Xe kinh doanh vận tải phải lắp “hộp đen”: Tốn tiền và lãng phí?

VOV.VN -Việc lắp hộp đen trên xe là cần thiết, nhưng các chuyên gia cũng chỉ ra nhiều vấn đề trong quản lý thiết bị này, nhất là sự lãng phí không cần thiết...

Dự thảo Nghị định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô (Nghị định sửa đổi Nghị định 86/2014) vừa được Bộ GTVT trình Thủ tướng xem xét ký ban hành.

Một trong những điểm mới của dự thảo là bổ sung quy định lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) đối với xe trung chuyển, đặc biệt là với loại hình mới như Grab, Uber để quản lý chặt chẽ các phương tiện này nhằm đảm bảo an toàn giao thông.

Sau khi bắt buộc doanh nghệp bỏ hàng nghìn tỷ đồng lắp hộp đen, Bộ GTVT lại đề xuất thay mới. Ảnh minh họa.

Theo quy định mới mà Bộ GTVT trình Chính phủ, khi thực hiện thay đổi toàn bộ thiết bị giám sát hành trình ô tô (hộp đen), doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để thay đổi, gây ra sự lãng phí không cần thiết.

Bộ GTVT quá “ôm đồm” hay quản lý không hiệu quả?

Nhiều chuyên gia giao thông khẳng định, việc lắp đặt hộp đen trên xe đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, vì thế không thể lấy lý do đắt rẻ hay tốn kém làm cái cớ để không lắp đặt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh việc quản lý thiết bị này.

Ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Ô tô Việt Nam cho hay, quy định lắp hộp đen trên mới được đưa vào dự thảo nghị định. Các dự thảo trước đó Bộ GTVT đưa ra lấy ý kiến doanh nghiệp không có nội dung này.

"Doanh nghiệp mất thêm chi phí nhưng như vậy họ sẽ tính vào giá vé, hành khách đi xe phải chịu", ông Thanh nói.

Còn ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ô tô Hà Nội cho biết, hiệp hội và doanh nghiệp của ông cũng không được lấy ý kiến về quy định lắp hộp đen.

Lắp đặt hộp đen với taxi là bắt buộc. Ảnh Minh họa.

Theo ông Liên, cần xem hộp đen ô tô là công cụ để doanh nghiệp quản lý phương tiện và con người của mình, không nên bắt doanh nghiệp trang bị để cơ quan quản lý dựa vào đó xử phạt vi phạm, trừ khi có tai nạn, hoặc phát hiện vi phạm mới trích xuất hộp đen để thêm cơ sở xử lý.

Về việc lắp đặt hộp đen cho ô tô những năm qua, ông Liên cho rằng “chưa mang lại nhiều hiệu quả, lại tốn kém cho doanh nghiệp”.

Hàng nghìn tỷ đã được các doanh nghiệp vận tải chi ra để lắp hộp đen, nay Bộ GTVT lại “đùng đùng” đưa ra yêu cầu phải thay đổi, lắp mới, tốn thêm hàng nghìn tỷ đồng nữa là rất lãng phí.

Ông Liên cho rằng, “Bộ GTVT nên giảm bớt quản lý đối với thiết bị này, giao cho doanh nghiệp mới có lợi. Chỉ khi nào xảy ra tai nạn hay có vấn đề gì, cơ quan chức năng mới trích xuất hộp đen để đối chiếu".

“Làm thế nào để khai thác thiết bị có hiệu quả, có lợi cho doanh nghiệp, còn làm theo kiểu áp đặt, thông tin không chính xác, thiết bị không chính xác thì doanh nghiệp sẽ phản ứng”, ông Liên phân tích.

Nguy cơ lãng phí hàng nghìn tỷ

Theo Nghị định 171/NÐ-CP, trước ngày 1/7/2016, khoảng 800.000 phương tiện vận tải (xe khách, taxi, xe tải) phải gắn “hộp đen”, với chi phí doanh nghiệp (DN) bỏ ra ước tính trên 3.000 tỷ đồng. Nay số hộp đen này nguy cơ sẽ bị vứt bỏ nếu quy định mới mà Bộ GTVT vừa đề xuất Thủ tướng được ban hành.

Ông Bùi Danh Liên – Phó Chủ tịch Hiệp hội vận tải Ô tô Hà Nội cho rằng, việc lắp đặt hộp đen cho ô tô những năm qua, chưa mang lại nhiều hiệu quả, lại tốn kém cho doanh nghiệp.

Ngoài việc đề nghị bổ sung thêm quy định về loại phương tiện phải gắn hộp đen (xe trung chuyển), Bộ GTVT còn đề xuất thêm nội dung dữ liệu hộp đen phải lưu trữ. Cụ thể như thông tin về thời gian lái xe liên tục, thời gian làm việc của lái xe trong ngày, hình ảnh hoạt động của lái xe. Với quy định mới này, các thiết bị hộp đen cũ đã lắp doanh nghiệp sẽ phải thay đổi, hoặc phải lắp mới.

