻ em, trong đó có xâm hại tình dục, bóc lột sức lao động, hành hạ, ngược đãi trẻ đều bị pháp luật xử lý nghiêm minh. Hầu hết các vụ án liên quan đến xâm hại trẻ em đều bị xử lý với những tình tiết tăng nặng tối đa. Nhiều vụ xâm hại, bạo hành trẻ em đã được xử với những mức án cao nhất như tù chung thân, tử hình.

Ông Đặng Hoa Nam cũng cho rằng, để xử lý nghiêm các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em, cần một hệ thống giám định có thể đánh giá chính xác nhất không chỉ những tổn thương về thân thể, mà cả tâm thần, tâm lý của trẻ. Bởi thực tế, có những hành vi xâm hại trẻ em không chỉ gây tổn thương về mặt thân thể, mà còn tổn thương sâu sắc về tinh thần. 

“Các vụ việc như dâm ô sẽ để lại những tổn thương về mặt thực thể rất ít, thậm chí gần như không có, nhưng lại gây ra những tổn thương tâm lý, có khi ám ảnh trẻ cả đời. Do đó, cần xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá mức độ tổn thương về mặt tinh thần của trẻ khi bị bạo hành, xâm hại.

Hiện nay, chúng ta vẫn đang rất thiếu những căn cứ thực tế để giám định những tổn thương này. Cần sớm có những chỉnh sửa, điều chỉnh cả về mặt luật pháp, giám định. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã giao Bộ Y tế triển khai, chúng tôi rất mong Bộ Y tế sớm xây dựng một bộ tiêu chí đánh giá mức độ tổn thương tâm lý, tâm thần để làm công cụ, tiêu chuẩn cho các cơ quan giám định pháp y điều tra các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em”, ông Đặng Hoa Nam cho biết.

Cục trưởng Cục Bảo vệ Trẻ em cũng cho rằng, trong công tác bảo vệ trẻ em, thiếu nguồn lực đang là vấn đề rất cấp bách và cần giải quyết nhanh chóng. Tại nhiều địa phương hiện nay, công tác bảo vệ trẻ em cấp xã được giao cho công chức chuyên trách về lao động, thương binh, xã hội. Trên thực tế, đội ngũ này hầu hết đang quá tải vì phải phụ trách 11 lĩnh vực chính sách pháp luật của ngành lao động, thương binh, xã hội. Trong đó, phải chịu rất nhiều trách nhiệm về chính sách với người có công, bảo trợ xã hội và các vấn đề khác trên địa bàn. Do đó, để thực thi trách nhiệm bảo vệ trẻ em là rất khó khăn.

Từ thực tế trên, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, cần bổ sung thêm đội ngũ những người hoạt động không chuyên trách hoặc cán bộ cấp xã tương đương với người hoạt động không chuyên trách tham gia giải quyết vấn đề bảo vệ trẻ em tại địa phương.

Cũng theo ông Đặng Hoa Nam, kinh nghiệm tại các nước trên thế giới cho thấy, cần hình thành một dịch vụ bảo vệ trẻ em chuyên nghiệp, trong đó có sự tham gia của các mạng lưới dịch vụ công công ích như bưu điện với mạng lưới đông đảo, rải khắp sẽ hỗ trợ hiệu quả trong việc thu thập thông tin, cơ sở dữ liệu về trẻ em. 

Bên cạnh đó, Cục trưởng Cục Trẻ em cũng cho rằng, hầu hết các vụ xâm hại, bạo hành trẻ em đang diễn ra sau cánh cửa gia đình, kín đáo, khó lường. Nhiều người còn có tâm lý ngại tố cáo hàng xóm, thậm chí chính các em nhỏ bị xâm hại, bạo hành cũng chưa hiểu rõ về quyền của bản thân để lên tiếng hay gọi điện đến các đường dây nóng như 111 để kêu cứu. Bởi vậy, vấn đề truyền thông, thay đổi nhận thức của mỗi người trong công tác bảo vệ trẻ em cần được đẩy mạnh để hạn chế đối đa các vụ việc thương tâm xảy ra với trẻ em./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Bắc Ninh ra văn bản hỏa tốc sau vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn
Bắc Ninh ra văn bản hỏa tốc sau vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản hỏa tốc về việc điều tra, làm rõ vụ việc nhân viên quán bánh xèo huyện Yên Phong bị tra tấn dã man.

Bắc Ninh ra văn bản hỏa tốc sau vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn

Bắc Ninh ra văn bản hỏa tốc sau vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn

VOV.VN - Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh vừa có văn bản hỏa tốc về việc điều tra, làm rõ vụ việc nhân viên quán bánh xèo huyện Yên Phong bị tra tấn dã man.

Vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn: Sẽ hỗ trợ đưa nạn nhân về nhà
Vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn: Sẽ hỗ trợ đưa nạn nhân về nhà

VOV.VN - Một trong 2 nạn nhân tại quán bánh xèo tại Bắc Ninh có dấu hiệu bị tra tấn dã man mới 14 tuổi. Cục Trẻ em cho biết sẽ có biện pháp can thiệp, hỗ trợ cháu bé.

Vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn: Sẽ hỗ trợ đưa nạn nhân về nhà

Vụ nhân viên quán bánh xèo bị tra tấn: Sẽ hỗ trợ đưa nạn nhân về nhà

VOV.VN - Một trong 2 nạn nhân tại quán bánh xèo tại Bắc Ninh có dấu hiệu bị tra tấn dã man mới 14 tuổi. Cục Trẻ em cho biết sẽ có biện pháp can thiệp, hỗ trợ cháu bé.