Chỗ dựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, bám biển

VOV.VN - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã có nhiều hoạt động hỗ trợ, làm chỗ dựa vững chắc cho bà con ngư dân yên tâm bám biển...

Trong số các ngành kinh tế biển, khai thác thủy sản không chỉ giữ vững là một ngành kinh tế biển truyền thống, mà còn phát triển thành một ngành kinh tế sản xuất hàng hóa lớn và đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế. Ngư dân chính là lực lượng chính khai thác hải sản trên biển và cũng là lực lượng không thể thay thế cho một thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân và biên phòng toàn dân trên Biển Đông.

Thực hiện “4 biết” cùng ngư dân bám biển

Theo Trung tá Bùi Đức Anh, Phó Trưởng phòng quản lý biển, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, hàng ngày có khoảng 10.000 tàu thuyền với khoảng 135.000 ngư dân hoạt động trên biển. Bà con ngư dân khi khai thác trên biển, là một trong những lực lượng quan trọng trong thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, quốc phòng toàn dân trên biển Đông, khẳng định chủ quyền vùng biển của Tổ quốc. Họ cũng là chỗ dựa vững chắc của bộ đội biên phòng và các lực lượng chức năng khác trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trên biển. 


(ảnh: radiovietnam)

“Có thể nói ngư dân là nơi cung cấp thông tin, tin tức cho bộ đội biên phòng về tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội cũng như tình hình tàu thuyền nước ngoài vi phạm vùng biển Việt Nam. Đây cũng chính là lực lượng tham gia trực tiếp quản lý, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Hoạt động của ngư dân trên biển sẽ làm tình trạng tội phạm trên biển sẽ giảm đáng kể, bởi khi có sự hiện diện của ngư dân, sẽ hạn chế các hoạt động vi phạm pháp luật của các loại tội phạm. Cùng với an ninh trật tự trên biển được đảm bảo, ngư dân cũng sẽ đề cao được ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, môi trường sinh thái biển…”- Trung tá Bùi Đức Anh nói.

Những năm gần đây, tình hình thời tiết diễn biến hết sức phức tạp, dẫn tới những thiệt hại nặng nề về người và tài sản đối với ngư dân khi họ hoạt động trên biển. Theo Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trong 6 tháng đầu năm 2013, đã xảy ra 533 vụ, hơn 1.435 người và 206 phương tiện gặp thiên tai, tai nạn, gây thiệt hại rất lớn cho người và tài sản của ngư dân. Để đảm bảo an toàn cho ngư dân trước khi đi biển, bộ đội biên phòng đã phối hợp chặt chẽ với các cấp ủy, chính quyền địa phương, các ngành, các lực lượng trong công tác quản lý phương tiện.

 “Chúng tôi thực hiện tốt phương châm quản lý tận gốc, quản lý toàn diện, kiểm tra trọng điểm kết hợp với “4 biết”, như: biết phương tiện, biết chủ phương tiện, biết ngành nghề, nơi cư trú, ngư trường hoạt động và biết số liên lạc của tàu thuyền và số điện thoại của thuyền trưởng. Điều này giúp chúng tôi chủ động, kịp thời liên lạc với các phương tiện trên biển để xử lý tình huống. Đồng thời, chúng tôi cũng kiên quyết xử lý không cho đi biển đối với các trường hợp vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn. Chúng tôi cũng tăng cường phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tổ chức tốt công tác tuyên truyền, vận động để ngư dân, những người trực tiếp đi biển, đặc biệt là các thuyền trưởng, chủ tàu và các thuyền viên nắm và thực hiện tốt các quy định để đảm bảo an toàn cho người, phương tiện khi ra khơi. Chúng tôi còn sử dụng các hệ thống thông tin tìm kiếm cứu nạn của bộ đội biên phòng trên các thương tuyến, trên toàn tuyến biển, đảo để trợ giúp cho ngư dân ứng phó kịp thời với diễn biến của rủi ro nguy hiểm, và kịp thời tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có tình huống xảy ra”- Trung tá Bùi Đức Anh cho biết.

Cần sự vào cuộc của chính quyền địa phương

Trong thời gian vừa qua, những chính sách hỗ trợ kịp thời cho ngư dân vươn khơi, bám biển, hoạt động được thực hiện hiệu quả, kịp thời, vừa để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của ngư dân cũng vừa để bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Tuy vậy, khi hoạt động trên biển, ngư dân còn gặp nhiều rủi ro, nguy hiểm, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của họ.

