Cần tuyên truyền hiểu đúng Hiến pháp cả trong và ngoài nước

VOV.VN -Việc tuyên truyền về Hiến pháp (sửa đổi) cần phải được làm liên tục, thường xuyên.

Điều quan trọng sau khi Hiến pháp (sửa đổi) có hiệu lực là tổ chức tuyên truyền rộng rãi ở trong và ngoài nước, giúp cho nhân dân ta và bạn bè quốc tế hiểu đúng, đầy đủ về bản Hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Đài TNVN, ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục thông tin đối ngoại, Bộ Thông tin Truyền thông cho rằng, cần có kế hoạch tuyên truyền bài bản, nhất là lĩnh vực Quyền con người nhằm phản bác những thông tin xuyên tạc.

PV: Sau khi Hiến pháp được thông qua, cùng với các phương tiện truyền thông trong nước, nhiều hãng thông tấn, báo chí nước ngoài cũng bày tỏ sự quan tâm đối với văn kiện quan trọng này. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của một số tờ báo thiếu thiện chí, Hiến pháp mới đang bị hiểu theo chiều hướng không tích cực, không đúng. Ông có ý kiến gì về điều này?

Ông Lê Văn Nghiêm:
 Đúng là việc tuyên truyền, giới thiệu, phổ biến nội dung của Hiến pháp hiện nay là một việc quan trọng. Thông tin đối nội, đối ngoại hiện nay rất khác so với trước kia. Khi chúng ta chưa thông qua Hiến pháp đã có rất nhiều ý kiến, cả trong nước lẫn ở nước ngoài đều có ý kiến đánh giá về Hiến pháp.

Ngày nay, thông tin đa chiều, có người nói xuôi, có người nói ngược cũng là bình thường. Bên cạnh quan điểm chính thống, trong xã hội, trên mạng Internet rồi các kênh truyền thông không chính thống có đề cập đến những mặt hạn chế, những mặt thiếu hụt của Hiến pháp. Có người nói rằng, họ rất thất vọng về nội dung của Hiến pháp. Trong bối cảnh đó, công tác thông tin đối nội và đối ngoại tuyên truyền về Hiến pháp càng có ý nghĩa quan trọng.


Ông Lê Văn Nghiêm

PV: Theo ông, chúng ta cần phải làm gì để đẩy mạnh tuyên truyền Hiến pháp, nhất là tuyên truyền đối ngoại?

Ông Lê Văn Nghiêm: Bây giờ, chúng ta cần có kế hoạch tuyên truyền liên tục và lâu dài. Đó là giải thích Hiến pháp và tuyên truyền trong lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam.

Cách làm cũng cần có sự đổi mới. Thứ nhất, cần gắn tuyên truyền đối nội và đối ngoại. Thứ hai, cách làm phải mang tính chủ động.

Trước đây, chúng ta thường làm theo phong trào, theo chiến dịch thì bây giờ, việc tuyên truyền về Hiến pháp (sửa đổi) cần phải làm liên tục, thường xuyên.

Trước đây, chỉ một số ít người nói về quyền con người trên báo chí thì bây giờ, các nhà báo phải thấy rằng, mình có trách nhiệm, có ý thức tuyên truyền mạnh mẽ hơn về quyền con người.

Việt Nam phải coi trọng việc phổ biến kiến thức, giáo dục, nâng cao kiến thức về quyền con người. Thậm chí, công tác nghiên cứu về quyền con người bây giờ cũng  phải được tăng cường, đưa vào giáo trình, giáo án, chương trình giáo dục phổ thông, đại học, các cấp lãnh đạo, quản lý.

Bên cạnh đó là giới thiệu luật quốc tế, pháp luật Việt Nam về quyền con người, kinh nghiệm quốc tế về quyền con người. Ngoài ra, chúng ta cần công bố công khai cam kết quốc tế của Việt Nam về quyền con người, các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Chẳng hạn như năm 2013, Việt Nam tham gia ký kết công ước quốc tế về chống tra tấn và chúng ta sắp phê chuẩn công ước này.

Năm 2014, chúng ta lại tham gia công ước quốc tế về Quyền của người khuyết tật. Chúng ta cũng nêu những nỗ lực của Việt Nam trong việc thực hiện những cam kết. Nhà nước Việt Nam tích cực, chủ động tổ chức thực hiện các quyền con người trong an sinh xã hội, phát triển kinh tế, quan tâm tới vùng sâu, vùng xa… Chúng ta cũng cần nêu sự giám sát của xã hội trong thực hiện quyền con người, phát hiện những vi phạm về quyền con người và xử lý vi phạm về quyền con người.

