Đêm lạnh, nghe chị bán bánh bao kể chuyện tình yêu

VOV.VN -Nếu không vì sự cố ngày hôm nay, chắc tôi sẽ không lang thang ra ngoài đường vào đêm khuya khi trời rất lạnh.

Tôi ra đường và tôi thấy gì?

Cô bán phở

Anh nhặt rác

Vợ chồng chị bánh bao

Anh lao công

Em bé rửa bát thuê

Một em bé giúp việc đang chuẩn bị đồ cho bán hàng cho ngày mai

……

Từ lâu, hình như tôi đã quên dừng lại để nhìn và để cảm nhận…

Chuyện tình chị bánh bao khiến tôi thấy cuộc này còn nhiều điều tôi bỏ sót quá.

Tôi dừng lại bên hai chiếc xe chở bánh bao, phần vì tò mò, phần vì như một thói quen mua vài cái bánh coi như giúp đỡ người qua đường. Chị bán bánh đã cởi mở hơn với tôi so với những người mua hàng thông thường. Có thể vì cái vẻ trông không có gì nguy hiểm của tôi mà cũng có thể đơn giản chỉ là vì lâu quá chả ai nghe chị nói, hay có khi cũng vì lạnh quá chả ai ra đường vào giờ này làm gì và chị đang ế khách.


Chị say sưa kể đủ chuyện trên trời dưới bể, chả ra đầu mà cũng chả ra đuôi. Từ chuyện quê chị ở Thái Bình. Vợ chồng quen nhau ở chùa Thầy ra sao. Yêu và lấy nhau cả chục năm không có con thế nào. Chạy chữa mãi mới có mụn con, ấy thế mà có con xong thì phải ra Hà nội, bỏ con cho bố mẹ trông để mưu sinh. Rồi thỉnh thoảng câu chuyện lại quặt sang những câu kiểu như: Em ngày xưa da trắng phết nhưng toàn đi tối thế này nó nhăn mí lại nó đen thôi, ngày xưa trông cũng không đến nỗi…

Trong câu chuyện của chị không thấy sự than vãn mà thấy chia sẻ và lạc quan. Chị kể hai vợ chồng đi bán bánh bao từ 4h chiều, cứ đi vòng vòng, trung bình 1-2h lại nhắn tin hẹn gặp để chia sẻ tình hình bán hàng rồi đến tầm hai giờ sáng mới về được khu trọ ở Văn Điển. Về đến nhà tắm rửa, ăn uống rồi đi ngủ cũng tầm 3-4h . Điểm tập kết khi bán hàng xong của anh chị là phố Thanh Nhàn 1h sáng để cùng về. Nghe chị háo hức kể mà kể cứ ngỡ như hai vợ chồng anh chị bánh bao là tình nhân thời mới chớm yêu. Hỏi chị sao không đi làm việc khác mà đi cùng chồng làm gì cho vất vả. Chị hồn nhiên: “Có vợ có chồng vẫn vui hơn chị ạ”.


Nhìn hai anh chị chăm chút cho nhau bỗng dưng thấy chạnh lòng cho mình và thương vay cho nhiều người phụ nữ khác. Có bao nhiêu người phụ nữ cảm thấy cô đơn lạnh lẽo trong một căn hộ cả vài trăm mét vuông với nhiều đồ hiệu sang chảnh. Có bao nhiêu người cảm thấy trách nhiệm và nghĩa vụ phải lấy một người cho nó giống cái gọi là “chồng”?

Và bao nhiêu người nhận ra rằng: “Hai vợ chồng cùng bán bánh bao thì hạnh phúc hơn là để chồng đi bán một mình”…

Đêm lạnh nhưng thấy ấm…..!

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Mộc Châu mùa hoa trắng và chuyện đẹp nên hái ra tiền
Mộc Châu mùa hoa trắng và chuyện đẹp nên hái ra tiền

VOV.VN - Mộc Châu bây giờ vẫn đẹp, nhưng không được như trước kia nữa. Nếu giữ cái đẹp mà không ra tiền, thì Mộc Châu chẳng bao lâu nữa cũng hết đẹp.

Mộc Châu mùa hoa trắng và chuyện đẹp nên hái ra tiền

Mộc Châu mùa hoa trắng và chuyện đẹp nên hái ra tiền

VOV.VN - Mộc Châu bây giờ vẫn đẹp, nhưng không được như trước kia nữa. Nếu giữ cái đẹp mà không ra tiền, thì Mộc Châu chẳng bao lâu nữa cũng hết đẹp.

Tào Mạt đã ứng xử với ung thư như thế nào?
Tào Mạt đã ứng xử với ung thư như thế nào?

VOV.VN - Ông không giấu bệnh như nhiều người khác khi không may bị căn bệnh hiểm nghèo này.

Tào Mạt đã ứng xử với ung thư như thế nào?

Tào Mạt đã ứng xử với ung thư như thế nào?

VOV.VN - Ông không giấu bệnh như nhiều người khác khi không may bị căn bệnh hiểm nghèo này.

Hà Nội: Sự im lặng khó hiểu của 700 Hiệu trưởng
Hà Nội: Sự im lặng khó hiểu của 700 Hiệu trưởng

VOV.VN - Trong một buổi họp trực tuyến của ngành giáo dục, cả 700 hiệu trưởng ở các đầu cầu đều không ai phát biểu.

Hà Nội: Sự im lặng khó hiểu của 700 Hiệu trưởng

Hà Nội: Sự im lặng khó hiểu của 700 Hiệu trưởng

VOV.VN - Trong một buổi họp trực tuyến của ngành giáo dục, cả 700 hiệu trưởng ở các đầu cầu đều không ai phát biểu.

Trần Đăng Khoa: Tiếng Việt ngày càng mất chuẩn
Trần Đăng Khoa: Tiếng Việt ngày càng mất chuẩn

VOV.VN - Thời nay, các nhà giáo dục chỉ chú tâm đào tạo tiến sĩ, giáo sư, mà không đặt hướng chuẩn mực cho hệ thống phát âm tiếng Việt.

Trần Đăng Khoa: Tiếng Việt ngày càng mất chuẩn

Trần Đăng Khoa: Tiếng Việt ngày càng mất chuẩn

VOV.VN - Thời nay, các nhà giáo dục chỉ chú tâm đào tạo tiến sĩ, giáo sư, mà không đặt hướng chuẩn mực cho hệ thống phát âm tiếng Việt.

Mạo danh, hù dọa, gây sức ép: Vì sao “cáo mượn oai hùm”?
Mạo danh, hù dọa, gây sức ép: Vì sao “cáo mượn oai hùm”?

VOV.VN - Nhờ truyền thông, hay mạo danh “cáo mượn oai hùm” là những chuyện chỉ có ở Việt Nam.

Mạo danh, hù dọa, gây sức ép: Vì sao “cáo mượn oai hùm”?

Mạo danh, hù dọa, gây sức ép: Vì sao “cáo mượn oai hùm”?

VOV.VN - Nhờ truyền thông, hay mạo danh “cáo mượn oai hùm” là những chuyện chỉ có ở Việt Nam.