Ly hôn với chồng quân nhân thì thực hiện thế nào?

VOV.VN - Căn cứ tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì việc vợ chồng ly hôn cũng không thuộc các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Một độc giả gửi câu hỏi đến VOV.VN: "Chồng em hiện nay đang đi nghĩa vụ quân sự, giờ em muốn ly hôn với chồng có được không? Nếu được thì em phải thực hiện ở đâu?"

Với tình huống trên, Luật sư Nguyễn Thị Huế thuộc Công ty Luật TNHH XTVN (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 thì ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Quyền ly hôn là một trong những quyền của con người khi một hoặc cả hai bên vợ chồng cảm thấy không hạnh phúc, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc một trong hai bên trong quan hệ hôn nhân đang thực hiện nghĩa vụ quân sự không phải là một lý do để Tòa án không giải quyết ly hôn.

Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn thì:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Theo đó, trong trường hợp ly hôn đơn phương chỉ người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi người vợ trong tình trạng “đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”. Còn khi thuận tình ly hôn thì việc ly hôn không bị hạn chế.

Bên cạnh đó, căn cứ tại Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 thì việc vợ chồng ly hôn cũng không thuộc các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, chồng đi nghĩa vụ hay không, không phải là điều kiện để Tòa án hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của vợ chồng; và cũng không phải căn cứ để Tòa án không giải quyết cho vợ chồng ly hôn. Mặt khác, việc ly hôn cũng không vi phạm hành vi bị nghiêm cấm theo Luật Nghĩa vụ quân sự.

Vậy nếu muốn ly hôn thì sẽ phải giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, việc giải quyết ly hôn là một trong những tranh chấp/ yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án. Căn cứ Điều 35, Điều 37 và Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự thì bạn cần nộp hồ sơ ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh nơi chồng bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết ly hôn.

Như vậy, chỉ cần bạn thực hiện việc yêu cầu theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn sẽ giải quyết ly hôn cho bạn ngay cả khi chồng của bạn đang thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Phải làm gì khi bạn gái 41 tuổi vẫn không muốn kết hôn?
Phải làm gì khi bạn gái 41 tuổi vẫn không muốn kết hôn?

VOV.VN - Người đàn ông trong câu chuyện băn khoan không hiểu vì sao bạn gái mình đã 41 tuổi, đã có con chung nhưng vẫn không chịu kết hôn. Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn sẽ đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong câu chuyện.

Phải làm gì khi bạn gái 41 tuổi vẫn không muốn kết hôn?

Phải làm gì khi bạn gái 41 tuổi vẫn không muốn kết hôn?

VOV.VN - Người đàn ông trong câu chuyện băn khoan không hiểu vì sao bạn gái mình đã 41 tuổi, đã có con chung nhưng vẫn không chịu kết hôn. Chuyên gia tâm lý Đinh Đoàn sẽ đưa ra lời khuyên cho nhân vật trong câu chuyện.

Vợ đòi ly hôn khi biết tôi cho người bạn khuyết tật “xin” đứa con
Vợ đòi ly hôn khi biết tôi cho người bạn khuyết tật “xin” đứa con

VOV.VN - Tôi đã thương cảm cô đồng nghiệp làm cùng dự án cho người yếu thế vì cô ấy chỉ một mình sống ở Hà Nội, dù đôi tay không có nhưng cô ấy rất mạnh mẽ và giỏi giang, nên khi cô ấy ngỏ lời xin tôi đứa con để nương tựa tuổi già, tôi đã không làm chủ được bản thân.

Vợ đòi ly hôn khi biết tôi cho người bạn khuyết tật “xin” đứa con

Vợ đòi ly hôn khi biết tôi cho người bạn khuyết tật “xin” đứa con

VOV.VN - Tôi đã thương cảm cô đồng nghiệp làm cùng dự án cho người yếu thế vì cô ấy chỉ một mình sống ở Hà Nội, dù đôi tay không có nhưng cô ấy rất mạnh mẽ và giỏi giang, nên khi cô ấy ngỏ lời xin tôi đứa con để nương tựa tuổi già, tôi đã không làm chủ được bản thân.