Tháo gỡ khó khăn tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp

VOV.VN - Một số biện pháp cần đưa ra để hỗ trợ doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại như tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh; hỗ trợ tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Phát biểu tại Diễn đàn phát triển kinh doanh "Tháo gỡ khó khăn, tạo không gian phát triển mới cho doanh nghiệp" sáng nay (19/7), ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh trong thời gian tới dự kiến tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Việt Nam cần phải đổi mới để bắt kịp xu thế mới nếu không sẽ bị giảm sức cạnh tranh và bị mất cơ hội tiến sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Ông Hoàng Quang Phòng cho rằng, để tháo gỡ khó khăn và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, cần phải tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

Thứ nhất, tập trung hoàn thiện khung khổ pháp lý về đầu tư kinh doanh. 

Thứ hai, tiếp tục có các giải pháp giảm chi phí cho doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận nguồn lực từ các gói hỗ trợ của Nhà nước.

Thứ ba, cần có giải pháp kịp thời hỗ trợ một số ngành đang phục hồi mạnh mẽ như du lịch, dịch vụ hiện đang đối mặt với khó khăn về thiếu hụt nhân lực.

Thứ tư, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo thuận lợi cho sự ra đời và phát triển của các mô hình kinh doanh dựa trên đổi mới, sáng tạo.

Thứ năm, đẩy mạnh chương trình cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định: "Chỉ có doanh nghiệp mới biết doanh nghiệp cần gì nhất. Và chính cộng đồng doanh nghiệp cần xác định các thách thức, cơ hội để bàn các giải pháp giúp doanh nghiệp phát triển bền vững thành công".

Cơ chế chính sách cần phải xuất phát từ tiếng nói của doanh nghiệp

Theo ông Nguyễn Hồng Long, Phó Trưởng ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, hiện nay, Việt Nam đang chịu ảnh hưởng không chỉ những khó khăn từ nội tại mà còn có những khó khăn chung của toàn thế giới. Các nền kinh tế lớn trên thế giới đang có xu hướng chững lại, thậm chí là suy thoái.

Vừa rồi rất nhiều chính sách về tài khóa và tín dụng đã được ban hành. Song, ông Long thẳng thắn chỉ rõ, vẫn còn hai vấn đề quan trọng cần được lưu ý là thứ nhất, bản thân các cơ chế chính sách đã phù hợp với thời điểm nhưng có thể chưa thực tế đối với một số ngành nghề, đối tượng. Thứ hai, nội tại của các doanh nghiệp được thụ hưởng tiếp cận và hấp thụ thế nào.

Ông Nguyễn Hồng Long nêu một số điểm cần được chú trọng trong ngắn hạn như: khẩn trương tháo gỡ khó khăn về mặt pháp lý, khơi thông nguồn lực, và các thủ tục đầu tư, triển khai dự án đầu tư công; tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư kinh doanh; hỗ trợ tái cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

"Tất cả những cơ chế chính sách cần phải xuất phát từ tiếng nói của doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp. Tiếng nói từ hiệp hội doanh nghiệp là tiếng nói cụ thể nhất, thực tế nhất để Chính phủ lắng nghe và thực hiện đổi mới về cơ chế chính sách", ông Long nhấn mạnh.

Giảm chi phí thực chất cho doanh nghiệp

Ông Phan Đức Hiếu - Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn về thị trường, tài chính, vốn, cạnh tranh. Ở thời điểm khó khăn về thị trường, cạnh tranh diễn ra không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong khu vực. Trong những khó khăn trên, doanh nghiệp gặp khó nhất là chi phí để trang trải, duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong bối cảnh trên, để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, cần thiết thực hiện cải cách thể chế, giảm gánh nặng về tài chính và chi phí tuân thủ. "Cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng, thậm chí quan trọng hơn cả chính sách tài khoá và tiền tệ trong ngắn hạn. Không chỉ đơn giản thủ tục hành chính mà còn hướng đến cắt giảm chi phí đầu tư phát sinh từ quy định pháp luật", ông Phan Đức Hiếu nhấn mạnh.

Ông Phan Đức Hiếu đề xuất 3 gợi ý: Thứ nhất, tập trung kiểm soát quy định mới làm gia tăng chi phí. Nếu thực sự chưa cấp bách, đừng ban hành quy định mới. Nếu phải ban hành quy định thì cần có lộ trình áp dụng phù hợp quy định để doanh nghiệp có thời gian ổn định sức khoẻ và chuẩn bị phương án tuân thủ đồng thời có hỗ trợ tài chính trực tiếp cho doanh nghiệp trong tuân thủ quy định như phòng cháy chữa cháy, kiểm đếm CO2… theo đúng địa điểm, đúng nhu cầu, đảm bảo tuân thủ pháp luật.