Việc lắp đặt và chuyển tải dữ liệu hình ảnh về hoạt động của lái xe thực hiện theo lộ trình: Với xe khách theo hợp đồng, xe du lịch từ 9 chỗ trở lên phải thực hiện trước ngày 1/7/2022; Với xe khách tuyến cố định, xe buýt, container, xe đầu kéo rơ moóc thực hiện trước 1/7/2023; Với xe tải hàng hóa từ 20 tấn trở lên thực hiện trước ngày 1/7/2024; Với xe khách dưới 9 chỗ phải thực hiện từ 1/7/2025.

Bộ GTVT đánh giá, việc bổ sung thêm phương tiện và yêu cầu về hộp đen phải cung cấp được hình ảnh lái xe sẽ làm tăng thêm quy định và chi phí DN.

Ðiều này đi ngược với quy định cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục, điều kiện kinh doanh của Chính phủ. Theo tính toán của đơn vị soạn thảo, sẽ có trên 340.000 ô tô kinh doanh vận tải hiện phải thực hiện thay thế, bổ sung thiết bị hộp đen để đáp ứng yêu cầu về cung cấp hình ảnh lái xe.

Với giá thiết bị hộp đen từ 4,5 - 5,5 triệu đồng/chiếc, chi phí duy trì máy chủ và đường truyền dữ liệu khoảng 120.000 đồng/xe/tháng. Tổng chi phí lắp đặt thiết bị mới khoảng 1.500 - 1.900 tỷ đồng, chi phí duy trì máy chủ và đường truyền khoảng 500 tỷ đồng/năm./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cuộc chiến Uber-Grab: Cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải làm mới mình
Cuộc chiến Uber-Grab: Cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải làm mới mình

VOV.VN - Việc Uber bán toàn bộ cổ phần cho Grab gây nên nhiều luồng dư luận khác nhau từ lo lắng về sự độc quyền hay là hy vọng về một cuộc cách mạng mới. 

Cuộc chiến Uber-Grab: Cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải làm mới mình

Cuộc chiến Uber-Grab: Cơ hội cho các doanh nghiệp vận tải làm mới mình

VOV.VN - Việc Uber bán toàn bộ cổ phần cho Grab gây nên nhiều luồng dư luận khác nhau từ lo lắng về sự độc quyền hay là hy vọng về một cuộc cách mạng mới. 

Xử lý gần 5.700 phương tiện vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình
Xử lý gần 5.700 phương tiện vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình

VOV.VN - Tính chung lũy kế trong năm 2015, lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm 5.698 phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình.

Xử lý gần 5.700 phương tiện vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình

Xử lý gần 5.700 phương tiện vi phạm qua thiết bị giám sát hành trình

VOV.VN - Tính chung lũy kế trong năm 2015, lực lượng chức năng đã xử lý vi phạm 5.698 phương tiện qua thiết bị giám sát hành trình.

Tai nạn ở Bình Thuận: Thiết bị giám sát hành trình của 3 xe đều tắt
Tai nạn ở Bình Thuận: Thiết bị giám sát hành trình của 3 xe đều tắt

VOV.VN - Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết thiết bị giám sát hành trình của cả 3 xe khách trong vụ tai nạn đều không hoạt động.

Tai nạn ở Bình Thuận: Thiết bị giám sát hành trình của 3 xe đều tắt

Tai nạn ở Bình Thuận: Thiết bị giám sát hành trình của 3 xe đều tắt

VOV.VN - Ban An toàn giao thông tỉnh Bình Thuận cho biết thiết bị giám sát hành trình của cả 3 xe khách trong vụ tai nạn đều không hoạt động.

Doanh nghiệp vận tải thủy và “1 cổ 10 tròng”
Doanh nghiệp vận tải thủy và “1 cổ 10 tròng”

VOV.VN -Phí chồng phí làm cho bứt phá của đường thủy nội địa thời gian qua bị trì, nặng nề, gây lãng phí tiềm năng lớn của một phương thức vận tải ưu việt.

Doanh nghiệp vận tải thủy và “1 cổ 10 tròng”

Doanh nghiệp vận tải thủy và “1 cổ 10 tròng”

VOV.VN -Phí chồng phí làm cho bứt phá của đường thủy nội địa thời gian qua bị trì, nặng nề, gây lãng phí tiềm năng lớn của một phương thức vận tải ưu việt.

Danh sách 10 tỉnh có nhiều phương tiện không truyền dữ liệu hộp đen
Danh sách 10 tỉnh có nhiều phương tiện không truyền dữ liệu hộp đen

VOV.VN -Tổng cục đường bộ yêu cầu 10 địa phương kiểm tra các phương tiện không chấp hành việc truyền dữ liệu tốc độ xe từ hộp đen.  

Danh sách 10 tỉnh có nhiều phương tiện không truyền dữ liệu hộp đen

Danh sách 10 tỉnh có nhiều phương tiện không truyền dữ liệu hộp đen

VOV.VN -Tổng cục đường bộ yêu cầu 10 địa phương kiểm tra các phương tiện không chấp hành việc truyền dữ liệu tốc độ xe từ hộp đen.