Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu:

DN bán lẻ xăng dầu muốn tự định giá trên cơ sở giá bán buôn từ DN đầu mối

VOV.VN - Doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, Dự thảo Nghị định mới cần quy định theo hướng để cho DN bán lẻ tự định giá trên cơ sở giá bán buôn của DN đầu mối.

Dự thảo Nghị định về kinh doanh xăng dầu mới hiện đang được lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn và các tổ chức có liên quan, Bộ Công Thương sẽ cùng với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đánh giá để hoàn thiện. Đáng chú ý, đối với cơ chế giá xăng dầu, dự thảo Nghị định dự kiến sẽ tiến dần hơn với cơ chế thị trường. Nhà nước sẽ ban hành công thức giá để thương nhân kinh doanh xăng dầu chủ động quyết định mức giá bán, nhưng giá không cao hơn mức giá mà công thức giá quy định.

Cùng với đó, Dự thảo Nghị định được nghiên cứu, xem xét, sửa đổi đảm bảo mục tiêu cuối cùng là cân đối cung - cầu, không thiếu hụt, đảm bảo an ninh năng lượng cũng như điều hành giá xăng dầu tiếp cận cơ chế thị trường có sự điều tiết của cơ quan nhà nước. Liên quan đến nội dung này, phóng viên VOV.VN đã có trao đổi với TS. Giang Chấn Tây - Giám đốc Công ty TNHH MTV Bội Ngọc (kinh doanh xăng dầu tại Trà Vinh).

PV: Ông có đánh giá chung như thế nào về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến rộng rãi?

TS. Giang Chấn Tây: Sửa Nghị định về kinh doanh xăng dầu tại thời điểm này là kịp thời, phù hợp với quan điểm định hướng giá cả theo cơ chế thị trường và để DN định giá. Tôi cho rằng, chỉ có DN mới tính toán đủ, hợp lý và kịp thời về chi phí để cạnh tranh và quyết định rất nhiều vấn đề, nhất là sự tồn tại và phát triển của các DN.

Tuy nhiên, vấn đề được nhiều DN bán lẻ xăng dầu chưa thực sự đồng tình đó chính là cơ chế định giá bán của các DN kinh doanh xăng dầu đầu mối. DN đầu mối chỉ định giá bán buôn mới đúng chức năng, nếu không sẽ xảy ra hiện tượng chuyển sở hữu hàng loạt do DN bán lẻ không trụ nổi vì mức chiết khấu hoa hồng thấp, chưa tính đến việc DN đầu mối có ý đồ thâu tóm DN bán lẻ. Phải chi DN đầu mối nghiên cứu nhu cầu của vùng, miền, sau đó xây dựng cửa hàng xăng dầu và áp dụng công nghệ mới để phục vụ ngươi dân khi đó mới gọi là phát triển.

PV: Dự thảo Nghị định đang để ngỏ xin ý kiến của các tổ chức, cá nhân về chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức của doanh nghiệp xăng dầu. Ông có ý kiến ra sao?

TS. Giang Chấn Tây: Chi phí kinh doanh để làm giá cơ sở đối chiếu, nên lấy theo tỷ lệ phần trăm thì DN mới chủ động được trong hoạt động kinh doanh. Nếu chi phí lại tính theo giá trị tuyệt đối là mấy nghìn đồng 1 lít là khiến DN mình tự trói buộc mình, không linh hoạt nên sẽ dễ bị lạc hậu khi trượt giá và không phù hợp với cơ chế thị trường.

Do đó, phần tỷ lệ phần trăm này nên ghi trong Nghị định là “điều chỉnh theo Thông tư khi cần” sẽ linh hoạt hơn. Nghị định chỉ quy định theo dạng khung, nếu quy định quá chi tiết sẽ kém linh hoạt trong công tác quản lý và điều hành. 

Ngoài ra, Dự thảo quy định thương nhân phân phối phải có hệ thống giá trị cửa hàng không dưới 30% về tổng giá trị tiêu chuẩn quy định cũng là một bất cập. Bởi trong trường hợp thương nhân phân phối muốn rút ra khỏi thị trường sẽ phải xử lý số tài sản này, nhất là tài sản còn đi thuê sẽ là không ổn thỏa. Điều này sẽ tránh được hiện tượng đau lòng là tư nhân phân phối “3 không” như vừa qua.

Vấn đề quan trọng nữa tôi muốn đề nghị là, Nghị định kỳ này nên kiên quyết tách hệ thống bán lẻ của các DN xăng dầu đầu mối ra khỏi hệ thống bán buôn. Bởi vì gắn kết như vậy sẽ chồng chéo về chi phí, họ có thể chuyển giá và chuyển lợi nhuận từ khu vực này sang khu vực khác từ đó dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh. Các cơ quan chức năng sẽ rất khó bóc tách để xác định chi phí, dẫn đến tính toán chi phí định mức cho khâu bán lẻ không chính xác nếu chỉ căn cứ vào số liệu báo cáo của DN đầu mối.

PV: Dự thảo lần này có quy định DN bán lẻ chỉ được nhập hay làm đại lý xăng dầu từ 1 nguồn của DN đầu mối hoặc thương nhân phân phối. Ông có đồng tình với quy định này?

