Bí thư thành uỷ Hà Nội nhìn lại 5 năm sau hợp nhất

VOV.VN -Đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm-  là một phương châm chính xác quan trọng, quyết định sự thành công

Sau 5 năm hợp nhất, Thủ đô Hà Nội đã trải qua một chặng đường phát triển với nhiều khó khăn, thử thách. Chính quyền, nhân dân Thủ đô Hà Nội đã nỗ lực vượt qua để trở thành trung tâm kinh tế chính trị vững mạnh của cả nước. Nhân dịp này, phóng viên VOV phỏng vấn Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị.

PV: Thưa đồng chí, xin đồng chí cho biết những thành tựu nổi bật của Hà Nội sau 5 năm hợp nhất?

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị (Ảnh: báo Thể thao văn hóa)

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Những thành tựu đạt được khá là toàn diện với một tốc độ rất là nhanh mặc dù bối cảnh kinh tế xã hội trong những năm vừa qua không dễ. Hà Nội sau khi mở rộng diện tích tăng lên gấp 3 lần từ 920 km2 tăng lên 3.344 km2. Dân số thì tăng hơn gấp rưỡi từ 4,6 triệu người tăng lên hơn 7 triệu người. Thế nhưng sau 5 năm chúng ta thấy như thế nào?.

Thứ nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế của thủ đô Hà Nội luôn luôn ở mức hơn gấp 1,5 lần mức bình quân chung của cả nước. Tính bình quân 5 năm vừa qua chúng ta tăng 9,45% trong khi cả nước khoảng độ xung quanh 5 – 6%. Thu ngân sách của Hà Nội lớn gấp 2 lần thu ngân sách của Hà Nội và Hà Tây cũ. Từ hơn 50 nghìn tỷ đồng thì năm 2012 vừa rồi chúng ta đã thu được hơn 146 nghìn tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người, trước khi sáp nhật thì thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội đã đạt 2.000 USD/ người, nhưng Hà Tây lúc đó mới chỉ đạt hơn 500 USD/người thôi. Đến thời điểm năm 2012 chúng ta đã đạt hơn 2.200 USD đầu người. Năm 2012, mặc dù kinh tế khó khăn như vậy nhưng Hà Nội vẫn xuất khẩu được hơn 10 tỷ USD.

Trong các lĩnh vực khác như an ninh quốc phòng, Thủ đô Hà Nội vẫn luôn luôn là thủ đô yên bình hòa bình, an ninh không chỉ chúng ta nói như vậy, mà bạn bè quốc tế ở trong nước, nước ngoài cũng khẳng định như vậy. Các lĩnh vực khác như văn hóa, xã hội sau khi hợp nhất luôn được chăm lo, quan tâm không ngừng.

Có thể nói chúng ta vui mừng báo cáo với Trung ương và nhân dân Thủ đô 5 năm qua, Hà Nội đã vượt qua rất nhiều khó khăn đã hoàn thành khối lượng công việc hết sức to lớn, đã đạt được các thành tựu khá toàn diện.

PV: Bên cạnh những thành tựu nổi bật đồng chí vừa đề cập thì đô thị với 7 triệu dân cũng đang đặt ra cho Hà Nội những trách nhiệm nặng nề trong quản lý và còn nhiều thiếu sót mà chúng ta cần phải khắc phục. Vậy xin đồng chí cho biết, Hà Nội sẽ tập trung khắc phục những thiếu sót đó như thế nào?

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Để quản lý một thủ đô với hơn 7 triệu người thường trú cộng với xấp xỉ 2 triệu người bán trú là công việc rất to lớn bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên quan trọng, nhất là trong thời kỳ chúng ta đang đẩy mạnh CNH,HĐH, mở cửa và hội nhập.

Mặc dù vậy chúng tôi hiểu rất rõ là sức ép  công việc, thông tin đến với lãnh đạo rất nhanh. Chúng tôi cảm nhận được vấn đề bất cập. Những bất cập mà mọi người nói đến thường xuyên là Thủ đô Hà Nội phát triển chưa ngang tầm. Chúng ta nghiêm khắc mà nói thì đúng là chưa ngang tầm thật. So với nơi này nơi kia chúng ta còn khá nhiều mặt yếu kém, có nhiều mặt chúng ta đang phấn đấu nỗ lực mà chưa đạt được. Vấn đề quản lý đô thị, trật tự đô thị, môi trường, an ninh trật tự … chúng ta làm tốt rồi nhưng phải làm tốt hơn nữa. Đời sống vật chất không ngừng tăng lên, nhưng đạo đức tinh thần không được như ngày xưa, còn có nhận xét là đi xuống.

