Sông Hồng, nơi hoang sơ nhất của Hà Nội

VOV.VN -Hai bên sông Hồng, ở không xa nơi nhà cửa chen lấn là cả một thế giới “Hà Nội như Hà Tây”. 

Lần đầu tiên tôi bước chân trên bãi cát mềm ven sông Hồng, là dịp đi chụp hình cùng gia đình ở vườn hoa nằm ở cuối ngõ Âu Cơ, vài năm trước. Cách Hồ Gươm chỉ khoảng 30 phút chạy xe, đây là nơi mọi người được đứng giữa một không gian thoáng đãng, bình yên ngắm nhìn những hàng lau trắng đung đưa theo làn gió nhẹ từ dưới sông thổi lên.

Thì ra, hai bên sông Hồng, ở không xa nơi nhà cửa chen lấn là cả một thế giới “Hà Nội như Hà Tây”. Nơi bên triền sông, người ta có thể phóng tầm mắt ra xa hơn một cây số mà không vấp phải khối bê tông nào. Chưa ai biết sau này quy hoạch sông Hồng thành hiện thực thì nơi đây như thế nào? Sẽ có một tuyến đường kết hợp làm đê ngăn lũ chạy qua? Ở đâu được kè bờ, chỗ nào giữ lại bãi cát mềm bên triền sông, và các khu đô thị hình thành ra sao?

Sông Hồng (Hà Nội) - Ảnh: Internet

Chỉ có một điều mọi người đều biết, có 3 nhà đầu tư sẽ chi tiền ra để làm quy hoạch, và chắc chắn họ cũng là các bên nắm bắt sớm nhất những thông tin cần thiết. Từ bao đời nay, sông Hồng chảy giữa lòng Hà Nội nhưng quy hoạch hai bên bờ vẫn còn để ngỏ.

Cho đến trước khi các pháo thuyền của thực dân Pháp từ bờ sông Hồng bắn đại bác vào thành Hà Nội, năm 1882, Hà Nội là một trong những đô thị truyền thống tiêu biểu của Việt Nam với trung tâm là Hoàng Thành, khu buôn bán và làng xóm xen kẽ xung quanh. Người Pháp đã ít nhất 3 lần làm đồ án quy hoạch Hà Nội, với tham vọng tạo dựng một Paris ở Đông Dương.

Nhưng theo các nhà nghiên cứu, trong cả 3 đồ án của Pháp cũng như một số quy hoạch giai đoạn sau này, Hà Nội đều bị hạn chế phát triển về phía bắc sông Hồng. Lý do là sự cản trở của dòng sông đối với giao thông và các mối liên hệ đô thị. Biết bao nhiêu nước đã chảy qua cầu Long Biên.

Ngày nay, với các công trình thuỷ điện ở thượng nguồn, năng lực trị thuỷ, và những cây cầu hay thậm chí hầm vượt sông có thể được xây dựng, người Hà Nội có quyền mơ về một “kỳ tích sông Hồng” trong quy hoạch và kiến tạo tương lai đô thị. Câu chuyện còn lại là làm sao để Thủ đô tạo dựng được một bản quy hoạch, mà giá trị của nó như phù sa luôn bồi đắp và tôn vinh dòng sông Cái trong tâm thức người Việt.

Gần đây khi xây dựng dự thảo Luật quy hoạch, các nhà làm luật đã đưa vào quy định về kinh phí cho hoạt động này. Theo đó, họ cho rằng quy hoạch là một trong những công cụ giúp nhà nước điều hành phát triển kinh tế-xã hội, vì thế nhà nước phải bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách để đảm bảo cho hoạt động này được thực thi.

Bên cạnh đó, nhà nước có chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân hỗ trợ kinh phí cho công tác lập quy hoạch để giảm bớt gánh nặng ngân sách. Nhưng “hỗ trợ” thì không có nghĩa là “chủ chi” và tất nhiên không thể “chủ trì”.

Có thể hiểu được điều này, bởi vì việc định hướng và sắp xếp, phân bổ không gian cho cả một cộng đồng dân cư rộng lớn, hôm nay và mai sau, cần được thực thi bởi ý chí của những định chế công. Đơn giản là để tránh xung đột lợi ích.

