Cần giảm bớt thủ tục trong đăng ký thường trú, tạm trú

(VOV) - Chiều 24/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú.

Luật Cư trú được Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 29/11/2006, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007. Quyền tự do cư trú của công dân ghi nhận trong Hiến pháp đã được cụ thể hoá trong Luật Cư trú với những quy định rõ ràng, cụ thể, thông thoáng về thủ tục, điều kiện đăng ký cư trú, tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật, giải quyết những bức xúc của nhiều người về vấn đề cư trú; đồng thời, bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước về cư trú trong tình hình mới, góp phần tích cực, có hiệu quả trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở các cấp, địa phương trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, sau 5 năm triển khai thực hiện, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, một số quy định của Luật Cư trú cũng đã bộc lộ khó khăn, vướng mắc, sơ hở, bất cập cần được sửa đổi, bổ sung để bảo đảm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân thực hiện quyền về tự do cư trú và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về cư trú.

Các đại biểu thảo luận ở tổ

Đại biểu Nguyễn Mạnh Cường (đoàn Quảng Bình) cho rằng, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú cần xác định rõ và đúng đối tượng đăng ký thường trú bởi trên thực tế có nhiều người đăng ký thường trú nhưng không đến ở nơi đó. Điều này sẽ gây khó khăn cho cơ quan chức năng quản lý nhân khẩu cũng như đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.

Đại biểu Phùng Đức Tiến (đoàn Hà Nam) cho rằng, Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú cần quy định rõ về quản lý người đăng ký thường trú, tạm trú nhưng không nên giới hạn người làm thủ tục thường trú, tạm trú. Bởi lẽ, người dân và gia đình họ cũng cần phải làm thủ tục thường trú đến một nơi ở mới; tạm trú cho con đang đại học ở trên thành phố…

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Trần Đình Thu, đoàn Gia Lai nêu ý kiến: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cư trú đưa ra những quy định nhằm hạn chế việc nhập cư vào các thành phố lớn không có nghĩa là hạn chế người làm thủ tục tạm trú. Bởi hiện nay, kinh tế-xã hội ở các thành phố lớn phát triển hơn ở những vùng nông thôn, người dân có thể ra các thành phố lớn làm việc, học tập nên họ cần được cơ quan chức năng ở địa phương tạo điều kiện thuận lợi cấp giấy phép tạm trú, để họ có thể dễ dàng hơn trong học tập, làm việc.

Theo đại biểu Trần Đình Thu, nếu muốn giảm bớt sức ép nhập cư vào các thành phố lớn thì chúng ta cần phải có chính sách vĩ mô là tăng cường đầu tư phát triển kinh tế-xã hội hơn nữa cho các vùng nông thôn. Khi người dân thấy kinh tế ở địa phương mình phát triển, họ sẽ chẳng phải tìm mọi cách đến các thành phố lớn để làm việc, học tập và rồi phải chật vật xin đăng ký thường trú, tạm trú làm gì.

Không nên trình Quốc hội nhiều dự án luật

Trong buổi thảo luận ở tổ chiều 24/5, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2013 của Quốc hội.

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 sẽ có sự điều chỉnh: Lùi thời hạn trình các dự án Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), Luật hộ tịch.

Theo Chương trình năm 2013, các dự án Luật Hải quan (sửa đổi), Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6, dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6.

Đại biểu Phạm Văn Tam (đoàn Hà Nam) cho rằng, Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013 có sự điều chỉnh nhiều dự án luật nên Quốc hội cần xem dự án luật nào cần đóng góp ý kiến ngay thì cho ý kiến đóng góp; còn dự án luật nào có thể để chậm hơn thì sẽ xin ý kiến đại biểu Quốc hội góp ý vào kỳ họp sau. Nhiều dự án luật có vấn đề mới phát sinh, có nhiều hạn chế, bất cập cần có thời gian nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để bảo đảm chất lượng của các dự án luật.

Còn đối với dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2014, đại biểu Phạm Văn Tam cho rằng, chương trình khá lớn, nên giảm bớt trình Quốc hội các dự án luật chưa thực sự cần thiết.

Đồng ý với quan điểm trên, đại biểu Lê Thị Nga (đoàn Thái Nguyên) cho rằng, cần xem xét chất lượng dự án luật khi áp dụng vào thực tế. Trong chương trình nên chọn lọc những dự án luật cần thiết để trình Quốc hội xem xét, tránh trường hợp trình Quốc hội nhiều dự án luật, rồi sau đó lại phải chỉnh sửa, bổ sung, gây nên sự chồng chéo, khó áp dụng vào thực tiễn cuộc sống./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính
Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính

(VOV) - Ông Vương Đình Huệ cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của Quốc hội và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính

Thủ tướng trình Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Tài chính

(VOV) - Ông Vương Đình Huệ cho biết sẽ thực hiện nghiêm túc quyết định của Quốc hội và ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Lùi thời hạn trình Quốc hội nhiều dự án Luật
Lùi thời hạn trình Quốc hội nhiều dự án Luật

(VOV) -Nhiều dự án luật có những vấn đề mới phát sinh, nảy sinh hạn chế, bất cập nên cần có thời gian nghiên cứu kỹ.

Lùi thời hạn trình Quốc hội nhiều dự án Luật

Lùi thời hạn trình Quốc hội nhiều dự án Luật

(VOV) -Nhiều dự án luật có những vấn đề mới phát sinh, nảy sinh hạn chế, bất cập nên cần có thời gian nghiên cứu kỹ.

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII
Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/5 tại Hà Nội và dự kiến kéo dài đến ngày 22/6

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

Toàn cảnh Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII

(VOV) -Kỳ họp khai mạc vào ngày 20/5 tại Hà Nội và dự kiến kéo dài đến ngày 22/6

Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014
Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

(VOV) -Chỉ đưa vào Chương trình năm 2014 những dự án được thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, đối tượng áp dụng.

Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

(VOV) -Chỉ đưa vào Chương trình năm 2014 những dự án được thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, đối tượng áp dụng.

Hội nhà báo lên tiếng về chỉ đạo đăng tin thi cử của Bộ GD
Hội nhà báo lên tiếng về chỉ đạo đăng tin thi cử của Bộ GD

(VOV) -Cách đặt vấn đề của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo là không chuẩn. Bộ nên làm tốt hơn để bớt xảy ra những sai sót.

Hội nhà báo lên tiếng về chỉ đạo đăng tin thi cử của Bộ GD

Hội nhà báo lên tiếng về chỉ đạo đăng tin thi cử của Bộ GD

(VOV) -Cách đặt vấn đề của Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo là không chuẩn. Bộ nên làm tốt hơn để bớt xảy ra những sai sót.