Mở báo mạng và Facebook, biết người Việt nhàn rỗi như thế nào

VOV.VN -Nếu bạn muốn biết người Việt đang nhàn rỗi, biết quan tâm và lo lắng cho nhau như thế nào hãy mở báo mạng và Facebook…

Hôm nay tôi đi làm từ 7h sáng và dự kiến sẽ về tới nhà vào lúc 6h tối. Một số người khác đã bắt đầu công việc từ lúc trời còn chưa sáng và sẽ còn về nhà muộn hơn tôi... Và cũng rất đông những người ở đâu đó còn bận rộn và vất vả trên con đường xuôi ngược mưu sinh.

Nhưng nhìn chung chúng ta vẫn nên vui vì đang được sống trong một xã hội vô cùng nhàn rỗi, biết quan tâm và lo lắng cho nhau bậc nhất thế giới. Bạn không tin? Cùng mở báo ra nhé.

Báo A: "Anh kia cặp với chị này....."

Báo B: "Anh kia bẹo má chị này....."

Báo C: "Anh kia chèo kéo chị này...."

Chưa bao giờ thấy ở đâu trên thế giới này thấy người ta thương nhau như thế, một cô "mất chồng" mà cả xã hội ngóng trông, mất ăn mất ngủ, miệt mài bình luận chuyện "được- mất". Còn báo chí như lên đồng khi vớ được một mảnh đời tư bị tiết lộ, cộng đồng mạng sung sướng khi được thể hiện mật độ chuyên gia tư vấn hạnh phúc gia đình trên mét vuông cao nhất thế giới. Cuộc thi "Nào ta cùng bới" trở nên vô cùng ăn khách.

Câu chuyện về đời tư về Hồ Ngọc Hà, Chu Đăng Khoa và Nguyễn Quốc Cường là điều mà công chúng đang tìm đọc nhiều nhất trên mạng thời gian qua.

Là một điều đáng tự hào hay là một sự vô duyên dài tập khó giải thích?

Người ta cứ chê bôi chúng ta kém cái A yếu cái B không sản xuất được cái Z mà không biết nhìn vào điểm mạnh: người Việt rất giỏi việc biến chuyện riêng của hai người thành chuyện của nhiều người và đặc biệt có năng khiếu bình luận về những vấn đề… không phải của mình và cũng chẳng cần hiểu rõ. Không hiểu sao những nhà làm chính sách chưa tính đến chuyện đưa nghề đàm luận viên trở thành mũi nhọn xuất khẩu lao động đem ngoại tệ về cho đất nước thay vì đi làm giúp việc hay làm thợ may ở xứ người? Cái giỏi thì không phát huy, thật là thiếu sót!

Người Việt thường coi tình yêu gắn liền với sự sở hữu và coi vợ-chồng như một dạng tài sản di động, coi tờ hôn thú như sổ hồng sổ đỏ, thế nên chỉ duy nhất trong tiếng Việt mới có các khái niệm "lấy vợ - lấy chồng" giống như lấy cái nhà, lấy cái xe. Và "cướp vợ- cướp chồng" giống như cướp vàng cướp bạc. Đây là một cách dùng từ thể hiện rất chân thực tư duy của chúng ta, mặc dù với những người từ những nền văn hoá khác, họ thật khó hình dung như thế nào là "cướp chồng"? Bạn đang đứng trên hè phố tay trong tay cùng chồng bạn, bỗng dưng một cô xinh đẹp chạy xe ngang qua, giật cái “pặc” ông chồng chạy mất và bạn thành người bị mất chồng. Phải như vậy không?

Câu chuyện chia tay của Hari Won và Tiến Đạt vừa qua cũng đã nhận được nhiều chú ý của dư luận.

Tình yêu - chuyện hôn thú tưởng chừng như phức tạp nhưng hoá ra lại chỉ gói gọn trong một từ: sự gắn bó. Chuyện hợp tan đơn giản chỉ là trả lời cho câu hỏi: Hai người còn muốn tự nguyện gắn bó với nhau trong hạnh phúc và vui vẻ không? 

Thường thì chúng ta hay gặp khó khăn nhất trong việc nhận phần sai về mình để chấp nhận thất bại nên giải pháp dễ hơn là đổ ngay cho một kẻ thứ ba nào đó (nếu có).

Việc làm đầu tiên của bạn khi bị "cướp chồng" nên là gì? Không cần phải im lặng và điềm tĩnh để nhìn lại chính mình và mối quan hệ, chỉ cần lên báo gào thật to bới móc thật kỹ hay lu loa trên Facebook để thu hút sự cảm thương của những người xa lạ. Like, Share hay Comment đều không có công năng hàn gắn những rạn vỡ nhưng lại rất dễ đào sâu thêm đôi bờ xa cách. Tất cả những việc đó chỉ giúp "nửa đã từng" của bạn có thêm lý do tin rằng quyết định của anh ta là… đúng đắn và tiếc rằng không làm việc đó sớm hơn.