PV: Quyền con người là một điểm vô cùng quan trọng trong Hiến pháp mới. Đây cũng là chủ đề mà một số hãng thông tin nước ngoài chỉ trích, xuyên tạc, nói xấu. Vậy, chúng ta phải ứng xử thế nào trong trường hợp này, thưa ông?

Ông Lê Văn Nghiêm: Việc đấu tranh, phản bác về quyền con người cũng cần có sự đổi mới, nói có sách, mách có chứng, nói có lý, có tình, nói ai cũng phải tâm phục, khẩu phục. Chúng ta phải phân biệt, nói cho ai nghe. Theo tôi, có  4 đối tượng khác nhau thường quan tâm đến quyền con người ở Việt Nam.

Thứ  nhất,  những trường hợp người ta chỉ trích mình, nói mình thiếu hụt, bất cập về quyền con người. Họ nói có căn cứ, có tính chất xây dựng thì mình phải nghiêm túc tiếp thu và cam kết sửa những thiếu hụt đó.

Thứ hai là họ chỉ trích mình không đúng vì thiếu thông tin nhưng có thiện chí thì mình phải có trách nhiệm cung cấp đủ thông tin để họ hiểu đúng.

Trường hợp thứ ba, họ chỉ trích mình do quan điểm chính trị khác nhau. Trường hợp này mình sẵn sàng tranh luận, đối thoại công khai để giải thích cho họ hiểu.

Còn trường hợp thứ tư là người ta nói sai về Việt Nam, chỉ trích Việt Nam, bôi nhọ, nói xấu Việt Nam vì động cơ xấu. Đối tượng này không nhiều nhưng chúng ta phải đấu tranh, chúng ta phải vạch trần âm mưu lợi dụng vấn đề quyền con người để chống phá Việt Nam chứ không phải họ quan tâm thực sự đến quyền con người, quyền lợi dân tộc của nhân dân Việt Nam.

PV: Vâng, xin trân trọng cảm ơn ông!./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tọa đàm về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người theo Hiến pháp
Tọa đàm về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người theo Hiến pháp

VOV.VN -Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua đã thể hiện rõ sự tiến bộ của Nhà nước ta về quyền con người.

Tọa đàm về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người theo Hiến pháp

Tọa đàm về bảo đảm, thúc đẩy quyền con người theo Hiến pháp

VOV.VN -Hiến pháp vừa được Quốc hội thông qua đã thể hiện rõ sự tiến bộ của Nhà nước ta về quyền con người.

Đề xuất việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi
Đề xuất việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi

VOV.VN -Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 này các biện pháp tổ chức triển khai 

Đề xuất việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi

Đề xuất việc tổ chức triển khai thi hành Hiến pháp sửa đổi

VOV.VN -Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 này các biện pháp tổ chức triển khai 

Hiến pháp cần được triển khai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả
Hiến pháp cần được triển khai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả

VOV.VN -Việc triển khai thi hành Hiến pháp phải bảo đảm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân.

Hiến pháp cần được triển khai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả

Hiến pháp cần được triển khai kịp thời, đồng bộ và hiệu quả

VOV.VN -Việc triển khai thi hành Hiến pháp phải bảo đảm tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tới các tầng lớp nhân dân.

Hiến pháp sửa đổi sẽ tạo sự phát triển mới cho đất nước
Hiến pháp sửa đổi sẽ tạo sự phát triển mới cho đất nước

VOV.VN-Cử tri tỉnh Bình Thuận mong muốn, Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

Hiến pháp sửa đổi sẽ tạo sự phát triển mới cho đất nước

Hiến pháp sửa đổi sẽ tạo sự phát triển mới cho đất nước

VOV.VN-Cử tri tỉnh Bình Thuận mong muốn, Hiến pháp 1992 sửa đổi sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế và nâng cao đời sống của người dân.

Kỷ niệm Ngày Hiến pháp Nga tại Hà Nội
Kỷ niệm Ngày Hiến pháp Nga tại Hà Nội

VOV.VN - Quan hệ Nga-Việt là bằng chứng hùng hồn của việc mở rộng quan hệ quốc tế của Nga.

Kỷ niệm Ngày Hiến pháp Nga tại Hà Nội

Kỷ niệm Ngày Hiến pháp Nga tại Hà Nội

VOV.VN - Quan hệ Nga-Việt là bằng chứng hùng hồn của việc mở rộng quan hệ quốc tế của Nga.

Triển khai Hiến pháp đi vào cuộc sống là điều quan trọng
Triển khai Hiến pháp đi vào cuộc sống là điều quan trọng

VOV.VN -Chiều 26/12, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động. 

Triển khai Hiến pháp đi vào cuộc sống là điều quan trọng

Triển khai Hiến pháp đi vào cuộc sống là điều quan trọng

VOV.VN -Chiều 26/12, tại Trụ sở Quốc hội, Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động.