TS. Giang Chấn Tây: Tôi đề nghị Dự thảo Nghị định nên bảo lưu quy định DN xăng dầu được lấy từ nhiều nguồn, ít nhất là 3 nguồn đầu mối. Như thời gian vừa qua, quy định cho DN bán lẻ lấy nguồn từ 3 nơi đã giúp hoạt động của DN bán lẻ rất hiệu quả và tích cực về nhiều mặt.

Có thể DN bán lẻ không lấy hàng từ 3 nguồn cùng lúc, nhưng DN đầu mối sẽ không dám chèn ép chiết khấu, vì DN bán lẻ sẵn sàng chuyển sang lấy hàng của nhà cung cấp khác, đây được xem là quyền lợi ngầm của DN bán lẻ, nên tôi nghĩ cần duy trì quy định này để bảo vệ quyền lợi cho DN bán lẻ.

Thực tế trên phạm vi toàn quốc, cũng không có DN đầu mối nào bán xăng dầu tự do để DN bán lẻ mua về, bán cho hệ thống cửa hàng của mình như Dự thảo nêu. Cho nên đây là quy định hoàn toàn có lợi cho DN đầu mối. Điều đáng nói là DN đầu mối không thực hiện quy định nhưng không có chế tài xử phạt và ngược lại, gây bất lợi cho DN bán lẻ vì giao dịch mua bán lại quay trở về quy trình cũ trước đây chỉ được lấy duy nhất 1 nguồn giống như thời chưa có Nghị định 80. 

Hiện nay, các nhà cung cấp họ không chấp nhận ký hợp đồng đại lý, họ yêu cầu mua - bán theo hình thức nhượng quyền. Cụ thể như Petrolimex, họ không bán theo hình thức đại lý chứ đừng nghĩ đến việc DN bán lẻ mua xăng dầu về bán cho hệ thống của mình như Dự thảo đã ghi và một số nhà cung cấp khác cũng vậy. Do đó tôi đề nghị bãi bỏ việc bán xăng dầu theo hình thức nhượng quyền. 

PV: Trân trọng cảm ơn ông!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu đảm bảo mục tiêu cân đối cung - cầu
Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu đảm bảo mục tiêu cân đối cung - cầu

VOV.VN - Tại họp báo 3 tháng đầu năm tại Bộ Công Thương diễn ra chiều 29/3, báo chí quan tâm đến những thay đổi tại Dự thảo mới về Nghị định sửa đổi các Nghị định về kinh doanh xăng dầu, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng như phương hướng điều hành thị trường xăng dầu trong thời gian tới.

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu đảm bảo mục tiêu cân đối cung - cầu

Sửa Nghị định kinh doanh xăng dầu đảm bảo mục tiêu cân đối cung - cầu

VOV.VN - Tại họp báo 3 tháng đầu năm tại Bộ Công Thương diễn ra chiều 29/3, báo chí quan tâm đến những thay đổi tại Dự thảo mới về Nghị định sửa đổi các Nghị định về kinh doanh xăng dầu, Quỹ Bình ổn giá xăng dầu cũng như phương hướng điều hành thị trường xăng dầu trong thời gian tới.

Nghị định 80 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp vừa mừng vừa lo!
Nghị định 80 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp vừa mừng vừa lo!

VOV.VN - Theo Nghị định 80 của Chính phủ, đại lý bán lẻ xăng dầu được phép lấy hàng ở 3 đầu mối. Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, quy định này sẽ giúp họ chủ động đàm phán về vấn đề chiết khấu, lợi nhuận, không phải chịu sự “o ép” hoa hồng như thời gian qua.

Nghị định 80 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp vừa mừng vừa lo!

Nghị định 80 về kinh doanh xăng dầu: Doanh nghiệp vừa mừng vừa lo!

VOV.VN - Theo Nghị định 80 của Chính phủ, đại lý bán lẻ xăng dầu được phép lấy hàng ở 3 đầu mối. Các doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu cho rằng, quy định này sẽ giúp họ chủ động đàm phán về vấn đề chiết khấu, lợi nhuận, không phải chịu sự “o ép” hoa hồng như thời gian qua.

Góc chuyên gia: Sửa nghị định kinh doanh xăng dầu làm sao hài hòa lợi ích
Góc chuyên gia: Sửa nghị định kinh doanh xăng dầu làm sao hài hòa lợi ích

VOV.VN - Việc sửa đổi nghị định phải làm sao để thị trường xăng dầu vận hành ổn định trong mọi tình huống, để công tác quản lý, điều hành cũng đạt được mục tiêu “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Góc chuyên gia: Sửa nghị định kinh doanh xăng dầu làm sao hài hòa lợi ích

Góc chuyên gia: Sửa nghị định kinh doanh xăng dầu làm sao hài hòa lợi ích

VOV.VN - Việc sửa đổi nghị định phải làm sao để thị trường xăng dầu vận hành ổn định trong mọi tình huống, để công tác quản lý, điều hành cũng đạt được mục tiêu “lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ” cho nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.