Rồi cải cách hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong năm 2013 mạnh mẽ quyết liệt hơn là "năm kỷ cương hành chính", nơi này nơi kia chuyển biến nhưng vẫn có những vụ việc. Đây là những thách thức. Phải nói rằng Thủ đô Hà nội có rất nhiều tiềm năng, ưu thế điều kiện để làm tốt về mọi mặt và chúng ta đã cố gắng nhưng quan trọng là phấn khởi tự hào về quá khứ, thành tựu, quan trọng là nhận thức việc làm chưa tốt thì chúng ta mới xây dựng được thủ đô văn minh, hiện đại.

PV: Năm 2008, khi Hà Nội sát nhập với Hà Tây (cũ) có những ý kiến băn khoăn về sự đoàn kết nội bộ. Nhưng thực tế những nhận định đó là thiếu căn cứ bởi vì Đảng bộ Hà Nội là Đảng bộ luôn đoàn kết, thường xuyên đi đầu trong thực hiện các Nghị quyết của Đảng. Vậy xin đồng chí chia sẻ kinh nghiệm trong xây dựng Đảng và củng cố hệ thống chính trị của Hà Nội?

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Lúc bắt đầu tiến hành hợp nhất thì  Đảng bộ Hà Nội và Hà Tây cũng băn khoăn lo lắng về việc ấy. Nên mọi công việc ngay đầu, những bước đi quy trình thủ tục đầu tiên là rất chăm lo coi trọng đoàn kết nhất trí. Khẩu hiệu đề ra lúc bấy giờ có ba chữ “Đoàn kết, hợp tác, trách nhiệm” thì đoàn kết được nêu lên đầu tiên, rồi tiếp đến là hợp tác, là trách nhiệm. Đây là một phương châm chính xác quan trọng, quyết định đảm bảo cho chúng ta triển khai hàng loạt công việc khác.

Có đoàn kết mới làm được, mới bố trí được bộ máy được, mới phân công được và sau đó mới hợp tác với nhau được. Người ta lo là “bằng mặt nhưng không bằng lòng” nhưng bây giờ tôi thấy là vui vẻ. Tất cả mọi người phấn khởi bắt tay vào công việc và nhất là những lúc công to việc lớn, lúc thiên tai mưa, lụ lụt xảy ra, rồi cả quá trình vài 3 năm chuẩn bị cho Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hà Nội hay các sự kiện quan trọng khác của thủ đô. Bài học của chúng ta là phải coi trọng nhân tố đoàn kết nhất trí trong Đảng, trong bộ máy và nhân dân.

PV: Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ triển khai những nhiệm vụ trọng tâm nào để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị khóa XI về phương hướng nhiệm vụ phát triển Thủ đô tới năm 2020 và đưa Luật Thủ đô vào cuộc sống?

Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị: Hà Nội đang trong quá trình phát triển có những thuận lợi lớn, bên cạnh những Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và những quy hoạch chung, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội... chúng ta cũng có Nghị quyết 15 của Đảng bộ thành phố, trên cơ sở Nghị quyết 15 chúng ta có 9 chương trình công tác. Gần đây căn cứ vào diễn biến cụ thể của tình hình đất nước của khu vực và thế giới, Đảng và Nhà nước có Nghị quyết cho từng năm. Chung quy lại Hà Nội với vị trí vai trò, nhiệm vụ cơ bản thường xuyên gần như không thay đổi.

Mặc dù là trung tâm về chính trị hành chính quốc gia nhưng cũng là trung tâm lớn về kinh tế, chún g ta phải làm sao để xứng đáng là trung tâm kinh tế, đầu tàu kinh tế của khu vực Đồng bằng sông Hồng và phía Bắc. Tiếp tục phải ưu tiên cho phát triển kinh tế sao có tăng trưởng hợp lý.

Vấn đề lớn thứ hai, phải chăm lo đảm bảo an ninh quốc phòng, trong bất cứ tình huống nào cũng phải đảm bảo tuyệt đối. Vấn đề nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân. Đây là mục tiêu tốt thượng của Đảng và Nhà nước, thành phố phải phấn đấu việc đó. Tăng trưởng kinh tế, an ninh đảm bảo phải đi đôi với không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân.

PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn đồng chí!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Vùng cao Khánh Thượng, 5 năm sau mở rộng địa giới
Vùng cao Khánh Thượng, 5 năm sau mở rộng địa giới

VOV.VN -5 năm mở rộng địa giới hành chính, các địa phương miền núi, xa thủ đô đều có những đổi thay, nhất là hạ tầng

Vùng cao Khánh Thượng, 5 năm sau mở rộng địa giới

Vùng cao Khánh Thượng, 5 năm sau mở rộng địa giới

VOV.VN -5 năm mở rộng địa giới hành chính, các địa phương miền núi, xa thủ đô đều có những đổi thay, nhất là hạ tầng