Xuất hiện người “đe nẹt” tài xế tại BOT Cai Lậy
Tại trạm thu phí BOT Cai Lậy trưa 2/12 xuất hiện đối tượng như xã hội đen đe nẹt những tài xế dùng tiền mệnh giá nhỏ qua trạm Cai Lậy.
Trạm thu phí BOT Cai Lậy, Tiền Giang, rơi vào cảnh hỗn loạn vào trưa 2/12. Các nhân viên liên tục hết xả cửa lại đóng 3 lần trong buổi sáng. |
Sau khi trạm thu phí chuẩn bị đủ 1.500 tờ tiền mệnh giá 100 đồng, các tài xế liền áp dụng chiêu thức mới là "không trả tiền" và nói đủ lý do để barie nhấc lên cho ôtô qua. |
Hàng trăm người dân vây xung quanh, nhiều người ủng hộ, cổ vũ cho các lái xe. |
"Một tài xế xe buýt mua vé tháng và được giảm giá 50% nhưng máy không nhận, do đó barie không mở. Anh ta kiên quyết không trả tiền và bị ách lại. |
Không chịu trả tiền khi qua trạm thu phí là cách các tài xế sử dụng trưa 2/12, lý do chủ yếu là "có xe miễn phí tại sao có xe lại không được". |
Anh Trịnh Xuân Thiệp không trả tiền mua vé. Anh cho rằng nhiều xe đã qua không mất phí vậy thì tại sao anh phải trả. "Trạm này đặt ở đây không hợp lý. Tôi đề nghị di dời trạm thu phí này về đúng vị trí của nó", anh nói. |
Tài xế xe tải Uông Ngọc Thảo trình bày rằng không mang xu nào vì nghĩ rằng trạm đang xả cửa không thu phí. Còn nhân viên trạm thu phí kiên quyết không cho qua, dẫn đến cảnh đôi co trước barie. |
"Trời ơi, tôi chờ 2 km dưới kia, nghe nói lên đây được xả trạm rồi mà vẫn thu tiền. Xe trước được qua mà chặn tôi lại là sao", một tài xế vươn hẳn người ra ngoài đôi co với nhân viên thu phí. |
Bà Sáu ngồi bế cháu trong một chiếc xe khách. Sau khi bị phanh gấp trước barie, cháu bé bị đập đầu vào thành ghế phía trước và khóc toáng. |
Một nữ chủ xe lớn tiếng ở khu vực trạm thu phí. Bà cho rằng trạm thu phí này lấy nhiều tiền của dân nghèo, bóc lột những người làm nghề vận tải. |
Chiếc barie bị vỡ sau khi một tài xế húc bật vào trong. |
Khi đường bị ùn tắc quá dài, nhân viên trạm đành mở barie cho xe qua. Người dân hò reo, chúc mừng các tài xế như thể họ vừa lập một kỳ tích. |
Anh Nguyễn Văn Thanh, giám đốc một công ty kinh doanh gỗ, sở hữu 3 xe tải vui mừng sau khi BOT Cai Lậy xả trạm. Anh cho biết mỗi năm đóng phí cầu đường khoảng 100 triệu đồng. "Nay phải đóng cả tiền phí ở trạm Cai Lậy này là không hợp lý", anh nói. |
Anh Nguyễn Văn Thanh, giám đốc một công ty kinh doanh gỗ, sở hữu 3 xe tải vui mừng sau khi BOT Cai Lậy xả trạm. Anh cho biết mỗi năm đóng phí cầu đường khoảng 100 triệu đồng. "Nay phải đóng cả tiền phíAnh Hứa Văn Hải chuyển sang ghế phải chụp ảnh cảnh rối loạn BOT Cai Lậy. Anh cho biết một tháng chỉ qua trạm này từ 2 đến 3 lần, không đáng bao nhiêu nhưng việc phải đóng tiền trên đường quốc lộ 1A là vô lý trong khi anh đã đóng phí bảo trì đường bộ. ở trạm Cai Lậy này là không hợp lý", anh nói. |
Sau khi xả trạm, người dân băng qua lại rất lộn xộn và nguy hiểm. |
Các tài xế tỏ ra vui mừng khi được qua trạm không phải trả tiền, giơ tay cảm ơn người dân đứng xung quanh. |
Ông Nguyễn Ngọc Đức (xã Phú An) cho biết những ngày qua ông rất trăn trở về khủng hoảng ở trạm thu phí. Sau khi xe được xả qua trạm, ông liền tới chúc mừng các tài xế. |