Xe đưa đón học sinh sẽ phải có thiết bị cảnh báo, chống bỏ quên trẻ

VOV.VN - Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ vừa được Quốc hội thông qua quy định xe chở học sinh phải có có thiết bị ghi nhận hình ảnh và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe.

Dự án luật được thông qua với 388/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 79,84% tổng số đại biểu Quốc hội), trong phiên làm việc sáng 27/6, tại Kỳ họp thứ 7.

Luật dành 1 điều với 6 khoản quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh. Đáng chú ý, luật đưa ra những yêu cầu cụ thể để tránh xảy ra tình trạng bỏ quên trẻ em trên xe vì thực tế có những vụ việc đau lòng, gây bức xúc xã hội.

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, ông Lê Tấn Tới – Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội cho biết, căn cứ tình hình thực tiễn trong thời gian vừa qua, UBTVQH đề nghị Quốc hội cho bổ sung quy định xe ô tô kinh doanh vận tải chở học sinh, trẻ em mầm non hoặc xe ô tô kinh doanh vận tải kết hợp với hoạt động đưa đón học sinh, trẻ em mầm non phải có thiết bị ghi nhận hình ảnh học sinh, trẻ em mầm non và thiết bị có chức năng cảnh báo, chống bỏ quên trẻ em trên xe vào điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của dự thảo luật.

Một nội dung quan trọng khác là về tuổi, sức khỏe của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều 59).

Theo ông Lê Tấn Tới, có ý kiến đề nghị sửa đổi điểm a khoản 1 là: “người đủ 15 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy” để phù hợp với Luật Dân sự năm 2015.

Một số ý kiến đề nghị quy định người đủ 16 tuổi trở lên được điều khiển xe gắn máy phải có giấy phép lái xe phù hợp.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị người từ 14-16 tuổi phải có chứng nhận đã qua đào tạo kiến thức cơ bản để tham gia giao thông.

UBTVQH thấy rằng, theo quy định của Luật Trẻ em thì trẻ em là người dưới 16 tuổi. Việc quy định độ tuổi để điều khiển xe gắn máy là từ 16 tuổi trở lên nhằm bảo vệ an toàn tốt nhất cho trẻ em và đây là độ tuổi phù hợp để điều khiển xe gắn máy vì với độ tuổi này mới có đủ kỹ năng, nhận thức pháp luật và thể trạng phù hợp để sử dụng loại xe gắn máy.

Quy định này là kế thừa Luật GTĐB năm 2008, tham khảo luật pháp quốc tế, quy định của Công ước Viên và pháp luật của các nước có liên quan đối với người điều khiển xe dưới 50cm3.

“Nếu tổ chức thi và cấp giấy phép lái xe cho người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi sẽ tác động lớn đến xã hội, chưa được thí điểm, đánh giá tác động kỹ lưỡng và sẽ phát sinh thủ tục hành chính, gây lãng phí thời gian, tốn kém kinh phí” – ông Lê Tấn Tới nói.

Tại khoản 2 Điều 6 đã có quy định hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh; tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 đã quy định về việc giáo dục và trách nhiệm lồng ghép kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình chính khóa để giáo dục đối với trẻ em mầm non, học sinh.

Do đó, việc cấp chứng nhận đã qua đào tạo là không cần thiết và sẽ phát sinh thủ tục hành chính, chi phí thực hiện.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, nếu vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm
Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, nếu vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm

VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), trong đó thống nhất quy định về điểm giấy phép lái xe.

Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, nếu vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm

Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm, nếu vi phạm giao thông sẽ bị trừ điểm

VOV.VN - Quốc hội vừa thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), trong đó thống nhất quy định về điểm giấy phép lái xe.

Quốc hội “chốt” quy định cấm lái xe có nồng độ cồn
Quốc hội “chốt” quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

VOV.VN - Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó thống nhất quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Quốc hội “chốt” quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

Quốc hội “chốt” quy định cấm lái xe có nồng độ cồn

VOV.VN - Quốc hội vừa biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, trong đó thống nhất quy định cấm “điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.