Trung tá Bùi Đức Anh cho rằng, để giúp đỡ ngư dân đối phó với những rủi ro, hiểm nguy, trước hết cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho ngư dân, nhất là với các chủ tàu, thuyền trưởng và các thuyền viên hoạt động trên biển. Trang bị cho họ các kiến thức về pháp luật, để họ được nâng cao nhận thức về pháp luật. Cùng với đó, các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước phải có đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cấp phát tờ rơi, tập huấn cho các ngư dân về các quy định, về ranh giới vùng biển của Việt Nam với các nước trong khu vực. Khi hoạt động trên biển, ngư dân sẽ không đi sang những vùng biển của nước khác và không vào gần những đảo đang bị nước ngoài chiếm đóng trái phép trên biển Đông để tránh bị bắt giữ, xử lý.

Cùng với đó, cần trang bị tốt những thông tin liên lạc để ngư dân thường xuyên cập nhật, giữ vững thông tin liên lạc khi hoạt động trên biển. Cung cấp cho ngư dân những địa chỉ, tần số liên lạc cần thiết để cho họ chủ động liên lạc khi có tình huống cấp thiết trên biển, để kịp thời nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn và trợ giúp của cơ quan chức năng.

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm rất lớn đến các lực lượng như biên phòng, hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư để đảm bảo cho chất lượng hoạt động của các lực lượng này. Theo Trung tá Bùi Đức Anh cho rằng, để hoạt động hỗ trợ ngư dân hiệu quả hơn nữa, cần có sự vào cuộc của các chính quyền địa phương, các cấp, các ngành, các lực lượng và của cả hệ thống chính trị.

 “Trong thời gian tới, chúng tôi cần tiếp tục tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa các lực lượng trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp trong tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, và giải quyết các vụ việc trên biển. Chúng tôi sẽ phối hợp để tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, tuyên truyền phổ biến pháp luật và các vấn đề khác có liên quan để đảm bảo giữ vững chủ quyền biển đảo, giữ vững an ninh trật tự, an toàn xã hội trên biển, làm chỗ dựa vững chắc cho bà con ngư dân yên tâm bám biển”-Trung tá Bùi Đức Anh cho biết./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Ngư dân Trà Vinh liên kết, hợp tác khai thác trên biển
Ngư dân Trà Vinh liên kết, hợp tác khai thác trên biển

(VOV) -Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh vận động ngư dân trên địa bàn khai thác theo nhóm, tổ hợp tác.

Ngư dân Trà Vinh liên kết, hợp tác khai thác trên biển

Ngư dân Trà Vinh liên kết, hợp tác khai thác trên biển

(VOV) -Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh vận động ngư dân trên địa bàn khai thác theo nhóm, tổ hợp tác.

Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa
Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa

VOV.VN - “Chúng tôi sẽ huy động nguồn lực để có thể bảo hiểm con tàu và bảo hiểm cho ngư dân”

Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa

Sẽ bảo hiểm cho ngư dân khai thác ở Trường Sa-Hoàng Sa

VOV.VN - “Chúng tôi sẽ huy động nguồn lực để có thể bảo hiểm con tàu và bảo hiểm cho ngư dân”

Hải quân, cảnh sát biển sát cánh cùng ngư dân giữ biển, đảo
Hải quân, cảnh sát biển sát cánh cùng ngư dân giữ biển, đảo

(VOV) -Bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân là trách nhiệm chính mà Cảnh sát Biển, Hải quân Việt Nam luôn ghi nhớ.

Hải quân, cảnh sát biển sát cánh cùng ngư dân giữ biển, đảo

Hải quân, cảnh sát biển sát cánh cùng ngư dân giữ biển, đảo

(VOV) -Bảo vệ chủ quyền biển đảo, bảo vệ ngư dân là trách nhiệm chính mà Cảnh sát Biển, Hải quân Việt Nam luôn ghi nhớ.

Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị tăng cường bảo vệ ngư dân
Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị tăng cường bảo vệ ngư dân

(VOV) -Tỉnh kiến nghị Chính phủ sớm đàm phán với các nước trong khu vực để ngư dân  mở rộng ngư trường.

Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị tăng cường bảo vệ ngư dân

Bà Rịa – Vũng Tàu kiến nghị tăng cường bảo vệ ngư dân

(VOV) -Tỉnh kiến nghị Chính phủ sớm đàm phán với các nước trong khu vực để ngư dân  mở rộng ngư trường.

Hơn 122.000 tàu thuyền đang vươn khơi, bám biển
Hơn 122.000 tàu thuyền đang vươn khơi, bám biển

VOV.VN - Hiện nay, đối với các vùng biển khơi thì tất cả tàu cá của ngư dân đã có mặt…

Hơn 122.000 tàu thuyền đang vươn khơi, bám biển

Hơn 122.000 tàu thuyền đang vươn khơi, bám biển

VOV.VN - Hiện nay, đối với các vùng biển khơi thì tất cả tàu cá của ngư dân đã có mặt…