Bạc Liêu đổi thay ở vùng căn cứ cách mạng Ninh Thạnh Lợi

VOV.VN - Qua hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Ninh Thạnh Lợi đã được thay đổi rõ nét, nhất là về hạ tầng nông thôn. Nhiều tuyến đường bê tông đã được xây dựng nối liền các xóm ấp, ô tô đến tận các nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa.

Nhân kỷ niệm 48 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), chúng tôi đến thăm vùng căn cứ cách mạng ở xã Ninh Thạnh Lợi, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu nơi có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống để tìm hiểu về đời sống bà con nơi đây.

Những năm gần đây, Nhà nước hỗ trợ khá nhiều kinh phí để trùng tu, xây dựng một số hạng mục chùa Kos Thum thêm khang trang; xóm ấp được đầu tư xây dựng nông thôn mới, vùng phèn mặn được chuyển đổi thành vùng nuôi tôm kết hợp trồng lúa. Từ đó, cuộc sống của bà con nơi đây nói chung và đồng bào dân tộc Khmer đã có bước phát triển rõ nét. 

Trong những năm kháng chiến chống Pháp, Chùa KosThum là nơi đào tạo cán bộ quân sự, cán bộ lãnh đạo cho Mặt trận Việt Minh. Thực dân Pháp biết Chùa KosThum là cơ sở cách mạng đã cho máy bay bỏ bom tàn phá ngôi chùa, nhiều Chư tăng, phật tử bị thương vong và làm cho ngôi chùa bị hư hỏng gần như hoàn toàn. Hòa thượng Dư Hương, Trụ trì chùa đã vận động phật tử dựng tạm chùa bằng cây cột gỗ, lợp lá dừa nước để tu hành và tham gia hoạt động cách mạng. Được sự che chở của các nhà sư, cơ sở cách mạng tại chùa không chỉ an toàn về địa điểm mà còn an toàn về thế trận lòng dân. Vì bà con phật tử và các vị sư đều tận tâm, tận lực nuôi chứa, bảo vệ cán bộ.

Thượng tọa Trần Duyên - Trụ trì chùa KosThum kể lại, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN và được sự vận động hướng dẫn trực tiếp của Mặt trận Việt Minh giải phóng miền nam VN, suốt chặng 30 năm chống thực dân Pháp và Mỹ, chùa KosThum là nơi căn cứ cách mạng, nuôi chứa và giúp đỡ cách mạng kể cả con người và vật chất, nơi đây thời chiến tranh thì chùa đã nuôi cách mạng từ cơm, nước, bánh trái, mùng mền, thuốc uống và đào hầm bí mật để che giấu cách mạng”.

Gia đình ông Tăng Sân ở ấp Thống Nhất, xã Ninh Thạnh Lợi A, huyện Hồng Dân cũng nằm trong Khu căn cứ Ninh Thạnh Lợi, ông từng là chiến sĩ cách mạng Khu Tây Nam Bộ trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, được Chủ tịch nước trao tặng Huân Chương kháng chiến hạng nhất.

Sau ngày giải phóng, ông trở về địa phương lập nghiệp, tham gia vào Chi hội Cựu chiến binh ấp, luôn đi đầu trong mọi hoạt động của địa phương, nhất là gương Cựu chiến binh sản xuất, kinh doanh giỏi. Từ khi có kế hoạch chuyển đổi từ đất phèn mặn của “đồng chó ngáp” sang nuôi tôm kết hợp trồng lúa, ông nắm bắt kịp thời và áp dụng thành công về mô hình này. Vì thế, gia đình ông Sân có điều kiện xây dựng nhà ở khang trang, ổn định cuộc sống. 

Tiếp xúc với chúng tôi, ông Tăng Sân - xã Ninh Thạnh Lợi A cho biết: "Thời kỳ chiến tranh, cuộc sống bà con ở nơi đây rất khó khăn, khi mới giải phóng cũng còn khó khăn. Sau này được Nhà nước đầu tư đào kênh, xây dựng cầu đường, nên hiện nay cuộc sống của bà con làm ăn đều được khấm khá hơn. So với trước ở nơi đây gọi là đồng chó ngáp cực khổ lắm”.