Ô hay cái sự tò mò!

(VOV) - Có bao giờ chúng ta thử một lần tò mò tìm hiểu vì sao người ta thành công mà mình thì không?

Anh yêu chị 9 năm, rồi một ngày đẹp trời họ đều nhận ra không còn muốn gắn bó với nhau hay không còn phù hợp với nhau nữa và quyết định ngưng lại, anh thấy thanh thản, chị thấy nhẹ nhàng, chỉ duy có cộng đồng mạng là thấy… tức tối.

Tình đang đẹp sao lại ngưng lại? Đang được ngưỡng mộ, vạn người mê ai cho phép tan vỡ? Tại sao cô ấy như thế mà anh ấy lại như thế? Họ hồn nhiên nhận xét về cuộc sống riêng của bạn như thể bình phẩm về những bộ phim ngôn tình ăn khách.

Một tỷ những câu hỏi tọc mạch vô duyên được phát ra mà ít ai chú ý đến một sự thật giản đơn rằng: Cuộc đời của mỗi con người là hơi ấm, mặt trời, từng phút giây quý giá - ngắn ngủi và đặc biệt chỉ là một lần duy nhất, chúng ta đều được quyền sống, quyền yêu, quyền hạnh phúc để đẹp lòng chính mình chứ không phải để phục vụ thị hiếu của bất kỳ ai.

Dám buông bỏ để sống đúng với chính mình là một thứ bản lĩnh mà không phải ai cũng có. Hãy cứ bận rộn yêu, bình tĩnh sống và mặc kệ một xã hội nhàn rỗi chỉ thích những bình luận ích kỷ và vô duyên. Sẽ vẫn là thế cho đến khi nào người ta đủ văn minh để hiểu rằng trên đời này còn có thứ gọi là “Quyền riêng tư” (Privacy) cần được tôn trọng, và khi ấy, họ sẽ thôi… nhàn rỗi./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Cơn địa chấn Futsal Việt Nam: Khi sự kỳ vọng được đánh thức
Cơn địa chấn Futsal Việt Nam: Khi sự kỳ vọng được đánh thức

VOV.VN - Điều tuyệt vời nhất ĐT Việt Nam đã làm được là đánh thức sự kỳ vọng về môn Futsal trong lòng người hâm mộ bởi phong cách thi đấu đẳng cấp hơn mong đợi

Cơn địa chấn Futsal Việt Nam: Khi sự kỳ vọng được đánh thức

Cơn địa chấn Futsal Việt Nam: Khi sự kỳ vọng được đánh thức

VOV.VN - Điều tuyệt vời nhất ĐT Việt Nam đã làm được là đánh thức sự kỳ vọng về môn Futsal trong lòng người hâm mộ bởi phong cách thi đấu đẳng cấp hơn mong đợi

Cần phải học “lễ” rồi mới đến “hội”
Cần phải học “lễ” rồi mới đến “hội”

VOV.VN -Không có quốc gia nào nhiều lễ hội trong năm như của Việt Nam. Nhưng càng nhiều lễ hội thì lại càng này sinh ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý.

Cần phải học “lễ” rồi mới đến “hội”

Cần phải học “lễ” rồi mới đến “hội”

VOV.VN -Không có quốc gia nào nhiều lễ hội trong năm như của Việt Nam. Nhưng càng nhiều lễ hội thì lại càng này sinh ra nhiều vấn đề trong công tác quản lý.

Tác phẩm VHNT Việt Nam: Chưa có “đỉnh” nhưng rất lạc quan
Tác phẩm VHNT Việt Nam: Chưa có “đỉnh” nhưng rất lạc quan

VOV.VN -Khi “đỉnh cao” còn mơ hồ và có thể là cái đích rất xa, chưa biết khi nào đạt tới, thì “chất lượng cao” là tầm nhìn gần và rất khả thi. 

Tác phẩm VHNT Việt Nam: Chưa có “đỉnh” nhưng rất lạc quan

Tác phẩm VHNT Việt Nam: Chưa có “đỉnh” nhưng rất lạc quan

VOV.VN -Khi “đỉnh cao” còn mơ hồ và có thể là cái đích rất xa, chưa biết khi nào đạt tới, thì “chất lượng cao” là tầm nhìn gần và rất khả thi. 

Phở Hà Nội và tôi
Phở Hà Nội và tôi

VOV.VN - “Chưa ăn phở coi như chưa đến Hà Nội”. Suốt trăm năm qua, phở đã đi vào văn chương như một đề tài thi vị.

Phở Hà Nội và tôi

Phở Hà Nội và tôi

VOV.VN - “Chưa ăn phở coi như chưa đến Hà Nội”. Suốt trăm năm qua, phở đã đi vào văn chương như một đề tài thi vị.