Nước thượng nguồn bắt đầu về vùng đồng bằng sông Cửu Long

VOV.VN - Nguồn nước mang phù sa giúp nông dân giảm chi phí bơm tưới; đồng thời kỳ vọng sẽ đẩy được nước mặn để giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay vùng ĐBSCL đang vào kỳ nước kém. Tuy nhiên, do lượng nước từ thượng nguồn đổ về nhiều nên mực nước ở khu vực đầu nguồn đã cao hơn trước khoảng 20 cm. Nguồn nước mang phù sa giúp nông dân giảm chi phí bơm tưới; đồng thời kỳ vọng sẽ đẩy được nước mặn để giảm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp.

Nước ở khu vực đầu nguồn tỉnh An Giang đang bắt đầu tăng.

Hiện nay, người dân ở khu vực đầu nguồn ở 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp đã cảm nhận được sự thay đổi của con nước khi thấy mực nước trên hệ thống sông, kênh rạch dồi dào hơn những ngày trước.

Lưu lượng nước từ thượng nguồn đổ về các nhánh sông Tiền, sông Hậu mỗi ngày tăng 0,2 – 0,4 m như trong ngày hôm qua và hôm nay (2-3/4) đã phần nào phục vụ nhu cầu tưới tiêu của vùng Tứ Giác Long Xuyên. Ngoài ra, độ mặn ở một số vùng giáp ranh của tỉnh An Giang và tỉnh Kiên Giang cũng đã được đẩy lùi.

Anh Trần Thái Minh, một người dân ở vùng đầu nguồn, tỉnh An Giang phấn khởi: “Tụi tôi cũng thấy được nước về tới Châu Đốc rồi. Vì thế tranh thủ bơm nước vào luôn. Còn không biết mấy ngày tới thì như thế nào. Khu vực Châu Đốc cũng cần nước ngọt nhiều chứ không chỉ ở những tỉnh ven biển không đâu. Cũng hy vọng làm sao nhà nước có những giải pháp tốt hơn để người dân chủ động có nước sản xuất”.

Ở khu vực cuối nguồn, người dân đang ngóng đợi con nước ngọt để đẩy mặn.

Còn tại Tiền Giang, để chủ động “ đón” nước ngọt đổ về tư thượng nguồn để phục vụ sinh hoạt cho nhân dân, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cấp nước Tiền Giang và Nhà máy nước BOO. Đồng Tâm đang tăng cường cán bộ, nhân viên trực quan trắc nguồn nước trên sông Tiền để tổ chức bơm vào hệ thống ao,  hồ trữ nước. Riêng chính quyền và người dân các địa phương ven sông Tiền của huyện Châu Thành, Cai Lậy đang vận hành hệ thống cống đập “đón” nguồn nước ngọt.

Những ngày qua, các địa phương này đã gia cố, sửa chữa và xây mới hàng trăm cống đập lớn nhỏ để ngăn mặn, trữ ngọt.

Ông Nguyễn Tấn Nhủ, Bí thư xã Tam Bình, huyện Cai Lậy nói: “Do xã nằm ven sông Tiền nhưng do sự quyết tâm của toàn Đảng bộ và nhân dân nên xã đã giữ được tình hình  xâm nhập mặn. Hiện nay, các hệ thống thủy lợi của xã đã được sửa chữa hoàn thiện; trong đó ngăn mặn, trữ ngọt để tưới cho vườn cây ăn trái. Hiện nay, mặn chưa ảnh hưởng đến cây trồng trên địa bàn xã”.

Để chủ động đón lượng nước ngọt từ thượng nguồn xả về, hiện các địa phương trong khu vực ĐBSCL đã chỉ đạo tất cả hệ thống thủy lợi luôn trong tình trạng mở, thông báo rộng rãi đến người dân lịch lấy nước ngọt./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tiền Giang: Dùng sà lan chở nước ngọt tiếp tế vùng cù lao ven biển
Tiền Giang: Dùng sà lan chở nước ngọt tiếp tế vùng cù lao ven biển

VOV.VN - Các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang thuê sà lan chở nước ngọt từ thành phố Mỹ Tho về cung cấp cho huyện cù lao Tân Phú Đông.

Tiền Giang: Dùng sà lan chở nước ngọt tiếp tế vùng cù lao ven biển

Tiền Giang: Dùng sà lan chở nước ngọt tiếp tế vùng cù lao ven biển

VOV.VN - Các ngành chức năng tỉnh Tiền Giang đang thuê sà lan chở nước ngọt từ thành phố Mỹ Tho về cung cấp cho huyện cù lao Tân Phú Đông.

ĐBSCL: Cách biển 30-45km cũng không lấy được nước ngọt từ cửa sông
ĐBSCL: Cách biển 30-45km cũng không lấy được nước ngọt từ cửa sông

VOV.VN -Các vùng cách biển từ 30-45km nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông.

ĐBSCL: Cách biển 30-45km cũng không lấy được nước ngọt từ cửa sông

ĐBSCL: Cách biển 30-45km cũng không lấy được nước ngọt từ cửa sông

VOV.VN -Các vùng cách biển từ 30-45km nguồn nước ngọt xuất hiện rất ít và gần như không có khả năng lấy nước ngọt từ cửa sông.