Qua hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới, diện mạo nông thôn xã Ninh Thạnh Lợi đã được thay đổi rõ nét, nhất là về hạ tầng nông thôn. Nhiều tuyến đường bê tông đã được xây dựng nối liền các xóm ấp, ô tô đến tận các nơi, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa. Đường giao thông thoáng mát, Nhà được xây dựng kiên cố ở khắp phum sóc. Cuộc sống của nhân dân ở vùng căn cứ Ninh Thạnh Lợi nói chung và bà con dân tộc Khmer nói riêng đã không ngừng phát triển, từ vùng đất phèn mặn trở thành vùng chuyển đổi nuôi tôm kết hợp trồng lúa, từ lộ đất lầy lội trở thành lộ bê tông, từ nghèo nàng trở thành khá giả xây được nhà ở kiên cố. 

Ông Nguyễn Hoàng Vũ - Phó chủ tịch UBND huyện Hồng Dân cho biết, các chương trình mục tiêu đối với bà con dân tộc Khmer được phát huy hiệu quả gắn với chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới cũng được quan tâm đầu tư. Từ những chương trình các dự án được huyện quan đầu tư như thế nên hiện nay đời sống của bà con dân tộc Khmer trên địa bàn huyện nói chung, bà con trên địa bàn xã Ninh Thạnh lợi là vùng căn cứ nói riêng đã được phát triển, cuộc sống của bà con được khấm khá hơn, nhà cửa được xây dựng khang trang hơn, lộ giao thông được đầu tư xây dựng để phục vụ cho bà con đi lại và trao đổi hàng hóa được dễ dàng hơn.

Khu Căn cứ Ninh Thạnh Lợi là một “địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống đấu tranh cách mạng, ý thức tự lực tự cường và lòng yêu quê hương, đất nước cho thế hệ mai sau. Thế hệ trẻ ngày nay có bổn phận tôn vinh những hy sinh bất khuất, phát huy truyền thống đấu tranh hào hùng của cha ông và nhắc nhở chúng ta là đã có những cuộc đấu tranh đầy hy sinh mất mát, để thế hệ hôm nay và mai sau cùng nhau góp công gìn giữ và phát triển hơn nữa những thành quả mà cha ông để lại, chung tay xây dựng quê hương ngày thêm giàu đẹp./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Quê hương Đồng Khởi họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng Miền Nam
Quê hương Đồng Khởi họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

VOV.VN - Sáng 28/4, tỉnh Bến Tre tổ chức họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021).

Quê hương Đồng Khởi họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

Quê hương Đồng Khởi họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày Giải phóng Miền Nam

VOV.VN - Sáng 28/4, tỉnh Bến Tre tổ chức họp mặt kỷ niệm 46 năm Ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2021).

60 năm quân giải phóng miền Nam Việt Nam: Sự lựa chọn của lịch sử
60 năm quân giải phóng miền Nam Việt Nam: Sự lựa chọn của lịch sử

VOV.VN - Sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cho thấy sự chỉ đạo chiến lược rất đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của cách mạng miền Nam.

60 năm quân giải phóng miền Nam Việt Nam: Sự lựa chọn của lịch sử

60 năm quân giải phóng miền Nam Việt Nam: Sự lựa chọn của lịch sử

VOV.VN - Sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cho thấy sự chỉ đạo chiến lược rất đúng đắn, sáng tạo, đáp ứng yêu cầu, quy luật phát triển của chiến tranh, trực tiếp tăng cường sức mạnh của cách mạng miền Nam.

Cần Thơ kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Cần Thơ kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

VOV.VN - Tại buổi họp mặt kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường của các thế hệ cha anh.

Cần Thơ kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Cần Thơ kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

VOV.VN - Tại buổi họp mặt kỷ niệm, các đại biểu đã cùng nhau ôn lại truyền thống đấu tranh kiên cường của các thế hệ cha anh.