Bản quy hoạch sông Hồng đã được khởi động sau bao năm tháng “hẹn hò” với người dân Thủ đô. Giờ đây trong chờ đợi là hy vọng. Trên thế giới, các nhà quản trị đô thị có tầm nhìn cho sự nghiệp của mình, thường là những người để lại dấu ấn bằng những công trình cụ thể.

Trước khi trở thành Tổng thống Hàn Quốc (nhiệm kỳ 2008 – 2013), ông Lee Myung-bak là thị trưởng Seoul, và thành tích chủ yếu của ông trên ghế thị trưởng được cho là nỗ lực phục hồi dòng suối Cheonggyecheon. Với những nỗ lực không ngừng của ông, hiện dòng suối này chảy qua trung tâm Seoul và biến nơi đây thành một nơi nghỉ ngơi công cộng hiện đại, đồng thời là một tài sản quý cho hệ thống sinh thái.

Một dự án khác cũng có dấu ấn của ông Lee Myung-bak là rừng Seoul. Đây là câu trả lời của Seoul đáp lại Công viên trung tâm (Central Park) của New York hoặc Công viên Hyde của Luân Đôn. Rừng Seoul cung cấp cho dân cư Seoul một không gian xanh rộng lớn với 400.000 cây và 100 loại động vật khác nhau, bao gồm cả hươu và nai.

Liệu chúng mình có nên mơ mộng?/.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Chuyện làng qua ảnh
Chuyện làng qua ảnh

VOV.VN - Tôi đã nhìn, cảm và ghi lại những hình ảnh của làng quê tôi như một nỗi ám ảnh - day dứt; với tình yêu mà tôi mãi mang theo...

Chuyện làng qua ảnh

Chuyện làng qua ảnh

VOV.VN - Tôi đã nhìn, cảm và ghi lại những hình ảnh của làng quê tôi như một nỗi ám ảnh - day dứt; với tình yêu mà tôi mãi mang theo...

Hà Nội một mảnh hồn xưa
Hà Nội một mảnh hồn xưa

VOV.VN -Hà Nội ngày nay đẹp, hoành tráng nhìn từ mọi góc độ dù khó tránh những chuyện chưa hài lòng và Hà Nội đang cố tiến gần hơn nữa hiện đại, văn minh.

Hà Nội một mảnh hồn xưa

Hà Nội một mảnh hồn xưa

VOV.VN -Hà Nội ngày nay đẹp, hoành tráng nhìn từ mọi góc độ dù khó tránh những chuyện chưa hài lòng và Hà Nội đang cố tiến gần hơn nữa hiện đại, văn minh.

Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung
Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung

VOV.VN - Hãy biến hai bờ sông Hồng thành tài sản chung của Hà Nội và cả nước, nơi hàng chục triệu người có thể đến đó vui chơi, hít thở và tự hào...

Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung

Qui hoạch sông Hồng - Đôi điều với “Thị trưởng” Nguyễn Đức Chung

VOV.VN - Hãy biến hai bờ sông Hồng thành tài sản chung của Hà Nội và cả nước, nơi hàng chục triệu người có thể đến đó vui chơi, hít thở và tự hào...

Vỉa hè Hà Nội, Sài Gòn: Chuyện to đấy!
Vỉa hè Hà Nội, Sài Gòn: Chuyện to đấy!

VOV.VN - Nói đến vỉa hè, lề đường, người ta, thường gạt phắt “chuyện nhỏ, có gì mà quan trọng hóa quá. Để tâm sức làm việc lớn". Nay thành chuyện lớn thật rồi.

Vỉa hè Hà Nội, Sài Gòn: Chuyện to đấy!

Vỉa hè Hà Nội, Sài Gòn: Chuyện to đấy!

VOV.VN - Nói đến vỉa hè, lề đường, người ta, thường gạt phắt “chuyện nhỏ, có gì mà quan trọng hóa quá. Để tâm sức làm việc lớn". Nay thành chuyện lớn thật rồi.