Cho ý kiến về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015

VOV.VN-Đa số đại biểu không tán thành với phương án tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề vì sẽ gây tốn kém về tài chính và mất thời gian.

Sáng 23/4, dưới sự điều khiển của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội. Tại phiên họp, đa số ý kiến cho rằng, cần nâng cao chất lượng xây dựng các dự án luật cho phù hợp với Hiến pháp trước khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội xem xét, thông qua. 

Theo Tờ trình của Chính phủ, để thi hành Hiến pháp sửa đổi cần ưu tiên bổ sung vào Chương trình năm 2014 các dự án luật về tổ chức bộ máy, thẩm quyền của các cơ quan nhà nước có liên quan. Năm 2015 tập trung xây dựng các dự án luật, pháp lệnh để cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp, nhất là về thể chế kinh tế, quyền con người, quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đọc báo cáo thẩm tra 

Trong Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, Chính phủ  đề xuất Quốc hội tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, dự kiến khoảng 10 đến 15 ngày vào cuối tháng 7/2015. Theo phương án này, Chính phủ đề xuất 38 dự án và pháp lệnh. Phương án 2 là Quốc hội chỉ họp 2 kỳ như hiện nay. Theo đó, Chính phủ đề xuất xây dựng 34 dự án và pháp lệnh.

Tại phiên họp, đa số đại biểu không tán thành với phương án tổ chức thêm một kỳ họp chuyên đề bởi như vậy sẽ gây tốn kém về tài chính và mất thời gian. Các đại biểu đề nghị chỉ tổ chức 2 kỳ họp như hiện này và có thể kéo dài kỳ họp để có thêm thời gian cho ý kiến vào các dự án luật. Theo một số đại biểu, các dự án luật cần được chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi trình Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng nói: “Thực tiễn vừa qua, chúng ta vấp phải là việc soạn thảo các dự án luật chưa đáp ứng yêu cầu và tiến độ của Chương trình xây dựng pháp luật cho nên có việc đưa vào rồi lại rút ra. Tôi tán thành với quan điểm tổ chức 2 kỳ họp thôi và có thể kéo dài thời gian để đảm bảo chất lượng và đặc biệt xem xét các dự án ưu tiên, đủ điều kiện, chất lượng”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn không tán thành với cả hai phương án mà Chính phủ trình bởi số lượng dự án trình quá nhiều sẽ mất rất nhiều thời gian các phiên họp của Ủy ban thường vụ Quốc hội và kỳ họp Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đề nghị: “Tôi đề nghị chỉ có 2 kỳ họp, không có thêm kỳ họp chuyên đề vì không có thời gian. 2 kỳ họp mà 36 dự án là quá nặng. Nếu nhiều như vậy thì chất lượng thế nào? Đề nghị Ủy ban Pháp luật rà soát lại, tập trung ưu tiên các luật có chương trình, hạn chế nhất việc bổ sung, rút ra. Tập trung cho các dự án Luật để chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội vào năm 2016”.

Theo Tờ trình, Chính phủ xin lùi thời hạn trình 2 dự án là: Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và Luật tổ chức chính quyền địa phương để có thêm thời gian tiếp tục nghiên cứu, cụ thể hóa một số quy định mới của Hiến pháp, bảo đảm tính khả thi và chất lượng của hai dự thảo Luật này. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, hai dự án luật này có ảnh hưởng, tác động đến nhiều hoạt động khác như việc xây dựng dự toán ngân sách cần xem xét thông qua sớm.

Chiều cùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến thảo luận về  việc các cơ quan của Quốc hội, các ban của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo; cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35 về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn./.

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Tin liên quan

Tránh dễ dãi trong xây dựng Luật, Pháp lệnh
Tránh dễ dãi trong xây dựng Luật, Pháp lệnh

Đội ngũ cán bộ soạn thảo cùng một thời gian phải tham gia nhiều ban soạn thảo dự án Luật khác nhau đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự thảo dự án Luật.

Tránh dễ dãi trong xây dựng Luật, Pháp lệnh

Tránh dễ dãi trong xây dựng Luật, Pháp lệnh

Đội ngũ cán bộ soạn thảo cùng một thời gian phải tham gia nhiều ban soạn thảo dự án Luật khác nhau đã làm ảnh hưởng đến chất lượng của dự thảo dự án Luật.

Công bố một số Luật, pháp lệnh
Công bố một số Luật, pháp lệnh

(VOV) - Trong đó có Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Công bố một số Luật, pháp lệnh

Công bố một số Luật, pháp lệnh

(VOV) - Trong đó có Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm và tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Chính phủ xem xét, thảo luận 7 dự án Luật, Pháp lệnh
Chính phủ xem xét, thảo luận 7 dự án Luật, Pháp lệnh

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Chính phủ xem xét, thảo luận 7 dự án Luật, Pháp lệnh

Chính phủ xem xét, thảo luận 7 dự án Luật, Pháp lệnh

(VOV) -Thủ tướng yêu cầu sớm hoàn thiện các dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014
Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

(VOV) -Chỉ đưa vào Chương trình năm 2014 những dự án được thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, đối tượng áp dụng.

Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

Sẽ xem xét kỹ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2014

(VOV) -Chỉ đưa vào Chương trình năm 2014 những dự án được thuyết minh rõ ràng về sự cần thiết ban hành, đối tượng áp dụng.

Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hộị
Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hộị

VOV.VN -Cơ quan thẩm tra dự án luật cần quán triệt các nghị quyết của Quốc hội, bám sát các quy định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp.

Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hộị

Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh của Quốc hộị

VOV.VN -Cơ quan thẩm tra dự án luật cần quán triệt các nghị quyết của Quốc hội, bám sát các quy định của dự thảo sửa đổi Hiến pháp.