Thứ hai, trong khó khăn, doanh nghiệp tại một số ngành nghề, lĩnh vực như bất động sản, tài chính… có nhu cầu cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, quy định hiện hành đôi khi cản trở hoạt động đó. Do đó, cần thiết nghiên cứu xem xét cơ chế nới lỏng có thời hạn, có địa chỉ để giúp doanh nghiệp thực hiện tái cơ cấu, vượt qua khó khăn. Đây là biện pháp cải cách thể chế có hiệu quả và đã được áp dụng trong thời kỳ COVID - 19

Thứ ba, về lâu dài nghiên cứu cơ chế bền vững thúc đẩy cải cách thể chế thường xuyên. Theo kinh nghiệm thế giới, cải cách thể chế nếu chỉ xuất phát đơn lẻ, bột phát từ chính các cơ quan ban hành thể chế sẽ không hiệu quả. Để thực hiện hiệu quả, nhiều nước trên thế giới đều thành lập cơ quan độc lập có thẩm quyền thuộc Chính phủ hoặc Thủ tướng Chính phủ với chức năng giám sát và thúc đẩy cải cách thể chế, được trao thẩm quyền mạnh. Trong tình hình Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới, cần nghiên cứu đề xuất thành lập cơ quan tương ứng như vậy để cải cách thể chế bền vững, hiệu quả, thường xuyên.

Khó khăn bủa vây, lối thoát nào cho doanh nghiệp 6 tháng cuối năm?

VOV.VN - Theo thống kê, 6 tháng đầu năm, cả nước có 75.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Gần 37.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, Bình quân mỗi tháng có 16.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Sáu tháng qua, khó khăn tiếp tục bủa vây doanh nghiệp do những tác động nhiều chiều, từ rủi ro thị trường, tới rủi ro chính sách.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét, xử lý theo quy định kiến nghị tiếp tục cho doanh nghiệp vay từ ngân hàng chính sách xã hội để trả lương ngừng việc cho người lao động.

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét gỡ khó cho doanh nghiệp thủy sản

VOV.VN - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội theo chức năng, nhiệm vụ được giao xem xét, xử lý theo quy định kiến nghị tiếp tục cho doanh nghiệp vay từ ngân hàng chính sách xã hội để trả lương ngừng việc cho người lao động.

Khó khăn bủa vây, lối thoát nào cho doanh nghiệp 6 tháng cuối năm?
Khó khăn bủa vây, lối thoát nào cho doanh nghiệp 6 tháng cuối năm?

VOV.VN - Theo thống kê, 6 tháng đầu năm, cả nước có 75.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Gần 37.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, Bình quân mỗi tháng có 16.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Sáu tháng qua, khó khăn tiếp tục bủa vây doanh nghiệp do những tác động nhiều chiều, từ rủi ro thị trường, tới rủi ro chính sách.

Khó khăn bủa vây, lối thoát nào cho doanh nghiệp 6 tháng cuối năm?

Khó khăn bủa vây, lối thoát nào cho doanh nghiệp 6 tháng cuối năm?

VOV.VN - Theo thống kê, 6 tháng đầu năm, cả nước có 75.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm 2022. Gần 37.700 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, Bình quân mỗi tháng có 16.700 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Sáu tháng qua, khó khăn tiếp tục bủa vây doanh nghiệp do những tác động nhiều chiều, từ rủi ro thị trường, tới rủi ro chính sách.

Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp?
Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp?

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp (DN) rời khỏi thị trường. Trong khi đó, những thủ tục hành chính, hoặc những điều kiện kinh doanh kiểu mới, ẩn dưới hình thức quy chuẩn kỹ thuật… tiếp tục thêm gánh nặng chi phí, rào cản cho DN. Vậy cần làm gì để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho DN?

Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp?

Làm gì để cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp?

VOV.VN - Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp (DN) rời khỏi thị trường. Trong khi đó, những thủ tục hành chính, hoặc những điều kiện kinh doanh kiểu mới, ẩn dưới hình thức quy chuẩn kỹ thuật… tiếp tục thêm gánh nặng chi phí, rào cản cho DN. Vậy cần làm gì để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho DN?

Kiến nghị gỡ khó về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp gỗ
Kiến nghị gỡ khó về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp gỗ

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn đối với việc hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Kiến nghị gỡ khó về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp gỗ

Kiến nghị gỡ khó về hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp gỗ

VOV.VN - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính về việc tháo gỡ khó khăn đối với việc hoàn thuế VAT cho doanh nghiệp ngành chế biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản.

Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?
Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?

VOV.VN - Tăng lãi suất ngân hàng là điều cần thiết nhằm cân đối tỷ giá ổn định, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu chống lạm phát như nhiều nước đang áp dụng, song cũng sẽ tác động khiến doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định về nguồn vốn vay.

Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?

Lãi suất ngân hàng tăng: Gỡ khó cho doanh nghiệp "khát vốn" thế nào?

VOV.VN - Tăng lãi suất ngân hàng là điều cần thiết nhằm cân đối tỷ giá ổn định, đồng thời cũng bảo đảm được yêu cầu chống lạm phát như nhiều nước đang áp dụng, song cũng sẽ tác động khiến doanh nghiệp gặp khó khăn nhất định về nguồn vốn vay.